Mã tài liệu: 302749
Số trang: 66
Định dạng: rar
Dung lượng file: 467 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
MỞ ĐẦU
Xu thế hội nhập kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng như hiện nay đã đặt nền kinh tế nước ta trước nhiều cơ hội và không ít thử thách. Yêu cầu đặt ra là cần phải đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Để thực hiện được nhiệm vụ đó cần phải có các điều kiện về cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội phát triển. Trong điều kiện nền kinh tế của đất nước còn nhiều khó khăn, ngân sách nhà nước hạn hẹp thì hình thức tín dụng đầu tư phát triển tỏ ra rất ưu việt trong việc huy động và quản lý nguồn lực của nhà nước cho đầu tư phát triển.
Thông qua hình thức tín dụng đầu tư phát triển nguồn vốn huy động cho đầu tư phát triển đa dạng hơn, bền vững hơn không những từ nguồn vốn ngân sách mà còn thu hút được một khối lượng lớn vốn nhàn rỗi trong xã hội.
Là công cụ điều tiết vĩ mô của Chính phủ đối với nền kinh tế hoạt động tín dụng đã quản lý và sử dụng nguồn vốn ưu đãi hiệu quả hơn, phù hợp với các ưu tiên phát triển của đất nước trong từng thời kỳ, góp phần phát triển cân đối nền kinh tế.
Hoạt động tín dụng đầu tư mới thực sự được thực hiện ở Việt Nam từ năm 1990 tuy cũng đã có những đóng góp đáng kể vào sự nghiệp phát triển đất nước nhưng vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định, chưa thực sự phát huy tốt là công cụ chính sách của nhà nước.
Tiếp tục thực hiện chủ trương phát huy nội lực để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa đất nước, hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới khi Việt Nam chính thức là thành viên của WTO hoạt động tín dụng nhà nước đã có những bước chuyển hợp lý hơn với thực tiễn.
Xuất phát từ những lý do đó việc nghiên cứu đề tài: “Tín dụng đầu tư phát triển nhà nước thực trạng và một số giải giáp” là cần thiết để có những giải pháp tăng cường hoạt động tín dụng đầu tư phát triển cho phù hợp với các thông lệ quốc tế về giảm trợ cấp; phát huy hơn nữa vai trò của hoạt động này đối với sự phát triển kinh tế, xã hội.
MỤC LỤC
Bảng 1: Kết quả cho vay đầu tư trung và dài hạn của QHTPT giai đoạn 2000 – 2005. 25
Bảng 2: Cơ cấu cho vay theo ngành kinh tế quốc dân 26
Bảng 3: Cơ cấu cho vay theo vùng kinh tế giai đoạn 2000 – 2005 27
Bảng 4: Tỷ trọng cho vay theo mặt hàng vào thị trường giai đoạn 2000 – 2005 29
Bảng 5 : Kết quả hoạt động hỗ trợ lãi suất sau đầu tư giai đoạn 2000_2005 31
Bảng 6: Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển giai đoạn 2006 đến nay. 37
Bảng 7: Kết quả cho vay đầu tư giai đoạn 2006 đến nay. 40
Bảng8: Cơ cấu cho vay theo ngành kinh tế giai đoạn 2006 đến nay. 41
Bảng 9: Số vốn cho vay theo hình thức sở hữu 42
Bảng 10:Cơ cấu doanh số cho vay giai đoạn 2006 đến nay. 44
CHƯƠNG I: VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
TRONG NỀN KINH TẾ.
I. Một số vấn đề cơ bản về tín dụng tín dụng đầu tư phát triển
1. Khái niệm tín dụng đầu tư phát triển
Đầu tư phát triển (ĐTPT) là hình thức đầu tư nhằm nâng cao năng lực sản xuất hiện có và tạo ra năng lực sản xuất mới. Đây là tiền đề để thực hiện quá trình tái sản xuất mở rộng, ứng dụng công nghệ tiên tiến, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Ý nghĩa quyết định của đầu tư phát triển là góp phần quan trọng làm thay đổi cơ cấu kinh tế - xã hội của đất nước. Nói cách khác, đầu tư phát triển thúc đẩy tăng trưởng kinh tế song song với thay đổi cơ cấu kinh tế - xã hội.
Để đáp ứng được nhu cầu đầu tư phát triển, các quốc gia phải có nguồn vốn đầu tư phát triển thông qua tích lũy vốn trong và ngoài nước. Vốn đầu tư phát triển là nguồn vốn không thể thiếu trong nền kinh tế. Nguồn vốn đầu tư phát triển lớn hay nhỏ quyết định quy mô và tốc độ phát triển của nền kinh tế. Một nền kinh tế không có nguồn vốn đầu tư phát triển hoặc nguồn vốn này còn nhỏ bé thì chỉ có thể thực hiện tái sản xuất giản đơn bằng nguồn vốn khấu hao cơ bản hàng năm mà không thực hiện được tái sản xuất mở rộng, không thể áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và do đó không thể đạt được sự tăng trưởng và phát triển cao. Vì vậy các quốc gia luôn muốn có được nguồn vốn đầu tư phát triển có quy mô lớn, lâu dài và ổn định. Nguồn vốn này hình thành bởi vốn đầu tư phát triển của tất cả các thành phần kinh tế xã hội, bao gồm: vốn đầu tư phát triển của Nhà nước, của doanh nghiệp, vốn nhàn rỗi của các tổ chức dân cư trong nước và vốn đầu tư của các cá nhân tổ chức nước ngoài. Do đó chính phủ các nước cần có chiến lược đầu tư thích hợp, tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư đặc biệt là đầu tư của tư nhân.
Với các dự án đầu tư phát triển thuộc một số ngành, lĩnh vực quan trọng, tác động trực tiếp đến tăng trưởng và phát triển kinh tế thì Chính phủ phải hỗ trợ dưới các hình thức khác nhau như: cấp vốn ngân sách trực tiếp cho các dự án đầu tư theo định hướng phát triển của chính phủ, mở rộng tín dụng cho các doanh nghiệp với lãi suất ưu đãi, hay các điều kiện ưu đãi khác ngoài lãi suất như ưu đãi về thời hạn tín dụng, về thuế …
Tuy nhiên trong điều kiện Ngân sách của Nhà nước còn hạn hẹp và để việc hỗ trợ đầu tư mang tính hiệu quả và lâu dài, các quốc gia thường thực hiện hỗ trợ đầu tư thông qua hình thức tín dụng. Đó là tín dụng ĐTPT Nhà nước.
Tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là hình thức tín dụng Nhà nước nhằm thực hiện mục tiêu đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước, là quan hệ vay – trả giữa Nhà nước và các pháp nhân, thể nhân trong xã hội, được Nhà nước quy định với các ưu đãi nhất định, nhằm thực hiện mục tiêu thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển theo định hướng của Nhà nước.
Mục đích của tín dụng ĐTPT Nhà nước là hỗ trợ các dự án đầu tư phát triển một số ngành, lĩnh vực quan trọng, chương trình kinh tế lớn có tác động trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.
Tín dụng ĐTPT của Nhà nước được coi là một công cụ kinh tế vĩ mô quan trọng giúp Nhà nước can thiệp vào thị trường, thúc đẩy đầu tư phát triển theo định hướng chính sách của Nhà nước với chức năng chủ yếu là phân phối lại nguồn vốn đầu tư phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu đầu tư theo kế hoạch, định hướng của Nhà nước. Công cụ này được nhiều nước sử dụng thời kỳ khôi phục kinh tế đất nước sau chiến tranh hoặc trong thời kỳ công nghiệp hóa đất nước, đặc biệt là các nước đang phát triển, khi nhu cầu đầu tư của toàn xã hội rất lớn nhưng khu vực kinh tế tư nhân còn non yếu, chưa có khả năng đáp ứng nhu cầu đó.
2. Đối tượng của tín dụng ĐTPT Nhà nước.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 352
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 113
👁 Lượt xem: 321
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 313
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 360
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 417
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 432
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 266
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 315
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 469
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 267
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 347
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 252
⬇ Lượt tải: 16