Mã tài liệu: 273220
Số trang: 204
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 1,927 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Xã hội loài người sắp đi qua thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI, thế kỷ của nền kinh tế tri thức, thế kỷ của hội nhập và toàn cầu hóa, thế kỷ của sự cạnh tranh về nhân lực có trình độ cao.... Sự phát triển đó của xã hội loài người đặt ra cho giáo dục của mọi quốc gia trên thế giới phải nhanh chóng đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp đào tạo nguồn nhân lực cho tương lai.
Trong xu thế chung của thế giới, ngành Giáo dục và Đào tạo nước ta cũng đang tập trung đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học trong các trường đại học cũng như các trường phổ thông. Nghị quyết Hội nghị lần 2 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã xác định “xây dựng những con người và thế hệ thiết tha với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội…, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi…” . Nghị quyết cũng chỉ rõ: "Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh...". Tư tưởng chỉ đạo đó của Đảng lại được nhấn mạnh trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX “Đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, coi trọng thực hành ngoại khoá, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét học vẹt, học chay”.
Chỉ thị 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư chỉ rõ: “Tích cực áp dụng một cách sáng tạo các phương pháp tiên tiến, hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dạy và học”.
Chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010 (ban hành kèm theo Quyết định số
201/2001/QĐ- TTg ngày 28 tháng 12 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ), tại mục
5.2 ghi rõ: "Đổi mới và hiện đại hoá phương pháp giáo dục. Chuyển từ việc truyền đạt tri thức thụ động, thầy giảng, trò ghi sang hướng dẫn người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức; dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách hệ thống và có tư duy phân tích, tổng hợp; phát triển được năng lực của mỗi cá nhân; tăng cường tính chủ động, tính tự chủ của học sinh, sinh viên trong quá trình học tập,..."
Thực hiện Nghị quyết 40 của Quốc hội khóa X, ngành Giáo dục - Đào tạo đang từng bước triển khai đổi mới chương trình và SGK phổ thông bắt đầu từ năm học 2002 - 2003. Mục tiêu quan trọng nhất của việc đổi mới chương trình và SGK lần này là phải đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học ở trường phổ thông.
Thực trạng giáo dục ở nước ta qua nghiên cứu cho thấy việc dạy học kiến thức cho HS nói chung và kiến thức vật lí nói riêng vẫn còn theo lối "thông báo - tái hiện", HS phổ thông có quá ít điều kiện để nghiên cứu, quan sát và tiến hành các TN vật lí. Thực tế dạy học như vậy, đòi hỏi phải có những thay đổi có tính chiến lược và toàn cục về phương pháp dạy học bộ môn ở trường phổ thông. Tìm ra hướng giải quyết vấn đề này không gì hơn là phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS, trong đó đối với bộ môn vật lí sự đóng góp của TN và các phương tiện dạy học khác là rất quan trọng.
Vật lí là một khoa học thực nghiệm. Việc sử dụng các thí nghiệm vật lý trong quá trình dạy học là cần thiết và trở thành nhiệm vụ cấp bách của GV vật lí. Mặt khác, việc sử dụng TN vật lí còn được quy định bởi tính chất của quá trình nhận thức của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Thí nghiệm có vai trò to lớn trong việc tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong giờ học vật lý ở trường trung học cơ sở.
Trong thực tiễn dạy học theo chương trình và sách giáo khoa mới hiện nay (triển khai đại trà năm học 2002-2003), rất nhiều GV còn lúng túng khi sử dụng các thiết bị dạy học. Việc sử dụng các TN vật lí trong quá trình dạy học gặp rất nhiều khó khăn trong việc tổ chức hoạt động nhận thức của HS. Khó khăn trước hết mà
giáo viên gặp phải là các giờ học có thí nghiệm thường làm mất nhiều thời gian của thầy và trò, việc "cháy giáo án" thường xuyên xảy ra trên lớp học. Nhiều thí nghiệm có độ chính xác không cao nên phản tác dụng. Một số thí nghiệm rất khó quan sát trong điều kiện bình thường của lớp học, đặc biệt là các thí nghiệm cần có phòng tối. Một số thí nghiệm lại xảy ra quá nhanh làm cho HS chưa kịp quan sát.
Trong dạy học vật lí, người giáo viên không chỉ biết sử dụng TN mà còn phải biết sử dụng các phương tiện trực quan khác, đặc biệt là các phương tiện nghe nhìn. Tuy nhiên, trong thực tế, GV thường sử dụng các phương tiện dạy học đó một cách độc lập mà chưa tính đến việc sử dụng phối hợp các phương tiện dạy học đó với nhau.
Vì những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu sử dụng phối hợp thí nghiệm vật lí với các phương tiện nghe nhìn trong dạy học vật lí lớp 9 trung học cơ sở”
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 410
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 588
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 374
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 466
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 495
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 456
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 1
👁 Lượt xem: 579
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 662
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 357
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 454
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 486
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 460
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 204
👁 Lượt xem: 443
⬇ Lượt tải: 18