Mã tài liệu: 251617
Số trang: 0
Định dạng: rar
Dung lượng file: 573 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
Mở đầu
Hệ thống sông Vu Gia –Thu Bồn thuộc tỉnh Quảng Nam và T.P Đà Nẳng là hệ thống sông lớn nhất vùng ven biển miền Trung. Toàn bộ lưu vực nằm ở sườn Đông Trường Sơn có lượng mưa lớn nguồn nước dồi dào, tiềm năng phát triển nguồn nước lưu vực đa dạng : Phát điện , cấp nước tưới, sinh hoạt, công ngiệp , phòng chống lũ, đẩy mặn .
Trước ngày miền Nam giải phóng, công tác thuỷ lợi ở đây chưa có gì đáng kể, chủ yếu sử dụng một vài hồ, đập dâng, trạm bơm nhỏ để tưới cho 4.0005.000 ha vùng hạ lưu sông. Sau ngày miền Nam giải phóng, từ năm 1976 đến năm 1980. Viện quy hoạch thuỷ lợi phối hợp với địa phương nghiên cứu xây dựng phương hướng quy hoạch thuỷ lợi của tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Trên cơ sở quy hoạch đó tỉnh Quảng Nam và Thành phố Đà Nẵng đầu tư xây dựng hàng loạt công trình thuỷ trong vùng như: Hồ Khe Tân, Đồng Nghệ, Việt An, đập dâng An Trạch, Thanh Quít, Bầu Nít, Hà Thanh và hàng loạt các trạm bơm ,công trình nhỏ đưa diện tích thực tế đạt gần: 23.000 ha.
Nhưng đến nay, khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, trong vùng đã có nhiều thay đổi về kinh tế - xã hội, đặc biệt là nhu cầu nguồn nước ngày càng tăng, thiên tai hạn hán, lũ lụt thường xuyên xảy ra. Vì vậy công tác quy hoạch thuỷ lợi là không thể thiếu được, đó là cơ sở để xây dựng kế hoạch phát triển và bảo vệ nguồn nước nhằm phục vụ cho yêu cầu phát triển các ngành kinh tế khác ,trong đường lối đổi mới của Đảng về công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
Quy hoạch phát triển và bảo vệ tài nguyên nước lưu vực Sông Vu Gia –Thu Bồn, được dựa trên cơ sở tài liệu điều tra - khảo sát - đo đạc mới nhất trong vùng và các báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam, TP Đà Nẵng thời kỳ 2000 2010 các báo cáo chuyên ngành: nông nghiệp, thuỷ sản để từ đó đưa ra được các sơ đồ khai thác nguồn nước nhằm đáp ứng các nhu cầu dùng nước của các ngành và hạn chế ảnh hưởng bất lợi của nước nhằm đảm bảo phát triển bền vững lưu vực.
Phần I
Điều kiện tự nhiên
cHƯƠNG i
đặc điểm tự nhiên
I 1.Vị Trí địa lý
Sông Vũ Gia - Thu Bồn có diện tích lưu vực : 10.350 km2, trong đó diện tích nằm ở tỉnh Kon Tum: 560,5 km2, còn lại chủ yếu thuộc địa phận tỉnh Quảng Nam và T.P Đà Nẵng.
Phía Bắc giáp lưu vực sông Cự Đê, Phía Nam giáp lưu vực sông Trà Bồng và Sê San. phía Tây giáp Lào. phía Đông giáp biển Đông và lưu vực sông Tam Kỳ.
I.2. Đặc điểm địa hình:
Nhìn chung địa hình của lưu vực biến đổi khá phức tạp, bị chia cắt mạnh. Có 4 dạng địa hình chính sau:
1. Địa hình vùng núi: vùng núi chiếm phần lớn diện tích của lưu vực , có độ cao phổ biến từ 500 2000 m.
2. Địa hình vùng gò đồi: Tiếp theo vùng núi về phía Đông là vùng đồi có địa hình lượn sóng độ cao thấp dần từ Tây sang Đông.
3. Địa hình vùng đồng bằng: Là dạng địa hình tương đối bằng phẳng, ít biến đổi, tập trung chủ yếu là phía Đông lưu vực.
4. Đia hình vùng cát ven biển: Vùng ven biển là các cồn cát có dạng lượn sóng chạy dài hàng trăm km dọc bờ biển.
I.3. Đặc điểm sông ngòi.
Sông Vũ Gia - Thu Bồn gồm 2 nhánh chính:
1- Sông Vũ Gia:
Sông Vũ Gia có chiều dài đến cửa ra tại Đà Nẵng là 204 km, đến Cẩm Lệ: 189 Km, đến ái Nghĩa: 166 km. Diện tích lưu vực đến ái Nghĩa là 5.180 km2.
Sông có các phụ lưu sau: Sông Cái (Đắk Mi ), sông Bung, sông Con, sông Tuý Loan
2- Sông Thu Bồn:
Sông Thu Bồn đổ ra Biển tại cửa Đại. Diện tích lưu vực từ thượng nguồn đến Nông Sơn: 3.150 km2, dài 126 km, diện tích lưu vực tính đến Giao Thuỷ là 3.825 km2, dài 152 km.
Sông Thu Bồn có các phụ lưu: sông Tranh, sông Khang, sông Trường, sông Ly Ly
Diện tích toàn bộ lưu vực Vũ Gia- Thu Bồn tính từ thượng nguồn đến cửa sông là 10.350 Km2. Phần hạ lưu dòng chảy của 2 sông có sự trao đổi với nhau là: Sông Quảng Huế dẫn 1 lượng nước từ sông Vũ Gia sang sông Thu Bồn. Cách quảng Huế 16 Km, sông Vĩnh Điện lại dẫn 1 lượng nước sông Thu Bồn trả lại sông Vũ Gia.
I.4. địa chất thuỷ văn và tài nguyên nước dưới đất
I.4.1. Đặc điểm địa chất thuỷ văn
Trong phạm vi lưu vực sông Vũ Gia, Thu Bồn, nước dưới đất được chia thành nước lỗ hổng và nước khe nứt.
I.4.2. Trữ lượng khai thác nước dưới đất (toàn năng)
Trên cơ sở các tài liệu nghiên cứu, đã xác định được trữ lượng khai thác tiềm năng của nước dưới đất như sau:
a. Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Halocen: 670.050 m3/ngày.
b. Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Pleistocen: 162.639 m3/ngày.
c. Đối với vùng núi trữ lượng nước dưới đất: 3.393.169 m3/ngày.
Tổng cộng: 4.225.850 m3/ngày.
I.4.3. Khả năng khai thác sử dụng
- Vùng núi có tổng khoáng hóa nhỏ < 1g/l, độ PH đạt 6,5 8,5, như vậy chất lượng nước đáp ứng mọi yêu cầu sử dụng nước cho các mục đích khác nhau.
- Vùng đồng bằng:
+ Có tổng khoáng hóa M nhỏ < 1g/l đối với tầng chứa nước trên cùng phân bố thành một dải hẹp chạy song song với quốc lộ 1, không đáp ứng yêu cầu sử dụng nước cho ăn uống sinh hoạt.
+ Hàm lượng sắt trong nước nhiều nơi đạt 4 5 mg/l, với hàm lượng này khi sử dụng phải tiến hành xử lý.
I.5. đặc điểm thổ nhưỡng
Phân loại theo nguồn gốc phát sinh, trên lưu vực Vũ Gia gồm 10 nhóm đất với 32 lọai đất:
1/ Nhóm đất cát: Diện tích khoảng 33.420 ha
2/ Nhóm đất mặn ( M): Nhóm đất mặn có diện tích khoảng 9.300 ha
3/ Nhóm đất phèn ( S): Có diện tích khoảng 1.100 ha.
4/ Nhóm đất Phù Sa ( P): Nhóm đất Phù Sa có diện tích khoảng 50.000 ha
5/ Nhóm dất xám bạc màu ( X): Diện tích khoảng 42.500 ha.
6/ Nhóm đất đen: Diện tích khoảng 464 ha
7/ Nhóm đất đỏ vàng: Diện tích nhóm đất đỏ vàng là 785.930 ha
8/ Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi ( H): Diện tích khoảng 93.300 ha.
9/ Nhóm đất dốc tụ: Diện tích khoảng 11.550 ha.
10/ Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá ( E): Diện tích khoảng 7.400 ha.
I.6. Đặc điểm khí hậu
I.6.1 Chế độ nhiệt
Nhiệt độ bình quân hàng năm ở vùng núi: 24,5 25,50C., vùng đồng bằng ven biển: 25,5 26,00C.
I.6.2. Số giờ nắng
Vùng nghiên cứu có số giờ nắng hàng năm khoảng 1.870 giờ đến 2.290 giờ,
I.6.3. Chế độ ẩm
Vào các tháng mùa mưa độ ẩm không khí đạt 85 95%. Các tháng mùa khô: 80 85%.
I.6.4. Bốc hơi
Lượng bốc hơi khoảng 680 1040mm,
I.6.5. Chế độ mưa
Lượng mưa hàng năm vùng nghiên cứu từ 2000 4000mm và phân bố tăng dần từ vùng đồng bằng ven biển lên miền núi. Lượng mưa từ 3000 4000mm ở vùng núi cao như Trà My, Tiên Phước., lượng mưa từ 2500 3000mm ở vùng núi trung bình Khâm Đức, Nông Sơn, Quế Sơn và từ 2000 2500mm ở vùng núi thấp và đồng bằng ven biển: Hiên, Ba Na, Hội Khách, ái Nghĩa, Giao Thuỷ, Hội An, Đà Nẵng .
Mùa mưa ở Quảng Nam, Đà Nẵng từ tháng IX đến tháng XII, lượng mưa chiếm 65-80% lượng mưa cả năm. Mùa ít mưa từ tháng I đến tháng VIII. Riêng tháng V và tháng VI xuất hiện đỉnh mưa phụ, lượng mưa trong mùa ít mưa chiếm 20 35% lượng mưa cả năm
I.7. Đặc điểm thuỷ văn
I.7.1. Dòng chảy năm
-Tổng lượng dòng chảy hàng năm bình quân của lưu vực khoảng 20 tỷ m3
- Cũng như phân phối của lượng mưa, dòng chảy trong năm cũng chia thành 2 mùa rõ rệt (mùa lũ và mùa cạn).
Mùa lũ thường bắt đầu từ trung tuần tháng IX và kết thúc vào thượng tuần tháng I năm sau. Lượng nước mùa lũ đạt 62,5 69,2% lượng nước cả năm, lượng nước mùa cạn đạt 21,8 38,5% lượng nước cả năm .
- Sự biến động dòng chảy trong năm khá lớn, gây khó khăn cho việc sử dụng khai thác nguồn nước tự nhiên trên sông suối trong lưu vực.
Bảng I.1 . Tình hình biến động dòng chảy năm
Trạm
Sông Flv (km2) từ . đến M (l/skm2) Mmax (l/skm2) Năm Mmin (l/skm2) Năm Mmax Mbq Mmax Mmin Cvy
Thành Mỹ Vũ Gia 1850 76-98 61.7 128 1996 32.4 1982 2.07 3.95 0.32
Nông Sơn Thu Bồn 3150 76-98 80.7 154 1996 37.9 1982 1.91 4.06 0.35
I.7.2. Dòng chảy lũ
Lưu vực Vũ Gia – Thu Bồn có mùa lũ hàng năm từ tháng X đến tháng XII. Tuy nhiên mùa lũ ở đây cũng không ổn định, nhiều năm lũ xảy ra từ tháng IX và cũng nhiều năm sang tháng I của năm sau vẫn có lũ.
Bảng I-2 . Đỉnh lũ lớn nhất đã quan trắc được tại các trạm thuỷ văn (1976-2000)
Yếu tố Thành Mỹ Nông Sơn
Thời gian 20-11-98 20-11-98 và 4-12-1999
Qmax (m3/s) 7000 10600
Qmax (m3/s.km2) 3,78 3,36
Bảng I-3. Tần suất đỉnh lũ tại một số vị trí trạm thuỷ văn .
Trạm
Flv (km2) Qmax (m3/s) Cv Cs Qp (m3/s)
0.1% 0.5% 1% Qmax năm
Thành Mỹ 1850 3450 0.55 0.90 11850 9932 9076 6390 (96)
Nông Sơn 3150 5699 0.45 0.60 15890 13750 12775 10200 (86)
Giao Thủy 3825 18030 15600 14490
ái Nghĩa 5180 23140 19390 17720
I.7.3. Dòng chảy kiệt
Dòng chảy tháng nhỏ nhất trên lưu vực Vũ Gia Thu Bồn phần lớn vào tháng IV, những năm ít hoặc không có mưa tiểu mãn vào tháng V, tháng VI thì dòng chảy nhỏ nhất vào tháng VII và tháng VIII.
Bảng I- 4 Dòng chảy kiệt nhỏ nhất tại Nông sơn và Thành Mỹ
Trạm Sông Flv (km2) Thời gian đo Kiệt tháng M(l/s.km2) Tháng Kiệt ngày M(l/s.km2) Ngày
Thành Mỹ Vũ Gia 1850 76-98 8.76 4/83 6.11 4/9/88
Nông Sơn Thu Bồn 3150 76-98 8.98 4/83 4.63 17/8/77
I.7.4. Chế độ triều
Triều ở vùng biển Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng thuộc loại triều yếu, qua số liệu quan trắc tại các trạm thuỷ văn gần cửa sông cho thấy, biên độ triều trung bình khoảng 0,8 1,2m, lớn nhất đạt trên 1,5m. Ranh giới ảnh hưởng triều trên các sông tối đa chỉ khoảng 35 km tính từ cửa sông.
i.8. Độ mặn
Độ mặn trong nước sông vùng ven biển chủ yếu do độ mặn nước biển xâm nhập vào. Khi nước triều dâng cao, dòng triều chảy ngược mang nước biển có độ mặn vào các cửa sông.
Bảng I-5: Thống kê độ mặn lớn nhất (Smax) và độ mặn nhỏ nhất (Smin)
Sông Vị trí đo (cách biển) Smax (0/00) Smin (0/00)
Hàn Cầu Nguyễn Văn Trỗi (4,5km) 25 30 14 16
Cổ Mân (12km) 8 12 3 4
Thu Bồn Duy Vinh (2,7km) 18 22 10 18
Chợ Bà (6,8km) 18 21 10 18
Duy Thành (10km) 0,5 6 0,2 0,6
Cẩm Nam (8km) 22 25 8 13
Cẩm Hà (10,5km) 14 20 4
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 637
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 485
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 178
👁 Lượt xem: 431
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 318
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 422
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 303
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 492
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 365
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 439
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 390
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 0
👁 Lượt xem: 737
⬇ Lượt tải: 17