Mã tài liệu: 272101
Số trang: 75
Định dạng: zip
Dung lượng file: 337 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
Phần Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Nhu cầu bảo hộ từ xưa tới nay luôn tồn tại trong mỗi quốc gia. Có thể nói nhu cầu này là thiết yếu, bởi vì mỗi quốc gia dù mạnh hay yếu đều muốn xây dựng các ngành sản xuất trong nước vững mạnh và phát triển đồng đều. Bước sang thế kỷ 21, khi mà tiến trình toàn cầu hóa và khu vực hóa cũng đã đi được một chặng đường khá dài với sự ra đời của các tổ chức kinh tế như WTO, EU, NAFTA, AFTA... với những quy tắc thống nhất nhằm phát triển thương mại quốc tế, vấn đề bảo hộ lại mang nhiều màu sắc của thời kỳ mới.
Trong xu thế đó, Việt Nam đã nỗ lực hết mình để trở thành thành viên của ASEAN (1995), ASEM (1996), APEC (1998) và hiện nay, chúng ta lại đang cố gắng đứng vào hàng ngũ 147 nước thành viên WTO để có thể hội nhập kinh tế một cách toàn diện. Tuy nhiên, với một nền kinh tế mà sức cạnh tranh còn kém, nếu hội nhập, Việt Nam hầu như không thể bảo hộ được nhiều ngành sản xuất trong nước, do phải áp dụng một biểu thuế quan thống nhất và các quy tắc chung. Tất cả các biện pháp bảo hộ phi thuế mà Việt Nam đang áp dụng chủ yếu thiên về biện pháp hạn chế số lượng mà hầu như sẽ phải xóa bỏ theo yêu cầu của WTO. Trong khi đó, những mặt hàng mà chúng ta có lợi thế cạnh tranh như hàng nông, thủy hải sản khi xuất khẩu ra nước ngoài vẫn phải chịu sự o ép của các quốc gia khác, với những điều khoản bảo hộ được viện dẫn là phù hợp với các quy định của WTO (như trường hợp bị áp thuế chống bán phá giá cá ba - sa xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, hạn chế nhập khẩu tôm vào thị trường EU do vi phạm quy tắc an toàn thực phẩm...).
Trước thực trạng đó, các biện pháp bảo hộ phi thuế mới, thích hợp trong quá trình đàm phán gia nhập WTO, để làm sao vừa đạt được mục tiêu hội nhập vừa có thể đảm bảo lợi ích quốc gia phải được nghiên cứu. Việc chuẩn bị và xây dựng một khung pháp lý về các chính sách bảo hộ ngay từ bây giờ cũng không phải là sớm để chuẩn bị cho một tương lai xa sắp tới. Đó chính là lý do em chọn vấn đề: “Hoàn thiện hệ thống biện pháp bảo hộ phi thuế của Việt Nam trong tiến trình gia nhập WTO” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp.
2. Mục đích và ý nghĩa của đề tài
Đề tài khoá luận tốt nghiệp “Hoàn thiện hệ thống biện pháp bảo hộ phi thuế của Việt Nam trong tiến trình gia nhập WTO” nhằm phân tích và chỉ rõ sự cần thiết phải áp dụng các biện pháp bảo hộ phi thuế quan đối với các nước đang phát triển như Việt Nam trong tiến trình hội nhập, phân tích và đánh giá quá trình áp dụng hệ thống hàng rào phi thuế quan của Việt Nam trong thời gian qua, chỉ ra những điểm chưa phù hợp trong việc áp dụng các biện pháp bảo hộ phi thuế của Việt Nam để từ đó đề xuất một số giải pháp khắc phục và hoàn thiện hệ thống phí thuế quan của Việt Nam trong tiến trình Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Đây là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn, giúp Việt Nam nhận thức rõ việc áp dụng Hệ thống các biện pháp phi thuế quan như thế nào, bằng cách nào để phù hợp với quy định của WTO, khi Việt Nam đã tiến gần tới đích trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại có tính toàn cầu này.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 503
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 545
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 353
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 393
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 333
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 432
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 399
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 437
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 318
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 324
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 408
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 516
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 304
⬇ Lượt tải: 16