Mã tài liệu: 233786
Số trang: 70
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 744 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ KHẲNG ĐỊNH SỰ CẦN THIẾT CẦN ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU GIÀY DÉP SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ
1.1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU GIÀY DÉP TRÊN THẾ GIỚI
1.1.1 Một số đặc điểm cơ bản của ngành sản xuất giày dép:
Giày dép là mặt hàng tiêu dùng có nhiều mẫu mã và chủng loại khác nhau. Vì vậy, mỗi loại giày dép có quy trình sản xuất, công nghệ và giá thành khác nhau. Có thể chia các loại giày dép như sau : giày da, giày đế cao su, đế nhựa, giày thể thao, giày vải, giày sadal, và các loại dép đi trong nhà, đi dạo biển
- Các quy trình cơ bản để sản xuất giày: tạo mẫu, sản xuất đế, khâu mũ giày, hoàn chỉnh mũ giày, lắp ráp hoàn chỉnh (sơ đồ 1.1).
- Sản xuất đế giày có các công nghệ: ép đúc, ép phun, lưu hoá và ép dán.
- Về mũ giày có các loại: mũ vải, mũ da, mũ giày thể thao, mũ giày saldal.
- Giày dép là sản phẩm mang tính thời trang, tuỳ từng mùa khác nhau khách hàng sẽ có sở thích từng loại giày dép khác nhau và tuỳ từng vùng khác nhau khách hàng cũng sẽ có những thị hiếu khác nhau. Vì vậy, tìm hiểu kĩ thị trường xuất khẩu giày dép cũng là một trong những yêu cầu quan trọng. Ngoài ra, tính thời trang có yếu tố rất quyết định trong việc nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm, sản phẩm có kiểu dáng lạ, đẹp, sẽ tăng thêm tính cạnh tranh cho mặt hàng.
Ngày nay, việc ứng dụng công nghệ trong việc sản xuất giày dép rất được xem trọng, vì các doanh nghiệp ngày càng muốn thoã mãn những yêu cầu về sở thích giày dép của khách hàng và khách hàng cũng ngày càng có những yêu cầu khắt khe hơn cho từng sản phẩm.
- Sản xuất giày dép đa số xuất phát từ các nước có giá nhân công và chi phí sản xuất rẻ như: Indonesia, Philipin, Trung Quốc, Việt Nam Xuất khẩu giày dép chủ yếu là thông qua đường biển.
1.1.2 Xu hướng về sản xuất giày dép trên thế giới:
Sản xuất và xuất khẩu giày dép là một ngành công nghiệp quan trọng đối với tất cả các quốc gia trên thế giới, tuy nhiên với sự phát triển công nghệ vượt bậc và sự thay đổi cơ cấu ngành công nghiệp của một số quốc gia, thì ngành sản xuất giày dép đã dịch chuyển về các nước đang phát triển, mà cụ thể là các nước Châu Á.
Để lý giải nguyên nhân này chúng ta có thể thấy: các nước phát triển không có lợi thế cạnh tranh về nguồn lao động–một yêu cầu cơ bản của ngành sản xuất giày dép, chỉ tập trung vào các ngành công nghiệp đòi hỏi công nghệ cao và chất xám nơi các quốc gia này có lợi thế hơn.
Theo các số liệu thống kê cho thấy: trong những năm vừa qua, cũng như những năm tiếp theo Châu Á sẽ là nơi sản xuất giày dép chiếm tỷ trọng lớn trên Thế Giới. Bên cạnh đó là sự gia tăng về nhu cầu giày mũ da trên thế giới với mức tăng trưởng hàng năm là 4,7%. Sản lượng xuất khẩu ở các nước đang phát triển tăng- trong đó có Châu Á tăng nhanh với mức tăng trưởng về sản lượng giày dép hàng năm 8,7% và làm tăng thị phần xuất khẩu giày dép của các quốc gia này từ 39% đến 68% - thể hiện lợi thế cạnh tranh của một số quốc gia trong quá trình công nghiệp hoá ngành công nghiệp sản xuất giày dép. Đối với các quốc gia Châu Âu vị trí chủ đạo của họ trong những thập kỉ qua đã bị đánh mất về tay các nước đang phát triển.
Cùng với sự gia tăng về giày mũ da thì đối với sản xuất giày dép nói chung theo dự báo đến 2010 dân số toàn cầu có hơn 7 tỷ người và sản lượng giày dép thế giới sẽ đạt hơn 14.061 tỷ đôi.
Như vậy cùng với nhu cầu ngày càng tăng về giày dép trên Thế Giới hình thành 2 khu vực cung cấp:
- Khu vực 1: các nước đang phát triển (Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ Latin) nơi cung cấp số lượng giày dép chủ yếu cho xuất khẩu, chiếm tỷ trọng lớn trên toàn Thế Giới với các sản phẩm đạt tiêu chuẩn trung bình.
1.1.3 Xu hướng về tiêu dùng giày dép trên Thế Giới:
Xu hướng tiêu thụ giày dép trên Thế Giới phụ thuộc rất nhiều vào khả năng thu nhập của người tiêu dùng. Mặc dù mức sống ở một số quốc gia còn ở mức thấp nhưng nhìn chung mức sống của người dân trên toàn cầu đang đựơc nâng cao dần lên. Mặc khác, mức tiêu thụ giày dép còn phụ thuộc vào khả năng tăng dân số của Thế giới, trên cơ sở mức tăng dân số trên thế giới chúng ta có thể ước tính nhu cầu giày dép sắp tới. Vấn đề còn lại là chúng ta xác định chủng loại sản phẩm và thị hiếu người tiêu dùng để sản xuất sản phẩm cho phù hợp.
- Một cách tổng quan cho đến năm 2010 tổng dân số thế giới sẽ xấp xỉ sẽ là hơn 7 tỷ người trong đó mức tuổi từ dưới 15 tuổi và từ 15-64 tuổi chiếm 26,8% và 65,5%, như vậy nhu cầu giày dép trên thế giới có triển vọng tăng theo dân số với số lượng trên 16 tỷ đôi giày dép các loại.
Mức tiêu thụ giày dép cao nhất–theo dự báo- trong những thập niên tới nằm ở các nước đang phát triển, nơi có mức sống và dân số cũng đang gia tăng, tiếp đến là thị trường EU và cuối cùng là khu vực Bắc Mỹ.
Theo các chuyên gia phân tích xu hướng tiêu dùng những sản phẩm giày dép trên thế giới trong những năm gần đây và trong thời gian tới sẽ là: “hiện đại, tiện nghi và hấp dẫn”. Các nhóm sản phẩm giày dép thời trang kết hợp với công nghệ cao đang có những tầm vị trí nhất định trong lòng người tiêu dùng. Mà đại diện các sản phẩm này là các tập đoàn lớn như Adidas, Nike, Reebok Hơn bao giờ hết công nghệ cao trong ngành sản xuất giày dép hiện đang quyết định sự thành công của một số dòng sản phẩm. Cuộc chiến về công nghệ không kém gì so với cuộc chiến đối với sản phẩm, do người tiêu dùng trên Thế Giới càng ngày càng khó tính hơn, nhu cầu về sản phẩm cũng đa dạng hơn
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 107
👁 Lượt xem: 498
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 337
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 463
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 308
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 416
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 168
👁 Lượt xem: 532
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 321
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 457
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 334
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 586
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 420
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 754
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 492
⬇ Lượt tải: 16