Mã tài liệu: 224870
Số trang: 33
Định dạng: doc
Dung lượng file: 209 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
Lời mở đầu
1.Tính cấp thiết của đề tài :
Việt Nam đã chính thức là thành viên thứ 50 của tổ chức thương mại thế giới WTO, đây là cơ hội lớn để nền kinh tế Việt Nam hội nhập cùng nền kinh tế thế giới nhưng cũng là thách thức không nhỏ đối với nền kinh tế còn non kém, nhiều bất cập trong cơ chế quản lý của chúng ta hiện nay. Trong nền kinh tế tập trung bao cấp, các doanh nghiệp nhà nước không phát huy được sức mạnh của mình, doanh nghiệp chỉ hoạt động sao cho đạt được chỉ tiêu của cấp trên giao xuống, nếu có làm ăn thua lỗ thì cũng không ảnh hưởng gì đến lợi ích của cá nhân những người trong công ty mà người đứng ra bù lỗ lại là nhà nước. Nền kinh tế tập trung được tồn tại trong khoản thời gian khá dài, trước tình hình nền kinh tế quốc tế và khu vực phát triển một cách chóng mặt, để cải thiện nền kinh tế Việt Nam xóa bỏ bao cấp, nhà nước tiến hành cổ phần hóa từ năm 1992 và đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Cổ phần hóa làm tăng khả năng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, giúp huy động vốn từ các nhà đầu tư để phát triển doanh nghiệp, nâng cao vị thế của doanh ngiệp trên thị trường qua đó cũng làm cho thị trường chứng khoán phát triển. Hiện nay quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước đang đẩy nhanh tiến độ, theo kế hoạch đến ngày 1/7/2010 cơ bản hoàn tất công việc cổ phần hóa ở các doanh nghiệp đang thực hiện cổ phần. Để cổ phần hóa doanh nghiệp cần tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp, đây là công việc khó và phức tạp vì vậy cần phải có những phương pháp thẩm định giá trị tài sản mang tính chuẩn mực giúp xác định đúng giá trị tài sản của doanh nghiệp,nhưng áp dung các phương pháp đó vào thực tế thì có nhiều vấn đề, vướng mắc. Để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này,em chọn đề tài: “Các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp được áp dụng ở Việt Nam và sự vận dụng của các phương pháp đó trong việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước ở Việt nam.”
2.Mục đích nghiên cứu đề tài
-Nghiên cứu các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp được sử dụng trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam.
-Phân tích thực trạng áp dụng các phương pháp đó trong cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam
-Đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện các phương pháp đó ở Việt Nam
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :
-Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn của các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp được sử dụng trong cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam.
-Phạm vi nghiên cứu: trong quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam.
4.Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng ,duy vật lịch sử .Các phương pháp được sử dụng như sử dụng các báo cáo, phân tích tình hình cổ phần hóa của Việt Nam cũng như tham khảo các bài báo kinh tế.
5.Nội dung nghiên cứu :
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tham khảo, đề tài được kết cấu như sau :
-Chương 1: Lý luận chung về các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp được sử dụng trong cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam.
-Chương 2: Thực trạng của việc sử dụng các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp được sử dụng trong cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam.
-Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp ở Việt Nam.
MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Chương 1: Lý luận chung về các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp được sử dụng trong cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam. 3
1.1.Các khái niệm cơ bản và các bộ phận cấu thành nên tài sản của đoanh nghiệp. 3
1.1.1 . Các khái niệm cơ bản : 3
1.1.2.Các bộ phận cấu thành nên tài sản của doanh nghiệp 6
1.1.2.1.Bất động sản: 6
1.1.2.2.Máy móc thiết bị. 8
1.1.2.3.Tài sản vô hình. 8
1.2.Các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp được sử dụng trong việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam. 10
1.2.1. Phương pháp tài sản 10
1.2.2. Phương pháp dòng tiền chiết khấu. 16
Chương 2: Thực trạng áp dụng các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp trên vào việc cổ phần hóa doanh nghiệp ở Việt Nam. 21
2.1. Các quy định của pháp luật liên quan đến các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp: 21
2.2. Thực trạng hoạt động của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) 26
2.3. Thực trạng quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp ở Việt Nam. 27
2.4.Thực trạng áp dụng các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp vào việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam. 28
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp ở Việt Nam. 31
Danh mục tài liệu tham khảo 33
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 420
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 352
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 660
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 316
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 392
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 493
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 498
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 376
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 340
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 326
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 298
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 333
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 489
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 371
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 819
⬇ Lượt tải: 18