Mã tài liệu: 245965
Số trang: 168
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 654 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề.
Trong bối cảnh cạnh tranh khu vực và cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt,
có thể khẳng định rằng chất lượng đang đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong
việc hình thành ưu thế cạnh tranh của các nhà sản xuất kinh doanh.
Sự hội nhập kinh tế của Việt Nam vào khu vực và thế giới đang đặt ra những
thách thức to lớn cho chúng ta khi hàng rào thuế quan dần dần được bãi bỏ và thay
vào đó là hàng rào phi thuế quan ngày càng khắt khe hơn. Các doanh nghiệp Việt
Nam không thể tiếp tục trông chờ vào sự bảo hộ của Nhà nước mà phải chủ động tạo
thế cạnh tranh cho doanh nghiệp mình. Nếu không đặt vấn đề chất lượng một cách
nghiêm túc ngay từ bây giờ thì các doanh nghiệp Việt Nam sẽ khó có thể cạnh tranh
và tồn tại chứ chưa nói đến sự phát triển bền vững.
Tình hình mới đã và đang đặt ra nhiều khó khăn, thử thách cho hầu hết các
ngành sản xuất kinh doanh trong nước, trong đó có ngành thép Việt Nam nói chung
và ngành thép khu vực miền Nam nói riêng – một trong những ngành công nghiệp
đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
Cùng với ngành thép, các doanh nghiệp nhà nước sản xuất thép trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua đã có nhiều nỗ lực và đóng góp nhất định
cho sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh hiện
tại của các doanh nghiệp này nói riêng và của ngành thép nói chung vẫn còn rất thấp.
Một trong những điểm yếu cơ bản làm hạn chế năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp này là chất lượng sản phẩm thấp, không ổn định, giá thành cao. Vậy thì, liệu
có giải pháp nào để quản lý chất lượng tốt hơn sao cho đảm bảo liên tục cải tiến,
nâng cao chất lượng sản phẩm với hiệu quả kinh tế cao, tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp nhà nước sản xuất thép tại thành phố Hồ Chí Minh có đủ sức cạnh tranh để
tồn tại và phát triển bền vững.
Xuất phát từ thực tiễn đó, tác giả chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm hoàn
thiện hoạt động quản lý chất lượng tại các doanh nghiệp nhà nước sản xuất thép
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” làm luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành
kinh tế quản lý với mong muốn đi tìm câu trả lời cho vấn đề này.
2. Mục đích nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu của luận án là tìm ra một số giải pháp hợp lý để hoàn
thiện hoạt động quản lý chất lượng tại các doanh nghiệp nhà nước sản xuất thép trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh theo một mô hình quản lý mới, năng động hơn, hiệu
quả hơn. Đó là mô hình quản lý chất lượng hướng vào khách hàng và các bên quan
tâm với sự huy động hiệu quả các nguồn lực của doanh nghiệp tập trung vào việc liên
tục cải tiến chất lượng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các hoạt động quản lý chất lượng của các
doanh nghiệp nhà nước sản xuất thép trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Nội dung luận án tập trung hệ thống hóa về mặt lý luận, làm sáng tỏ và cụ thể
một số luận cứ khoa học về quản lý chất lượng. Trên cơ sở quan điểm của quản lý
chất lượng hiện đại, luận án tiến hành phân tích thực trạng hoạt động quản lý chất
lượng trong các doanh nghiệp nhà nước sản xuất thép tại thành phố Hồ Chí Minh. Từ
đó, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý chất lượng, tạo điều
kiện tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp này trong thời gian tới.
Những giải pháp đề xuất trong luận án nằm trong giới hạn giải quyết vấn đề ở
góc độ ứng dụng phương pháp quản lý chất lượïng hiện đại, có giá trị trong giai đoạn
từ nay đến năm 2010. Những giải pháp xuất phát từ những cách nhìn ở góc độ khác
và có giá trị dài hạn hơn không thuộc phạm vi nghiên cứu của luận án.
4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn thông tin, số liệu sử dụng trong luận
án.
Đề tài luận án thuộc loại nghiên cứu ứng dụng, được thực hiện bằng cách vận
dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp khảo sát thực
địa, phương pháp thu thập và xử lý thông tin, phương pháp chuyên gia, phương pháp
mô tả, phân tích và tổng hợp
Cụ thể là, các phương pháp diễn giải, hệ thống hóa
được sử dụng để tập hợp và hệ thống những vấn đề cơ bản về quản lý chất lượng
trong chương 1.
Các phương pháp khảo sát thực địa, mô tả, điều tra, phân tích số liệu
thống kê được dùng để mô tả và phân tích thực trạng quản lý chất lượng tại các
doanh nghiệp nhà nước sản xuất thép trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong
chương 2.
Các phương pháp dự báo, phương pháp chuyên gia và suy luận logic được
sử dụng để xác định mục tiêu phát triển và đề xuất các giải pháp trong chương 3.
Thông tin và số liệu được sử dụng trong luận án bao gồm:
− Thông tin, số liệu thứ cấp được thu thập từ nhiều nguồn như: sách, báo,
mạng Internet, các hội thảo chuyên đề về quản lý chất lượng, các báo cáo
liên quan đến ngành thép được công bố chính thức.
− Thông tin, số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách tự điều tra và phỏng vấn
trực tiếp các nhà quản lý có nhiều kinh nghiệm trong ngành thép.
Các số liệu phân tích được sử dụng trong luận án được thu thập chủ yếu trong
giai đoạn 1995 – 2003.
5. Kết quả nghiên cứu và những đóng góp mới của luận án.
Luận án đã khảo sát và phân tích thực trạng hoạt động quản lý chất lượng tại
các doanh nghiệp nhà nước sản xuất thép trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh qua
các thời kỳ trước năm 1998 và từ năm 1998 đến năm 2003. Từ đó, đề xuất bốn nhóm
giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý chất lượng tại các doanh nghiệp này là:
- Giải pháp huy động nguồn nhân lực vào hoạt động quản lý chất lượng.
- Giải pháp về phương pháp quản lý.
- Giải pháp đảm bảo chất lượng nguyên vật liệu.
- Giải pháp đổi mới và cải tiến công nghệ, thiết bị.
Ngoài ra, luận án cũng đề đạt một số kiến nghị đối với các cấp quản lý có liên
quan nhằm tăng tính khả thi cho các giải pháp đã đề xuất.
Qua quá trình nghiên cứu, luận án có một số đóng góp mới như:
1. Tổng quan những vấn đề cơ bản về quản lý chất lượng, đặt trong bối cảnh
khu vực hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế và có chú ý đến xu hướngï phát triển của
nền kinh tế tri thức.
2. Phân tích thực trạng quản lý chất lượng tại các doanh nghiệp nhà nước sản
xuất thép trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (DNNNTHCM) nhằm xác định trình
độ quản lý chất lượng của các DNNNTHCM, nhận diện những mặt yếu kém về quản
lý chất lượng cũng như những nguyên nhân chủ yếu, làm nền tảng cho việc đề xuất
các giải pháp và kiến nghị.
3. Nghiên cứu, tổng hợp kinh nghiệm quản lý chất lượng của một số nước trên
thế giới và liên hệ với hoàn cảnh thực tiễn của Việt Nam, rút ra một số bài học kinh
nghiệm làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp thích hợp nhằm hoàn thiện hoạt
động quản lý chất lượng vừa sát với tình hình thực tế của các DNNNTHCM vừa phù
hợp với xu hướng của thời đại.
4. Đề xuất một số quan điểm chung trong việc hoàn thiện hoạt động quản lý
chất lượng tại các DNNNTHCM.
5. Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý
chất lượng tại các DNNNTHCM theo mô hình quản lý năng động, hiệu quả và gắn
với thị trường hơn
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 323
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 476
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 503
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 369
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 463
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 308
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 480
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 458
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 494
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 452
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 107
👁 Lượt xem: 500
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 168
👁 Lượt xem: 534
⬇ Lượt tải: 16