Mã tài liệu: 223003
Số trang: 23
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 369 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
Trong bối cảnh một xã hội thuộc địa như Việt Nam, nơi mà quyền lợi dân tộc luôn
phải được đặt cao hơn quyền lợi giai cấp, các chính sách chỉ đạo để thực hiện “người cày có
ruộng” phải nằm trong hệ thống chính sách giải quyết nhiệm vụ dân tộc của Đảng. Giải
phóng dân tộc được xác định là mục tiêu cao nhất, thực hiện nhiệm vụ dân chủ trở thành
động lực mạnh mẽ cho bước phát triển của cách mạng giải phóng dân tộc. Chính vì vậy, đây
là một quá trình phức tạp chịu tác động của nhiều nhân tố cả về chủ quan và khách quan, bị
chi phối không chỉ điều kiện trong nước mà còn bởi điều kiện quốc tế. Tuỳ đặc điểm, tính
chất, điều kiện lịch sử của từng giai đoạn cụ thể mà Đảng có những quan điểm khác nhau
trong việc giải quyết vấn đề ruộng đất cho dân cày.
Trước năm 1945 ở Việt Nam, quan hệ sản xuất chủ yếu vẫn là quan hệ sản xuất
phong kiến phát canh thu tô. Khát vọng muôn đời của người nông dân Việt Nam là có ruộng
đất. Ngay từ khi thành lập, Đảng ta chủ trương “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa
cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”1 và đề ra các nhiệm vụ “đánh đổ đế quốc chủ nghĩa
Pháp và bọn phong kiến . thâu hết ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa làm của công cho dân
cày nghèo”2. Trong bối cảnh lịch sử từ năm 1939 đến 1945 khi Trung ương Đảng xác định
“cuộc cách mạng ở Đông Dương hiện tại không phải là cuộc cách mạng phải giải quyết hai
nhiệm vụ phản đế và điền địa nữa mà là cuộc cách mạng chỉ phải giải quyết một vấn đề cần
kíp là dân tộc giải phóng”3 thì khẩu hiệu ruộng đất chưa được nêu lên, mà chỉ tịch thu ruộng
đất của đế quốc, tay sai để chia cho dân cày nghèo. Đảng chủ trương giương cao ngọn cờ
dân tộc, đặt quyền lợi của mọi bộ phận, mọi giai cấp dưới sự sinh tử, tồn vong của đất nước.
Bằng sức mạnh đoàn kết của cả dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ, Mặt trận
Việt Minh, nhân dân ta đã giành thắng lợi trong Cách mạng tháng Tám 1945. Nước Việt
Nam Dân chủ cộng hoà ra đời, đánh dấu nỗ lực cao độ của cả dân tộc trong cuộc đấu tranh
chung vì độc lập, tự do
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 427
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 372
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 405
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 342
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 414
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 434
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 518
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 315
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 233
👁 Lượt xem: 668
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 595
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 388
⬇ Lượt tải: 17