Mã tài liệu: 214827
Số trang: 14
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 209 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong chiến tranh hiện đại, cơ động lực lượng nói chung, cơ động
lực lượng phòng không nói riêng có vai trò rất quan trọng. Khi đối
tượng tác chiến có phương tiện tiến công đường không, phương tiện
trinh sát hiện đại, khả năng xử lý thông tin và quyết định nhanh thì
việc nghiên cứu vấn đề cơ động của lực lượng phòng không trở nên cấp
bách. Với sư đoàn phòng không, việc cơ động lực lượng tên lửa phòng
tránh, đánh địch (PTĐĐ) tiến công hoả lực trong giai đoạn đầu của
chiến tranh có ý nghĩa rất lớn. Trong quân đội ta, trang bị của lực
lượng tên lửa sư đoàn phòng không (LLTLfPK) hầu hết được sản xuất
từ những năm 70 và 80 của thế kỷ trước, khả năng cơ động hạn chế
nhiều so với đòi hỏi của chiến tranh hiện đại. Do vậy, vấn đề cơ động
của LLTLfPK càng cần được quan tâm. Một trong những yếu tố ảnh
hưởng lớn đến khả năng cơ động của LLTLfPK là công tác bảo đảm kỹ
thuật (BĐKT). Một cách trực quan cũng có thể thấy ngay ảnh hưởng
đó trong các quá trình chuẩn bị cơ động, thực hành cơ động Trong
khi đó, chưa có công trình khoa học nào chuyên nghiên cứu về vấn đề
này. Vì vậy, “Nghiên cứu bảo đảm kỹ thuật cho lực lượng tên lửa sư
đoàn phòng không cơ động phòng tránh, đánh địch tiến công hoả lực”
là cấp thiết về cả lý luận và thực tiễn hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận về tổ chức cơ động PTĐĐ tiến công hoả lực,
lý luận về BĐKT trong tác chiến cũng như thực trạng trang bị và công
tác kỹ thuật (CTKT) của sư đoàn phòng không, luận án xác định
những vấn đề lý luận cơ bản và đề xuất một số giải pháp thực hiện
có hiệu quả công tác BĐKT cho LLTLfPK cơ động PTĐĐ tiến công
hoả lực nhằm góp phần hoàn thiện lý luận về BĐKT cho sư đoàn
phòng không trong tác chiến và từng bước điều chỉnh CTKT thường
xuyên phù hợp với yêu cầu cơ động PTĐĐ tiến công hoả lực của
LLTLfPK.
3. Đối tượng nghiên cứu
Các hoạt động BĐKT cho LLTLfPK cơ động PTĐĐ tiến công
hoả lực.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Địch tiến công hoả lực thời kỳ đầu chiến tranh (chưa tiến công
trên bộ), lực lượng tiến công là quân đội các nước thù địch sử dụng
hoả lực không quân, tên lửa hành trình, cùng các loại vũ khí công
nghệ cao khác và tác chiến điện tử mạnh;
- Sư đoàn phòng không được nghiên cứu là sư đoàn đủ biên chế,
có 3 loại khí tài là C-125M1A, C-75M3 và C-300ПМУ1;
- Địa bàn tác chiến của sư đoàn trên hướng chiến lược miền Bắc,
chủ yếu là vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lê nin, Tư
tưởng quân sự Hồ Chí Minh, luận án sử dụng kết hợp các phương
pháp khảo sát điều tra, hệ thống cấu trúc, lịch sử - lôgic và thẩm định
kết quả nghiên cứu bằng phương pháp chuyên gia.
6. Đóng góp của luận án
- Xác định và hoàn thiện những vấn đề lý luận cơ bản về BĐKT
cho LLTLfPK cơ động PTĐĐ tiến công hoả lực;
- Đề xuất một số giải pháp thực hiện có hiệu quả công tác BĐKT
cho LLTLfPK cơ động PTĐĐ tiến công hoả lự
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 299
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 144
👁 Lượt xem: 439
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 441
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 365
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 434
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 296
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 480
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 328
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 102
👁 Lượt xem: 345
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 101
👁 Lượt xem: 386
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 408
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 309
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 435
⬇ Lượt tải: 16