Mã tài liệu: 269095
Số trang: 22
Định dạng: zip
Dung lượng file: 88 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong giai đoạn trước đây, không riêng gì ở nước ta mà cả các nước khác thuộc hệ thống XHCN, người ta đã đồng nhất nền kinh tế thị trường với CNTB phủ nhận kinh tế thị trường và các phạm trù, quy luật kinh tế tồn tại và hoạt động trong nền kinh tế thị trường. Nhưng ngày nay, trải qua thực tiễn càng ngày chúng ta càng nhận thức rõ rằng: kinh tế thị trường không đối lập với CNXH, đó là thành tựu của nhân loại, đồng thời nó rất cần thiết cho công cuộc xây dựng phát triển kinh tế trong thời kỳ quá độ lên CNXH và kể cả khi CNXH đã được xây dựng. Mà nền kinh tế thị trường thì luôn gắn liền với các phạm trù và các quy luật kinh tế của nó, trong đó có phạm trù giá trị thặng dư. Hay nói cách khá: sự tồn tại giá trị thặng dư là một tất yếu khách quan ở Việt Nam, khi mà ở Việt Nam ta đang thực hiện nền kinh tế thị trường nhiều thành phần theo định hướng XHCN nhưng trong chừng mực nào đó vẫn tồn tại thành kiến với các thành phần kinh tế tư nhân, tư bản, coi các thành phần kinh tế này là bóc lột, nhận thức này không chỉ xảy ra với một số cán bộ đảng viên làm công tác quản lý mà còn xảy ra ngay trong những người trực tiếp làm kinh tế tư nhân ở nước ta. Mà theo như lý luận của Các Mác, vấn đề bóc lột này lại liên quan đến “giá trị thặng dư”. Chính vì thế,việc nghiên cứu về chất và lượng của giá trị thặng dư sẽ giúp chúng ta có những nhận thức đúng đắn về con đường đi lên xây dựng CNXH ở Việt Nam mà Đảng và Nhà nước đã chọn. Từ việc nghiên cứu đó, rút ra ý nghĩa thực tiễn của vấn đề này là cần thiết.
Lênin đã từng đánh giá: “Giá trị thặng dư là hòn đá tảng trong học thuyết kinh tế của Mác”, lời đánh giá này cho thấy nghiên cứu về giá trị thặng dư là một vấn đề lớn. Với kiến thức còn hạn hẹp, bài viết này chỉ nêu ra những nội dung cơ bản của “giá trị thặng dư”, cùng một vài ý nghĩa thực tiễn rút ra được khi nghiên cứu vấn đề này và một số y kiến để vận dụng “giá trị thặng dư” trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta.
Bài viết được chia thành hai phần:
Phần I : Mặt chất và mặt lượng của giá trị thặng dư.
Phần II : Ý nghĩa thực tiễn rút ra khi nghiên cứu vấn đề này đối với việc quản lý doanh nghiệp của chúng ta khi chuyển sang nền kinh tế thị trường.
Bài viết đã được hoàn thành với sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn, thư viện trường và nhiều tài liệu tham khảo bổ ích khác.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 500
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 368
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 706
⬇ Lượt tải: 26
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 355
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 484
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 306
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 373
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 412
⬇ Lượt tải: 16