Mã tài liệu: 301779
Số trang: 63
Định dạng: zip
Dung lượng file: 471 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
Từ khi đảng và nhà nước ta chủ trương chuyển từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia sản xuất kinh doanh, đã có nhiều doanh nghiệp bắt kịp với cơ chế mới làm ăn phát đạt và khẳng định được vị trí của mình trên thương trường. Tuy nhiên, cũng có nhiều doanh nghiệp do không thích ứng với cơ chế này dẫn đến tình trạng sản xuất kinh doanh thua lỗ, gặp nhiều khó khăn và dẫn đến đào thải.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và một trong những nguyên nhân quan trọng nhất là họ không tìm được cho mình một con đường đi đúng đó là họ chưa phân tích được hiệu quả kinh tế đã đạt được, để từ đó có sự đầu tư quản lý đúng đắn để đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn trong tương lai.
Hiệu quả kinh tế đạt được sau mỗi kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh là thước đo phản ánh trình độ tổ chức, trình độ quản lý và sử dụng các nguồn lực (lao động, vốn, máy móc thiết bị, quy trình công nghệ ...) của doanh nghiệp. Điều này đã giải thích lý do một số doanh nghiệp mặc dù có đội ngũ lao động lành nghề, máy móc thiết bị hiện đại, nguồn vốn lớn nhưng vẫn không sản xuất kinh doanh có lãi. Do đó, việc sử dụng các nguồn lực phải được xem là công tác quan trọng trong công tác hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là trong cơ chế thị trường hiện nay đầu vào và đầu ra thường xuyên biến động, việc sử dụng thường xuyên các nguồn lực tổ chức sản xuất kinh doanh chính xác hợp lý mới bảo đảm sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Như vậy, có thể xem trình độ tổ chức, quản lý và sử dụng các nguồn lực là một trong các yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Cũng như nhiều doanh nghiệp khác, Chi nhánh hoá dầu Hải Phòng ra đời trong cơ chế bao cấp, bước sang cơ chế thị trường trong những năm đầu chi nhánh tưởng chừng như không thể đứng vững lâm vào tình trạng khó khăn. Song trong quá trình đổi mới chi nhánh dần thay đổi bộ mặt ổn định dần và đến nay đã tạo được chỗ đứng trên thị trường, quy mô của chi nhánh ngày càng được mở rộng hơn, hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày càng cao, chi nhánh đã tạo được chỗ đứng trên thị trường.
Vì vậy, việc nghiên cứu tình trạng sản xuất kinh doanh của chi nhánh để tìm ra biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh tế là vấn đề quan trọng hiện nay. Xuất phát từ quan điểm này và quá trình thực tập tại Chi nhánh hoá dầu Hải Phòng với sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn và với sự chỉ bảo nhiệt tình của đơn vị thực tập em đã chọn đề tài “Một số vấn đề về nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Chi nhánh hoá dầu Hải Phòng “ làm khoá luận tốt nghiệp của mình.
Kết cấu của đề tài ngoài lời nói đầu được trình bày ở 3 chương chính:
Chương 1: Một số vấn đề chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.
Chương 2: Tình hình sản xuất kinh doanh tại chi nhánh hoá dầu Hải Phòng .
Chương 3: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở Chi nhánh hoá dầu Hải Phòng .
Với thời gian thực tế chưa nhiều và với khả năng và trình độ có hạn những thiếu xót trong bài viết này là không thể tránh khỏi, em mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn để bài viết được tốt hơn.
Qua đây em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới thầy giáo Hoàng Thị Thanh Vân cũng như các cô chú, anh chị trong Chi nhánh hoá dầu Hải Phòng đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT
KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP
1.1 - Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp :
1.1.1- Khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh :
Các nhà kinh tế đã đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . Một số cách hiểu được diễn đạt như sau :
- Hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh là một mức độ đạt được lợi ích từ sản phẩm sản xuất ra tức là giá trị sử dụng cửa nó (Hoặc là doanh thu và nhất là lợi nhuận thu được sau quá trình kinh doanh ). Quan điểm này lẫn lộn giữa hiệu quả và mục tiêu kinh doanh .
- Hiệu quả sản xuất kinh doanh thể hiện sự tăng trưởng kinh tế phản ánh qua nhịp độ tăng của chỉ tiêu kinh tế ,cách hiểu này còn phiến diện vì chỉ đứng trên mức độ biến động của các chỉ tiêu này theo thời gian .
- Hiệu quả sản xuất kinh doanh là mức độ tiết kiệm chi phí so với mức tăng kết quả . Đây là biểu hiện của các số đo chứ không phải là khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh .
- Hiệu quả sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu được xác định bằng tỷ lệ so sánh giữa kết quả với chi phí. Định nghĩa như vậy là chỉ muốn nói về cách xác lập các chỉ tiêu chứ không toát nên ý niệm của vấn đề .
- Hiệu quả sản xuất kinh doanh là mức tăng của kết quả sản xuất kinh doanh trên mỗi lao đông hay mức danh lợi của vốn sản xuất kinh doanh .Quan điểm này muốn quy hiệu quả về một số chỉ tiêu tổng hiệu quả sản xuất kinh doanh cụ thể nào đó .
Bởi vậy cần có một số khái niệm cần bao quát hơn :
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu , phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh . Nó là thước đo ngày càng quan trọng để đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp .
Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh :
Thực chất là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội .
Đây là hai mặt có mối quan hệ mật thiết của vấn đề hiệu quả sản xuất kinh doanh . Chính việc khan hiếm nguồn lực và việc sử dụng chúng có tính cạnh tranh nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội đặt ra yêu cầu phải khai thác , tận dụng triệt để và tiết kiệm các nguồn lực . Để đạt được mục tiêu kinh doanh các doanh nghiệp buộc phải chú trọng các điều kiện nội tại , phát huy năng lực , hiệu năng của các yếu tố sản xuất và tiết kiệm mọi chi phí .
Vì vậy, yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là phải đạt kết quả tối đa với chi phí tối thiểu , hay chính xác hơn là đạt hiệu quả tối đa với chi phí nhất định hoặc ngược lại đạt hiệu quả nhất định vơí chi phí tối thiểu. Chi phí ở đây được hiểu theo nghĩa rộng là chi phí tạo ra nguồn lực và chi phí sử dụng nguồn lực, đồng thời phải bao gồm cả chi phí cơ hội. Chi phí cơ hội là giá trị của việc lựa chọn tốt nhất đã bị bỏ qua hay là giá trị của việc hy sinh công việc kinh doanh khác để thực hiện công việc kinh doanh này. chi phí cơ hội phải được bổ sung vào chi phí kế toán thực sự. Cách hiều như vậy sẽ khuyến khích các nhà kinh doanh lựa chọn phương án kinh doanh tốt nhất, các mặt hàng có hiệu quả.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 244
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 340
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 277
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 327
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 261
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 242
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 348
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 329
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 359
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 264
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 360
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 407
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 307
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 514
⬇ Lượt tải: 20