Mã tài liệu: 214851
Số trang: 18
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 189 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nghị quyết Hội Nghị Ban Chấp Hành Trung ương Đảng lần thứ tư (Khoá VII) ngày 14/1/1993
khẳng định công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình là một bộ phận quan trọng trong chiến lược
phát triển đất nước, là một trong những vấn đề kinh tế – xã hội hàng đầu của nước ta, là một yếu
tố cơ bản nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và của toàn xã hội.
Qui mô, cơ cấu, tỷ lệ gia tăng dân số có tác động lớn đến sự phát triển của một nền kinh tế.
Để quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, cần có một sự hiểu biết về qui mô, thành phần dân số,
về sự phát triển và sự biến động dân số. Để lập kế hoạch dài hạn phát triển kinh tế-xã hội, yêu
cầu biết tổng quát số lượng dân số – lao động trong từng giai đoạn thời gian sắp tới. Hơn nữa, nhu
cầu số liệu dân số cho các công trình kế hoạch hóa, các chương trình phát triển kinh tế – xã hội
không chỉ đặt ra với cả nhà nước mà còn cho các cấp địa phương trong đó đặc biệt chú ý là cấp
vùng, tỉnh, thành phố. Những nhu cầu đó chỉ có thể đáp ứng nhờ công tác dự báo dân số.
Do đó, việc đánh giá hiện trạng dân số, dự báo dân số, phân tích và sử dụng kết quả dự báo
vào một số lĩnh vực của cuộc sống xã hội thành phố Hồ Chí Minh là rất cần thiết và đề tài “Phân
tích thực trạng và dự báo dân số thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2019” đã được hình thành từ
những suy nghĩ trên.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu, đề xuất những phương pháp dự báo dân số là vấn đề rất khó, hơn nữa việc vận
dụng những phương pháp đã có trong thực tế ngày lại càng khó hơn do những thay đổi bất thường
xảy ra trong dân cư. Luận án đã dựa vào số liệu các cuộc tổng điều tra dân số, các cuộc điều tra
mẫu và các số liệu thống kê khác đã được công bố để tính toán, dự báo, kiểm định để chọn lựa
phương pháp thích hợp, phân tích, nhằm xây dựng nên một bức tranh tương đối tổng hợp về dân số
thành phố Hồ Chí Minh trong tương lai, nhằm cung cấp những thông tin có ích, góp phần giải
quyết những vấn đề kinh tế – xã hội đã được nêu ra ở trên.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu trong đề tài là dân số trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Sau một năm
là thành viên WTO, bức tranh toàn cảnh kinh tế của thành phố năm 2007 có nhiều điểm sáng nổi
bậc hơn năm 2006. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) của thành phố tăng 12,6%; giá trị xuất khẩu
hàng hóa tăng 17,2%; tổng thu ngân sách nhà nước tăng 18,1%; tỉ lệ thất nghiệp khu vực thành thị
giảm còn 5,50%. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng đặt ra là phải định hướng đúng đắn để đạt được sự
phát triển toàn diện, bền vững với số dân, cơ cấu dân số hợp lý, và trên kết quả dự báo dân số,
chúng ta có thể tiến hành dự báo chi tiết hơn cho một số lĩnh vực mà các nhà lập kế hoạch quan
tâm.
4. PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU
Về cơ sở lý luận, đề tài dựa vào dân số học, kinh tế học, xã hội học, còn về phương pháp
nghiên cứu toàn bộ đề tài dựa trên chủ nghĩa duy vật biện chứng, các phương pháp và mô hình
toán học, các phương pháp thống kê và phương pháp dân số học. Ngoài ra để tính toán và minh
hoạ đề tài cũng sử dụng các phần mềm tin học như Excel để xử lý số liệu.
5. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ MỘT SỐ ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
1/ Vận dụng các phương pháp dự báo dân số để dự báo dân số thành phố Hồ Chí Minh một
cách cụ thể, từ đó cho thấy tính khả thi của việc sử dụng kết quả dự báo vào một số lĩnh vực trong
đời sống kinh tế – xã hội của thành phố.
2/ Số liệu được sử dụng trong luận án đã được phân tích tỉ mỉ, kiểm tra tính chính xác của dữ
liệu bằng phương pháp Myer, trên cơ sở kết hợp giữa số liệu của thống kê dân số thường xuyên và
số liệu của Tổng điều tra dân số để số liệu mang tính hiện thực, sinh động hơn.
-2-
3/ Phần lý luận trong luận án đã được sắp xếp, trình bày và phân tích một cách có hệ thống, rõ
ràng. Các phương pháp dự báo được sử dụng trong luận án đã được phân tích, đánh giá ưu điểm,
nhược điểm của từng phương pháp dự báo.
4/ Điểm mới trong luận án là kết hợp giữa dự báo dân số theo các phương pháp toán học với cơ
cấu dân số thành phố (đã qua phân tích nhiều năm) để dự báo thành phần tuổi của dân số, và các
phương pháp toán học này được cũng được kiểm định bằng phương pháp toán thống kê để chọn
phương pháp thích hợp nhất.
5/ Cuối cùng, trong luận án cũng đã phân tích và sử dụng kết quả dự báo vào một số lĩnh vực
của cuộc sống kinh tế – xã hội nhằm cung cấp những thông tin cần thiết cho những nhà hoạch định
chính sách của thành phố
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 475
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 525
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 590
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 564
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 102
👁 Lượt xem: 586
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 559
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 542
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 446
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 406
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 1
👁 Lượt xem: 659
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 280
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 333
⬇ Lượt tải: 19
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 548
⬇ Lượt tải: 22