Mã tài liệu: 282790
Số trang: 93
Định dạng: zip
Dung lượng file: 616 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày 07/11/2006 Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Điều này đã mở ra thời cơ lớn cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng. Là thành viên của WTO, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có được một môi trường kinh doanh rộng mở, năng động… Tuy nhiên bên cạnh đó là những thách thức cũng không hề nhỏ đặt ra đối với các doanh nghiệp của chúng ta. Đó chính là sự cạnh tranh khốc liệt trong mọi hoạt động, bởi chúng ta cũng phải thực hiện cam kết trong lộ trình gia nhập WTO. Để không bị thất bại ngay trên “sân nhà”, đồng thời có cơ hội để vươn ra thị trường bên ngoài thì mỗi doanh nghiệp phải không ngừng hoàn thiện, cải tiến hoạt động sản xuất kinh doanh, tiếp cận với tư tưởng quản trị hiện đại của thế giới.
Trước đây, hàng hoá không được sản xuất đúng nơi và đúng lúc khi con người muốn tiêu dùng. Bởi vậy, đã gây ra các bất cập như:
- Chi phí sản xuất, cung ứng cao.
- Giá trị sản phẩm tạo ra không cao.
- Không thỏa mãn tối đa nhu cầu người tiêu dùng …
Từ đó dẫn đến tính cạnh tranh thấp, không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, hiệu quả kinh doanh thấp..
Logistics ra đời đã giúp chúng ta có thể sử dụng các nguồn lực một cách tối ưu. Chính nhờ hoạt động hậu cần mà giá trị sản phẩm hàng hoá đã được gia tăng (phần giá trị thời gian, giá trị địa điểm), đồng thời với các kết hợp chặt chẽ từ khâu nguyên liệu đầu vào đến khâu tiêu thụ đã giảm thiểu chi phí sản xuất kinh doanh, tạo ra lợi thế cạnh tranh lớn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là trong môi trường cạnh tranh khốc liệt.
Công ty Cổ phần Gas Petrolimex là một đơn vị kinh doanh mặt hàng khí đốt hoá lỏng (LPG), cũng đang gặp phải những cạnh tranh hết sức lớn từ các doanh nghiệp khác. Ngoài ra theo các cam kết gia nhập WTO, chúng ta sẽ phải mở cửa dần trong lĩnh vực năng lượng từ năm 2009. Qua thời gian công tác tại Công ty Cổ phần Gas Petrolimex tôi nhận thấy khâu hậu cần kinh doanh tại đơn vị còn một số hạn chế như khâu nhập hàng, vận chuyển, lưu kho, hay dịch vụ khách hàng …
Do vậy, tôi đã chọn đề tài “Hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng tại Công ty Cổ phần Gas Petrolimex” trong khoá học Thạc sỹ Quản trị kinh doanh, niên khoá 2005-2008 của mình.
2. Mục đích nghiên cứu:
Luận văn tập trung nghiên cứu và hệ thống cơ sở lý luận có liên quan đến các hoạt động quản trị chuỗi cung ứng trong một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Phân tích thực trạng các hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của Công ty Cổ phần Gas Petrolimex.
Đề xuất một số giải pháp nhằm ứng dụng cơ sở lý thuyết quản trị chuỗi cung ứng vào hoạt động của Công ty Cổ phần Gas Petrolimex nhằm hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng của Công ty trong điều kiện mức độ cạnh tranh của ngành ngày càng cao.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực trạng và giải pháp để ứng dụng cơ sở quản trị chuỗi cung ứng trong các doanh nghiệp; như quản trị dự trữ, vận tải, kho bãi, dịch vụ khách hàng, hệ thống thông tin trong quản trị, …
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn đi sâu nghiên cứu thực trạng, và các giải pháp nhằm ứng dụng cơ sở lý luận quản trị chuỗi cung ứng; (hay các vấn đề quản trị dự trữ, vận tải, kho bãi, dịch vụ khách hàng, hệ thống thông tin trong quản trị, …được nêu ở trên) tại Công ty Cổ phần Gas Petrolimex.
4. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp thống kê, phương pháp phân tích tổng hợp, …
5. Những đóng góp của luận văn:
Hệ thống hoá những kiến thức cơ bản về quản trị chuỗi cung ứng của một doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực khí đốt hoá lỏng.
Phân tích thực trạng quản trị chuỗi cung ứng tại Công ty Cổ phần Gas Petrolimex qua đó làm rõ những việc đã làm được, những vấn đề còn hạn chế, cũng như những nguyên nhân dẫn đến sự tồn tại đó.
Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng hàng hoá tại Công ty Cổ phần Gas Petrolimex.
6. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn được trình bày qua 3 chương:
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA DOANH NGHIỆP
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GAS PETROLIMEX
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GAS PETROLIMEX.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 117
👁 Lượt xem: 423
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 531
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 285
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 513
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 730
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 384
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 452
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 307
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 351
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 340
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 572
⬇ Lượt tải: 19