Mã tài liệu: 215057
Số trang: 41
Định dạng: doc
Dung lượng file: 323 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài.
Trên bước đường tiến lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chúng ta đang cố gắng xây dựng một đất nước phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống: kinh tế, chính trị, xã hội Các ban ngành, các nhà chức trách của mỗi lĩnh vực luôn tìm tòi và đưa ra những chính sách, những điều luật để thúc đẩy sự phát triển đi lên của lĩnh vực đó. Và giáo dục cũng không nằm ngoài vòng quay mang tính quy luật trên. Quá trình hội nhập của đất nước với toàn cầu đòi hỏi rất nhiều sự nỗ lực của nhiều lĩnh vực trong đời sống.
Và một vấn đề đặc biệt quan trọng là nguồn nhân lực có tri thức, có văn hóa phục vụ cho quá trình hội nhập này. Với phương châm thúc đẩy sự phát triển của nền giáo dục, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước trong tương lai, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã đưa ra phương án tăng học phí ở các bậc học từ thấp lên cao. Trong thời gian gần đây, phương án này đã gây nhiều xôn xao trong dư luận xã hội với các ý kiến đồng tình, bác bỏ, .Thế nhưng, trước vấn đề đang rất nóng bỏng này lại chưa có cuộc nghiên cứu xã hội học nào đi sâu vào tìm hiểu thái độ của chính những người trong cuộc là học sinh, sinh viên. Chính vì vậy, chúng tôi-nhóm sinh viên K8B khoa Xã Hội Học, trường Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn đã chọn đề tài: “Thái độ của học sinh - sinh viên trước phương án tăng học phí đại học” với hy vọng thu thập được ý kiến của các học sinh - sinh viên, những người đang trực tiếp thụ hưởng nền giáo dục của nước nhà nhằm làm cho chính sách mới này được khả thi và toàn diệân hơn.
2. Đối tượng và khách thể nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: “Thái độ của học sinh - sinh viên trước phương án tăng học phí đại học” chính là những mức độ hiểu biết, thái độ và ý kiến của học sinh, sinh viên đối với phương án tăng học phí đại học.
Khách thể nghiên cứu của đề tài là các học sinh, sinh viên- những người đang trực tiếp thụ hưởng nền giáo dục của đất nước. Cụ thể là nhóm học sinh lớp 12 trường PTTH Nguyễn Công Trứ và nhóm sinh viên trường Đại Học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn Thành Phố Hồ Chí Minh.
3. Phạm vi nghiên cứu.
Chúng tôi xác định phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn trong khuôn khổ trường Đại Học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn Thành Phố Hồ Chí Minh và khối lớp 12 trường PTTH Nguyễn Công Trứ.
4. Mục tiêu nghiên cứu.
Mục tiêu chung: mục tiêu chung của đề tài là tìm hiểu thái độ của học sinh, sinh viên trước phương án tăng học phí đại học.
Mục tiêu cụ thể: chúng tôi xác định mục tiêu cụ thể của đề tài là:
Tìm hiểu mức độ hiểu biết của sinh viên và học sinh về phương án tăng học phí đại học.
Tìm hiểu thái độ của sinh viên trước phương án tăng học phí đại học.
Tìm hiểu thái độ của học sinh trước phương án tăng học phí đại học và ảnh hưởng của việc tăng học phí đại học với việc chọn hướng đi cho tương lai của các em học sinh.
Thu thập ý kiến đóng góp và nguyện vọng của sinh viên và học sinh đối với học phí đại học.
5. Ý nghĩa khoa học.
Đề tài vận dụng các lý thuyết và các phương pháp nghiên cứu xã hội học để nghiên cứu một sự kiện mới trong xã hội, từ đó tìm ra được bản chất của vấn đề và những giải pháp hợp lý nhất.
6. Ý nghĩa thực tiễn.
a) Hiểu biết được cách chính xác, khách quan các thái độ, ý kiến, nguyện vọng của chính những người trong cuộc là các học sinh và sinh viên đối với vấn đề học phí đại học.
b) Giúp các nhà quản lý giáo dục tham khảo ý kiến của các học sinh và các trí thức trẻ là sinh viên để từ đó đưa ra những giải pháp hợp lý cho vấn đề học phí đại học.
c) Tạo ra một diễn đàn sôi động để thu thập các sáng kiến và đóng góp của người dân cho vấn đề học phí đại học.
7. Phương pháp nghiên cứu:
Công cụ thu thập thông tin:
ã Thu thập tư liệu sẵn có: để có cái nhìn tổng quát về phương án tăng học phí đại học của Bộ Giáo dục và đào tạo.
ã Phỏng vấn bảng hỏi sinh viên trường đại học KHXH&NV TP.HCM và học sinh trường PTTH Nguyễn Công Trứ
ã Phỏng vấn sâu: tìm hiểu quan điểm của các thầy cô giáo, các cán bộ trong ngành giáo dục, các phụ huynh về vấn đề tăng học phí đại học.
Phương pháp xử lý thông tin:
Chúng tôi sử dụng phương pháp xử lý thông tin định lượng là chủ yếu, bằng cách phân tích các số liệu cụ thể đã được xử lý bằng chương trình phần mềm SPSS.
8. Thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đề tài.
Trong khi thực hiện đề tài, chúng tôi nhận được sự hỗ trợ tận tình của trường Đại học Khoa Học Xã hội Và Nhân Văn Thành Phố Hồ Chí Minh, khoa Xã Hội Học và Ban Giám Hiệu trường PTTH Nguyễn Công Trứ. Các đơn vị đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho chúng tôi có thể hoàn thành tốt công tác thu thập thông tin. Đặc biệt, chúng tôi nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy hướng dẫn từ khâu chuẩn bị cho đến khi hoàn thành đề tài. Đó là những thuận lợi và là những nguồn động lực khuyến khích chúng tôi thực hiện tốt đề tài nghiên cứu này.
Tuy nhiên, bên cạnh đó chúng tôi cũng gặp phải một số khó khăn nhất định. Thời điểm tiến hành thu thập thông tin từ học sinh lớp 12 là thời điểm các em đang ráo riết chuẩn bị ôn thi tốt nghiệp và thi đại học, chính vì thế chúng tôi khó có thể sắp xếp thời gian để gặp và phỏng vấn các em. Ngoài ra, do kinh phí và thời gian có giới hạn nên chúng tôi không thể thực hiện nghiên cứu trên số mẫu lớn hơn với phạm vi rộng hơn để có được kết quả nghiên cứu mang tính đại diện cho tổng thể.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 554
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 565
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 1179
⬇ Lượt tải: 24
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 398
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 523
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 422
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 460
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 1057
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 542
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 723
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 675
⬇ Lượt tải: 19
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 288
⬇ Lượt tải: 16