Mã tài liệu: 218416
Số trang: 44
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 821 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
MỤC LỤC
Trang
PHẦN THỨ NHẤT: Những vấn đề chung
I. Tính cấp thiết của đề tài
II. Mục tiêu nghên cứu
III. Nôi dung nghiên cứu
IV Phương pháp nghiên cứu
V. Khả năng, triển vọng của đề tài
PHẦN THỨ HAI
Chương I Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu
I. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
II. Khái niệm học sinh chưa ngoan.
III. Đặc điểm tâm , sinh lý của học sinh THCS
IV. Đặc điểm tâm lý học sinh chưa ngoan
Chương II. Kết quả nghiên cứu
I Một số đặc điểm chủ yếu về tự nhiên và xã hội của thành phố Long Xuyên
II Tình hình học sinh chưa ngoan ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Long Xuyên
III Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh chưa ngoan
IV Những biện pháp giáo dục đối với loại học sinh chưa ngoan
PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN ĐỀ XUẤT
Tài kiệu tham khảo
PHẦN PHỤ LỤC .
3
3
3
3
3
4
5
5
8
8
15
18
18
19
30
33
36
40
41
1
LỜI MỞ ĐẦU
Từ khi lọt lòng, qua lời ru của mẹ, trẻ đã thực sự học tập, noi theo các hành vi chuẩn mực của người lớn, của cộng đồng mà góp phần xây dựng sáng tạo các chuẩn mực, khuôn mẫu xã hộI
( được xã hội chấp nhận), và liên tiếp trong suốt cuộc đời của mỗi con người, quá trình xã hội hoá diễn ra, trong đó con người sống và phát triển cả hai phương diện: vừa là một cá thể, vừa là một thành viên của xã hội.
Tuy vậy, trong bất cứ xã hội nào cũng có tỷ lệ nhất định những con người, trong hoạt động của họ đôi lúc hoặc thường xuyên vượt ra khỏi các quy tắc, các chuẩn mực mà xã hội mong đợi.
Vì thế bất cứ xã hội nào cũng có cơ chế kiểm soát, điều chỉnh nhằm duy trì sự cân bằng cần thiết của đời sống xã hội, điều tiết các hành vi lệch lạc đã xuất hiện hoặc có nguy cơ sẽ xuất hiện trong cộng đồng. Trong nhà trường cũng vậy, lúc nào, thời gian nào cũng có thể có loại học sinh chưa ngoan. Trong xã hội, trong nhà trường, đại đa số đều phát triển, di động, biến chuyển hợp quy luật theo các khuôn mẫu, các chuẩn mực về văn hoá xã hội, nhưng vẫn có một số ít phát triển không bình thường, dẫn đến hiện tượng khó giáo dục mà chúng ta có thể gọi đó là những học sinh chưa ngoan. Do đó, chúng tôi muốn nắm được hiện trạng học sinh chưa ngoan ở Long Xuyên, từ đó có thể có những biện pháp giáo dục phù hợp./.
2
PHẦN THỨ NHẤT. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG.
I. Tính cấp thiết của đề tài.
1. Trong thực tiễn hoạt động giáo dục, học sinh luôn luôn có sự phân hoá phức tạp về mức độ phát triển trí tuệ, phẩm chất đạo đức, thể chất khác nhau của quá trình tiếp thu giáo dục và quá trình tự giáo dục của mỗi người. Trong sự phân hoá đó có một tỷ lệ rơi vào tình trạng trì trệ , chậm phát triển, thậm chí có một số học sinh quậy phá bướng bỉnh nếu không được quan tâm giúp đỡ kịp thời, rất dễ rơi vào tình trạng suy thoái nhân cách, thậm chí có thể dẫn đến tình trạng có thể trượt dài vào vòng tội lỗi. Chính nghị quyết trung ương II khoá VIII của Đảng cộng sản Việt Nam, đã đề cập: “Đặc biệt đáng lo ngại là trong một bộ phận học sinh, sinh viên có tình trạng suy thoái về đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bảo lập thân, lập nghiệp vì tương lai của bản thân và của đất nước”. Qua tiếp xúc với một số đ/c hiệu trưởng và một số giáo viên ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Long Xuyên, chúng tôi được biết ở các trường THCS trên địa bàn Long Xuyên, đều có loại học sinh chưa ngoan. Từ trước tới nay ở nước ta, vấn đề giáo dục học sinh chưa ngoan được nhiều nhà giáo dục học, tâm lý học và các nhà giáo ở các trường phổ thông rất quan tâm tìm hiểu, nghiên cứu để tìm ra biện pháp giáo dục thích hợp, nhằm đưa các em học sinh thuộc dạng chưa ngoan thành học sinh tốt. Vì vậy, điều tra, nghiên cứu, để nắm được số lượng và nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh chưa ngoan ở các trường THCS trên địa bàn Long Xuyên, từ đó chỉ ra được biện pháp giáo dục đặc thù đối với đối tượng học sinh chưa ngoan là một sự cần thiết.
2. Vấn đề giáo dục học sinh “ chưa ngoan”, từ trước đến nay là một công việc vô cùng khó khăn và phức tạp. Tuy số lượng loại học sinh này không nhiều, nhưng nó lại làm mất nhiều thời gian và sức lực, làm đau đầu các nhà giáo dục, quản lý cũng như phụ huynh học sinh. Nhiều trường vì sợ ảnh hưởng đến thành tích chung nên tìm cách đuổi các em cho rảnh nợ. trong thực tế, có ông chủ tịch công đoàn ngành giáo dục Hà Nội, ông đã mạnh dạn mở trường tư nhằm thu nhận tất cả những học sinh bị nhà trường đuổi hoặc sắp đuổi học vào trường của ông, thật bất ngờ những học sinh này lại trở thành học sinh ngoan, học giỏi thậm chí tỷ lệ thi đậu vào trường Đại học khá cao. Vì vậy, nghiên cứu đề tài này, nhằm tìm ra phương pháp tác động tích cực có hiệu quả sẽ góp phần thiết thực cho việc giáo dục loại học sinh này. Làm sao có thể chứng minh được câu nói của Macarencô: “ Không có trẻ em hư theo đúng nghĩa của nó”
II, Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
Nắm được thực trạng và nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh chưa ngoan ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Long Xuyên. Trên cơ sở đó đề ra một số biện pháp giáo dục đối với loại học sinh này.
III.Nội dung nghiên cứu của đề tài.
1. nghiên cứu vấn đề lý luận về giáo dục học sinh chưa ngoan.
2. Điều tra để nắm tình hình học sinh chưa ngoan ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Long Xuyên.
3. Tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất một số biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan .
IV. Phương pháp nghiên cứu .
1. Phương pháp đọc sách. Nhằm thu thập những tài liệu phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
2. Phương pháp điều tra. Dùng những phiếu điều tra để thu thập số liệu, nắm được nguyên nhân của loại học sinh chưa ngoan. Mẫu 1 nhằm thống kê nắm số liệu học sinh chưa ngoan ở các trường THCS trên địa bàn Long Xuyên. Mẫu 2 nhằm nắm được hoàn cảnh gia đình học sinh chưa ngoan,như: nghề nghiệp của cha, mẹ, trình độ văn hoá của cha, mẹ, số con trong gia
3
đình, kinh tế gia đình, gia đình hoàn thiện hay thiếu, quan hệ giữa cha,mẹ với nhau và quan hệ giữa cha, mẹ với con cái., mẫu 3 nhằm nắm được mối quan hệ của học sinh chưa ngoan, như :quan hệ của các em với lớp, với trường, với giáo viên chủ nhiệm và với bạn bè cũng như môn học mà em ưa thích. mẫu 4,5. nhằm tìm hiểu mức độ quan tâm của phụ huynh đối với các em học sinh thuộc dạng chưa ngoan.
3. Phương pháp trò chuyện. Thông qua trò chuyện trực tiếp với ban giám hiệu các trường THCS, giáo viên, học sinh và một số bậc phụ huynh để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng “ chưa ngoan” của học sinh.
V.Khả năng, triển vọng ứng dụng kết quả nghiên cứu của đề tài.
- Phục vụ cho công tác giảng dạy môn giáo dục học và môn PPNCKHGD ở hệ đào tạo giáo viên THCS.
- Góp phần vào công tác giáo dục “ học sinh chưa ngoan” ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Long Xuyên
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 110
👁 Lượt xem: 566
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 701
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 405
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 144
👁 Lượt xem: 467
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 114
👁 Lượt xem: 495
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 454
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 256
👁 Lượt xem: 311
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 190
👁 Lượt xem: 443
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 159
👁 Lượt xem: 635
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 454
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 388
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 446
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 525
⬇ Lượt tải: 17