Mã tài liệu: 279318
Số trang: 71
Định dạng: zip
Dung lượng file: 282 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CHUNG VỀ MARKETING XUẤT KHẨU.
1.1. KHÁI QUÁT VỀ MARKETING XUẤT KHẨU.
1.1.1. Khái niệm về marketing xuất khẩu.
Trước khi tìm hiểu về marketing xuất khẩu ta phải nghiên cứu và tìm hiểu về khái niệm của marketing
- Theo philipkotler: Marketing là một qui trình xã hội qua đó các cá nhân hay nhóm thu được điều họ cần hay muốn qua việc sáng tạo, đề xuất và trao đổi một cách tự do các sản phẩm và dịch vụ có giá trị đối với người khác.
-Theo Ray Corey: Marketing bao gồm mọi hoạt động mà công ty sử dụng để thích nghi với môi trường của mình một cách sáng tạo và có lợi.
-Các nhà làm công tác marketing ở việt nam: Marketing là chức năng quản lý công ty về tổ chức và quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh từ việc phát hiện ra nhu cầu, biến sức mua của người tiêu dùng thành nhu cầu thực sự về một loại hàng cụ thể, đến việc đưa hàng hoá đến tận tay ngừơi tiêu dùng cuối cùng nhằm đảm bảo cho công ty thu được lợi nhuận cao nhất.
Như vậy có rất nhiều quan điểm về marketing , mỗi một khái niệm làm nổi bật những khía cạnh quan trọng của marketing trong cuộc sống nói chung và trong đời sống doanh nghiệp nói riêng. Qua đó, ta thấy marketing là tìm hiểu thị trường, xác định nhu cầu ngay từ trước khi sản xuất ra sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu đó, không những thế nó còn khơi dậy nhu cầu, hướng dẫn nhu cầu, kích thích và nuôi dưỡng nhu cầu ngày càng phát triển.
Marketing bao gồm hai loại là marketing nội địa và marketing quốc tế. Một trong những hình thức của marketing quốc tế được biểu hiện dưới hình thức marketing xuất khẩu.
Định nghĩa về marketing quốc tế là dựa trên định nghĩa chung về marketing, chỉ khác là hàng hóa và dịch vụ được trao đổi vượt qua biên giới chính trị của một quốc gia, từ hình thức xuất nhập khẩu đến hoạt động liên doanh, các công trình chìa khóa trao tay, các hợp đồng quản lý, hoạt động của các công ty đa quốc gia…
Như vậy"Marketing quốc tế là việc thực hiện các hoạt động kinh doanh nhằm định hướng dòng vận động của hàng hóa và dịch vụ của công ty tới tay người tiêu dùng hoặc người mua ở nhiều quốc gia khác nhau nhằm thu lợi nhuận". Cho dù những nguyên lý cơ bản của marketing chung đườc ứng dụng trên thị trường nội địa, đồng thời được sử dụng trong marketing quốc tế, song nếu hiểu một cách đơn thuần rằng: marketing quốc tế là sự kéo dài hoạt động của marketing về không gian từ quốc gia đến quốc tế thì thật sai lầm. sự khác biệt lớn nhất giữa marketing quốc tế và marketing nội địa là các hoạt động marketing tiến hành từ hai quốc gia trở lên. Do đó, các nhà kinh doanh trên thị trường quốc tế cần tính đến sự khác biệt rất nhiều giữa thị trường quốc gia và thị trường quốc tế . Hay nói cách khác marketing quốc tế phức tạp hơn nhiều.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 324
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 452
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 352
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 321
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 354
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 416
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 318
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 259
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 278
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 287
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 339
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 302
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 234
⬇ Lượt tải: 16