Mã tài liệu: 276091
Số trang: 72
Định dạng: zip
Dung lượng file: 384 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
Nội dung cơ bản của đầu tư phát triển. Tình hình đầu tư phát triển trong hệ thống doanh nghiệp nhà nước
CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
TRONG HỆ THỐNG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
I. ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÀ NỘI DUNG CỦA ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN.
1. Các khái niệm chung.
- Đầu tư: là hoạt động bỏ vốn vào các lĩnh vực kinh tế xã hội (KT-XH) để mong thu được lợi ích dưới các hình thức khác nhau trong tương lai. Đầu tư hay hoạt động đầu tư là việc huy động các nguồn lực hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn. Nguồn lực bỏ ra đó có thể là tiền, tài nguyên thiên nhiên, sức lao động, tài sản vật chất khác. Biểu hiện bằng tiền tất cả các nguồn lực đã bỏ ra trên đây được gọi là vốn đầu tư. Những kết quả đó có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính (tiền vốn), tài sản vật chất (nhà máy, đường sá,...), tài sản trí tuệ ( trình độ văn hoá, chuyên môn, khoa học kỹ thuật,…) và nguồn nhân lực. Có nhiều cách phân loại đầu tư. Xuất phát từ bản chất và phạm vi lợi ích do đầu tư đem lại ngưòi ta phân chia ra thành :
- Đầu tư tài chính : là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra cho vay hoặc mua chứng chỉ có giá để hưởng lãi suất định trước (gửi tiết kiệm, mua trái phiếu chính phủ) hoặc lãi suất tuỳ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phát hành (mua cổ phiếu, trái phiếu công ty).
- Đầu tư thương mại: là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra để mua hàng hoá và sau đó bán với giá cao hơn nhằm thu lợi nhuận do chênh lệch giá khi mua và khi bán.
- Đầu tư tài sản vật chất và nguồn nhân lực, khoa học công nghệ .. : là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra để tiến hành các hoạt động nhằm trực tiếp tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, làm tăng tiềm lực sản xuất kinh doanh, hoạt động xã hội khác. Đó chính là việc bỏ tiền ra để xây dựng, sửa chữa nhà cửa và các kết cấu hạ tầng, mua sắm trang thiết bị, xây lắp, bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện các chi phí thường xuyên gắn liền với sự hoạt động của các tài sản này nhằm duy trì tiềm lực hoạt động của các cơ sở đang tồn tại và tạo tiềm lực mới cho nền KTXH. Loại đầu tư này được gọi chung là đầu tư phát triển.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 291
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 463
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 394
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 347
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 403
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 314
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 317
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 345
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 417
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 394
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 242
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 399
⬇ Lượt tải: 16