Mã tài liệu: 219168
Số trang: 92
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 837 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong Nghị quyết Trung Ương lần thứ 4 về: “Tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo
dục và đào tạo” (1-1993) đã chỉ rõ “Phải xác định lại mục tiêu, thiết kế lại chương trình,
kế hoạch, nội dung, phương pháp giáo dục và đào tào”.Và đến nay, Giáo dục được xem
là “quốc sách hàng đầu” trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước.
Xuất phát từ những tư tưởng cơ bản của Đảng Cộng Sản Việt Nam về giáo dục và đào
tạo, chúng ta đã không ngừng cải tiến chất lượng dạy và học để từ đó nâng cao chất
lượng giáo dục.
Tọa độ là một khái niệm mới của toán học được đưa vào chương trình Toán
THPT. Bằng cách đưa vào mặt phẳng một hệ trục tọa độ, mỗi vectơ, mỗi điểm đều được
xác định bởi tọa độ của nó. Việc nắm vững phương pháp toạ độ trong mặt phẳng giúp
học sinh có thể chuyển nhiều bài toán hình học sang bài toán đại số và ngược lại, từ kết
quả của đại số suy ra được một số tính chất và mối quan hệ giữa các hình hình học.
Việc giải một bài toán hình học thuần tuý không phải bao giờ cũng được thực
hiện một cách dễ dàng. Mà nó được tiến hành bằng cách vận dụng nhiều kiến thức hình
học phức tạp hay phải qua nhiều bước trung gian mới đến được kết quả. Nhưng nếu
chúng ta sử dụng công cụ toạ độ để giải thì bài toán trở nên dễ hơn nhiều.
Một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả học tập của học
sinh là hoạt động nhận thức của các em. Vì vậy vai trò cấp thiết của giáo viên hiện nay
là phải tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trong quá trình dạy học.
Môn Toán là một trong những môn học quan trọng hàng đầu trong chương trình
giáo dục phổ thông. Nó không chỉ là cơ sở, tiền đề để học tốt các môn học khác mà còn
có ứng dụng rất quan trọng trong thực tế. Trong đó “ Phương pháp toạ độ trong mặt
phẳng” giúp cho học sinh có thêm một công cụ mới để làm toán và để suy nghĩ về toán
theo một phương pháp khác với các phương pháp quen thuộc từ trước đến nay. Đặc biệt
hoạt động nhận thức của học sinh là yếu tố quan trọng hàng đầu để thực hiện mục tiêu
đó.
Trong tác phẩm “Khoa học trong lịch sử xã hội” J Becnan cho rằng: sự phát
triển vấn đề quan trọng hơn giải quyết nó, việc giải quyết có thể có được nhờ kinh
nghiệm trong cách biện luận logic, còn phát hiện ra vấn đề thì chỉ có thể dựa vào một trí
tưởng tượng thúc đẩy bởi những khó khăn đã gặp phải. Vì vậy để giải một bài toán thì
việc nhận thức, tìm tòi lời giải là rất quan trọng.
Qua những lý do vừa nêu trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Tăng cường
hoạt động nhận thức của học sinh thông qua dạy học chương phương pháp toạ độ
trong mặt phẳng hình học 10”.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở tìm hiểu hoạt động nhận thức của học sinh, đề ra một số biện pháp
giúp học sinh tích cực hoá hoạt động nhận thức của mình thông qua dạy học chương
phương pháp toạ độ trong mặt phẳng.
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ts.Lê Văn Phúc
SVTH: Nguyễn Thị Lắm Trang 2
III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Để đạt được mục đích trên cần thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu, phân tích những tài liệu có liên quan đến đề tài.
- Mô tả thực trạng nhận thức của học sinh THPT thông qua chương phương pháp
toạ độ trong mặt phẳng.
- Nêu lên một số biện pháp giúp học sinh tích cực hoá hoạt động nhận thức của
mình.
- Tiến hành thực nghiệm để kiểm chứng tính khả thi và hiệu quả của các biện
pháp, từ đó rút ra một số kết luận khoa học.
IV. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Khách thể nghiên cứu: Học sinh lớp 10 Trường THPT
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động nhận thức của học sinh thông qua dạy học
chương phương pháp toạ độ trong mặt phẳng.
V. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu xác lập được một số phương pháp hữu hiệu nhằm thúc đẩy hoạt động nhận
thức của học sinh theo hướng tích cực, trên cơ sở lý luận và thực tiễn thông qua dạy học
chương phương pháp toạ độ trong mặt phẳng, sẽ góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy
toán nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung.
VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Phương pháp điều tra quan sát thực tiễn.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
VII. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
Đây là một công trình nghiên cứu khoa học có hệ thống và tương đối toàn diện
về hoạt động nhận thức của học sinh THPT thông qua dạy học chương phương pháp toạ
độ trong mặt phẳng. Nếu đề tài được nghiệm thu sẽ giúp giáo viên THPT hiểu và nắm
vững hơn hoạt động nhận thức của học sinh, từ đó đề ra những biện pháp thích hợp
trong quá trình dạy học góp phần nâng cao chất lượng dạy học nói riêng, chất lượng
giáo dục nói chung.
VIII. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Lời cảm ơn
Mục lục
Phần mở đầu
Phần nội dung
Phần I: Những vấn đề chung về phân tích hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy
học học toán cho học sinh ở trường THPT.
Phần II: Phân tích hoạt động nhận thức của học sinh.
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ts.Lê Văn Phúc
SVTH: Nguyễn Thị Lắm Trang 3
Phần III: Thực nghiêm sư phạm.
Phần kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
MỤC LỤC
Trang
Phần mở đầu . 1
I. Lý do chọn đề tài 1
II. Mục đích nghiên cứu . 1
III. Nhiệm vụ nghiên cứu . 2
IV. Khách thể và đối tượng nghiên cứu . 2
V. Giả thuyết khoa học 2
VI. Phương pháp nghiên cứu . 2
VII. Đóng góp của luận văn . 2
VIII. Cấu trúc của luận văn 2
Phần nội dung . 4
Phần I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC
CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC TOÁN CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPH5
CHƯƠNG I: HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH THPT TRONG
DẠY HỌC TOÁN . 5
1. Vai trò của Toán học trong đời sống và trong các ngành khoa học . 5
2. Mục đích dạy học toán ở trường phổ thông . 5
3. Đặc điểm của hoạt động nhận thức 5
4. Những biểu hiện của họat động nhận thức . 6
5. Cách thức tiến hành họat động nhận thức 7
CHƯƠNG II: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG
NHẬN THỨC 8
1. Nội dung . 8
2. Vai trò của họat động nhận thức trong giải tóan 8
3. Phương pháp tiến hành các hoạt động nhận thức . 9
4. Một số hướng phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh 13
Phần II: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH 15
CHƯƠNG I: CHỦ ĐỀ PHƯƠNG PHÁP TỌA ĐỘ TRONG MẶT PHẲNG . 15
1. Phương pháp tọa độ và vai trò của phương pháp tọa độ
trong mặt phẳng tọa độ . 15
2. Nội dung của phương pháp tọa độ trong mặt phẳng 16
3. Phương pháp tọa độ trong chương trình hình học lớp 10 nâng cao . 17
CHƯƠNG II: TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH
THÔNG QUA DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH HÓA 18
1. Đặc điểm của dạy học chương trình hóa 18
2. Cấu trúc của chương trình 18
3. Chương trình 19
4. Hai loại chương trình . 19
3.1 Chương trình đường thẳng . 19
3.2 Chương trình phân nhánh 20
CHƯƠNG III: MỘT SỐ BÀI TẬP NÂNG CAO NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH
CỰC NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC CHƯƠNG “
PHƯƠNG PHÁP TỌA ĐỘ TRONG MẶT PHẲNG” 21
1. Chủ đề 1: Đường thẳng 21
A- Tóm tắt lý thuyết 21
B- Hệ thống bài tập . 24
2. Chủ đề 2: Đường tròn . 34
A- Tóm tắt lý thuyết 34
B- Hệ thống bài tập . 34
3. Chủ đề 3: Đường Cônic . 44
Đường Elip . 44
A- Tóm tắt lý thuyết 44
B- Hệ thống bài tập . 45
Đường Hyperbol 55
A-Tóm tắt lý thuyết 55
B- Hệ thống bài tập . 55
Đường Parabol . 63
A-Tóm tắt lý thuyết 63
B- Hệ thống bài tập . 63
CHƯƠNG IV: ỨNG DỤNG CỦA PHƯƠNG PHÁP TỌA ĐỘ ĐỂ GIẢI MỘT SỐ
BÀI TOÁN HÌNH HỌC TỔNG HỢP . 71
Phần III: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 76
I. Mục đích thực nghiệm . 76
II. Hình thức tổ chức thực nghiệm 76
III. Phương pháp thực nghiệm . 76
IV. Đánh giá kết quả đạt được 78
Phần kết luận 83
Tài liệu tham khảo 84
Phụ lục 8
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 114
👁 Lượt xem: 588
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 108
👁 Lượt xem: 548
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 414
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 361
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 114
👁 Lượt xem: 600
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 403
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 563
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 110
👁 Lượt xem: 481
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 554
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 464
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 424
⬇ Lượt tải: 16