Mã tài liệu: 279274
Số trang: 9
Định dạng: doc
Dung lượng file: 176 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM: THÀNH TỰU VÀ CÁC THÁCH THỨC
Nói đến cải cách là nói đến việc thay đổi cơ bản một trạng thái, một đối tượng, làm cho đối tượng đó có sự biến đổi phù hợp với yêu cầu khách quan của quá trình phát triển, làm cho nó tốt hơn theo nhu cầu của con người. Công cuộc cải cách hành chính mà Việt Nam đã bắt đầu thực hiện từ nhiều năm trước đây nhằm hướng tới việc thay đổi trạng thái của cơ chế hành chính hiện hành, làm cho nó thay đổi phù hợp với yêu cầu của thời kỳ phát triển mới của đất nước. Tất nhiên, cuộc cải cách này không nhằm thay đổi nền tảng của nền hành chính nhà nước Việt Nam mà chỉ làm thay đổi cơ chế vận hành của nó theo yêu cầu quản lý đất nước trong thời kinh tế chuyển đổi sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước.
1.Những thành tựu:
Cải cách hành chính ở Việt Nam được tiến hành từ đầu những năm 90 của thế kỷ
trước với một số đặc điểm nổi bật là:
Việt Nam đã bước vào thời kỳ đổi mới được một thời gian với những thành công ban đầu. Đất nước đã vượt qua được cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài trong nhiều năm, nền kinh tế đã bắt đầu chuyển động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước.
Trên thế giới Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến tình hình Việt Nam trên nhiều phương diện, đặc biệt là kinh tế và tổ chức vận hành bộ máy nhà nước trong tình hình mới. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới trong quá trình phát triển của mình cũng tiến hành cải cách hành chính để đổi mới hoạt động của bộ máy nhà nước nhằm tiếp tục đưa đất nước tiến lên và phát triển một cách bền vững. Những bài học của nhiều nước tiên tiến, theo nhiều con đường khác nhau đã tác động đến Việt Nam làm thay đổi nhận thức của nhiều nhà lãnh đạo đất nước. Nhiều người ở Việt Nam dần dần đã nhận ra rằng, cải cách nền hành chính nhà nước là một đòi hỏi có tính quy luật. Việt Nam cũng nằm trong quy luật đó.
Hơn nữa, bản thân nền hành chính nhà nước của Việt Nam đựơc hình thành và vận hành qua nhiều thời kỳ lịch sử khác nhau, tuy đã có nhiều đóng góp cho việc quản lý đất nước, nhưng thực tế cũng cho thấy, khi bước vào thời kỳ hòa bình xây dựng và trước đòi hỏi quản lý nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, nó ngày càng bộc lộ nhiều khuyết tật có tính cố hữu, ngày càng bộc lộ sự xa dân, quan liêu. Đặc biệt bộ máy rất cồng kềnh, hoạt động kém hiệu lực và hiệu quả, thủ tục điều hành rất nặng nề, gây phiền hà cho dân. Chế độ
và trách nhiệm công vụ không rõ ràng, thiếu minh bạch. Cán bộ, công chức có nhiều người sách nhiễu dân, lãng phí và tham nhũng ngày càng nên phổ biến, có tổ chức và trở thành quốc nạn. Như vậy, Việt Nam muốn phát triển không thể nào không tiến hành cải cách để đổi mới nền hành chính nhà nước. Thật ra, trước khi đưa ra chiến lược cải cách hành chính, vào thời kỳ gian khó nhất của đất nước sau ngày thống nhất, Đảng cộng sản Việt Nam đã nhấn mạnh một cách công khai trong toàn Đảng rằng, “Đảng phải thay đổi, phải đổi mới, đất nước phải tiến hành cải cách nhiều mặt”. Trong nhiều văn kiện chính thức của mình, Đảng cộng sản Việt Nam nhận định rằng, nếu không cải cách nền hành chính thì sự tồn
vong của chế độ sẽ bị ảnh hưởng là điều chắc chắn1.
CCHC gồm 4 nội dung cơ bản:
Cải cách thể chế
Cải cách tổ chức bộ máy hành chính
Đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức
Cải cách tài chính côn
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 456
⬇ Lượt tải: 29
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 364
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 315
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 233
👁 Lượt xem: 668
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 595
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 509
⬇ Lượt tải: 27
📎 Số trang: 3
👁 Lượt xem: 627
⬇ Lượt tải: 20
Những tài liệu bạn đã xem