Mã tài liệu: 285565
Số trang: 82
Định dạng: zip
Dung lượng file: 611 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
Lời mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn.
Nông nghiệp là một bộ phận cấu thành bền vững và rất quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Sau hơn 15 năm đổi mới, nông nghiệp Việt Nam đã tiến một bước dài và phát triển mạnh, thu được nhiều thành tựu to lớn góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong quá trình đổi mới, kinh tế hộ đã tạo nên một sức mạnh mới là hình thành nên trang trại, các trang trại đó được đầu tư vốn, lao động với các trình độ công nghệ và quản lý cao hơn, nhằm mở rộng quy mô sản xuất hàng hoá và nâng cao năng suất, hiệu quả cạnh tranh trong thị trường.
Khẳng định vai trò và vị trí của trang trại, Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 có nêu: “ Phát triển kinh tế trang trại sẽ khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý góp phần phát triển nông nghiệp bền vững; tạo việc làm; tăng thu nhập; khuyến khích làm giàu đi đôi với xoá đói giảm nghèo; phân bổ lại lao động dân cư, xây dựng nông thôn mới. Quá trình chuyển dịch, tập trung ruộng đất hình thành các trang trại gắn liền với quá trình phân công lại lao động ở nông thôn, từng bước chuyển dịch lao động nông nghiệp sang làm các ngành phi nông nghiệp, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá trong nông nghiệp nông thôn”
Trong những năm gần đây, nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước kinh tế trang trại ở Việt Nam đã phát triển nhanh chóng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Theo báo cáo cuối năm 2002 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về tình hình phát triển kinh tế trang trại, cả nước có 52.554 trang trại tăng 14,3% so với năm 2000 và tăng 32% so với năm 1999. Kinh tế trang trại đã tạo ra khối lượng nông sản hàng hoá lớn đáp ứng nhu cầu thị trường và xã hội, tăng thu nhập, tạo việc làm cho người lao động. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, tính đến cuối năm 2001, 90% tổng thu từ trang trại là do bán hàng hoá và dịch vụ, với số tiền là 4.965 tỷ đồng, thu nhập bình quân một tháng một nhân khẩu của trang trại là 890 ngàn đồng, sử dụng 375.000 lao động.
So với kinh tế hộ nông dân, kinh tế trang trại sử dụng diện tích đất đai rộng hơn, có nhu cầu lớn hơn về nguồn lực lao động, vốn để phát triển sản xuất. Kinh tế trang trại phát triển đã góp phần khai thác thêm nguồn vốn trong dân, mở mang thêm diện tích đất trống, đồi núi trọc, nhất là ở các vùng trung du, miền núi và ven biển, tạo thêm việc làm cho nông dân, góp phần xoá đói giảm nghèo, tăng nông sản hàng hoá. Tuy nhiên trong quá trình chuyển biến đó có rất nhiều những vấn đề cần giải quyết. Sử dụng nguồn lực như thế nào là một trong những vấn đề đầu tiên đối với các trang trại. Và tại sao lại phải sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, thực trạng hiện nay các trang trại Việt Nam đã sử dụng các nguồn lực trang trại hiệu quả đến đâu. Vì vậy em đã lựa chọn đề tài :
Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực trong các trang trại ở Việt Nam.
làm đề tài luận văn tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu.
Luận văn đi sâu nghiên cứu và phân tích rõ hệ thống các vấn đề lý luận về nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực trong các trang trại ở Việt Nam, đánh giá đúng thực trạng việc sử dụng các nguồn lực kinh tế trang trại, để từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực hơn nữa trong các trang trại ở Việt Nam.
3. Nội dung và kết cấu.
Ngoài lời mở đầu và kết luận thì nội dung và kết cấu của luận văn gồm 3 phần:
Phần 1: Cở sở lý luận về nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực trong các
trang trại.
Phần 2 : Thực trạng việc sử dụng các nguồn lực trang trại ở Việt Nam.
Phần 3 : Định hướng và những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng nguồn lực trong các trang trại ở Việt Nam.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 596
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 274
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 287
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 359
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 478
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 402
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 382
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 334
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 331
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 361
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 411
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 449
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 301
⬇ Lượt tải: 20