Mã tài liệu: 282850
Số trang: 74
Định dạng: zip
Dung lượng file: 458 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Kể từ khi thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa nền kinh tế, Việt Nam đã và đang tham gia ngày càng sâu và rộng hơn vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tháng 7-1995, Việt Nam đã trở thành thành viên của ASEAN và nhanh chóng tham gia Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA). Tháng 11-1998, Việt Nam trở thành thành viên của Diễn đàn Hợp tác Châu Á - Thái Bình Dương (APEC). Ngày 13-7-2000, Việt Nam đã ký Hiệp định Thương mại song phương với Hoa Kỳ. và hiện nay đang tích cực chuẩn bị đàm phán để gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Mặc dù quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa thương mại mang lại nhiều cơ hội và lợi ích rõ rệt nhưng bên cạnh đó cũng có không ít những thách thức đối với mỗi quốc gia. Các nước khi tham gia vào quá trình này đều cam kết thực hiện tự do hóa thương mại nhưng trên thực tế không một nước nào, dù là nước có nền kinh tế mạnh, lại không có nhu cầu bảo hộ sản xuất trong nước. Và một trong những công cụ bảo hộ hữu hiệu nhất đó là sử dụng các biện pháp phi thuế quan.
Việc xây dựng chiến lược về các biện pháp phi thuế quan đóng một vai trò rất quan trọng đối với Việt Nam trong quá trình đàm phán gia nhập WTO. Với trình độ phát triển kinh tế còn thấp, thực lực còn rất yếu, chúng ta cần phải đưa ra những biện pháp phi thuế quan cần thiết để bảo hộ một số ngành sản suất non yếu trong nước, đồng thời những biện pháp đó lại phải phù hợp với các quy định của WTO. Bên cạnh đó chúng ta cũng cần phải cắt giảm một số hàng rào phi thuế trái với quy định của WTO để đẩy nhanh quá trình gia nhập WTO của Việt Nam. Vậy, vấn đề này sẽ được giải quyết như thế nào? Lộ trình cắt giảm và cắt giảm những biện pháp cụ thể nào để vừa đáp ứng yêu cầu của WTO, vừa bảo vệ quyền lời của Việt Nam với ý nghĩa là một nước đang phát triển, đang trong quá trình chuyển đổi? Điều này đòi hỏi phải có sự phân tích cụ thể.
Đó là lý do em chọn vấn đề “Các biện pháp phi thuế quan và lộ trình cắt giảm của Việt Nam trong quá trình gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tới năm 2010” làm đề bài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu:
- Tìm hiểu những biện pháp phi thuế quan của WTO và phân tích những tác động của chúng đối với Thương mại quốc tế nói chung và các nước đang phát triển nói riêng, trong đó có Việt Nam.
- Đánh giá thực trạng áp dụng các biện pháp phi thuế quan ở Việt Nam trong thời gian qua và đưa ra dự kiến lộ trình cắt giảm một số hàng rào phi thuế quan đồng thời định hướng các biện pháp phi thuế quan sẽ sử dụng ở Việt Nam đến năm 2010.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những quy định của WTO và của Việt Nam về các biện pháp phi thuế quan.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Số lượng các biện pháp phi thuế quan rất đa dạng và đôi khi còn chưa được định hình một cách rõ ràng vì vậy đề tài không có điều kiện nghiên cứu tất cả. Khóa luận giới hạn phạm vi nghiên cứu ở việc chỉ tập trung vào một số nhóm biện pháp phi thuế cơ bản của WTO và của Việt Nam. Khóa luận cũng không phân tích các biện pháp phi thuế đối với các lĩnh vực thương mại dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ v.v... chỉ phân tích thương mại hàng hóa hữu hình.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu sử dụng cho đề tài này là nghiên cứu và phân tích theo tài liệu, sách, báo và kế thừa các nghiên cứu khoa học khác có liên quan đến đối tượng nghiên cứu của đề tài, trên cơ sở đó để phân tích, so sánh và tổng hợp lại.
5. Bố cục của khóa luận:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của khóa luận bao gồm ba chương:
Chương I: Các biện pháp phi thuế quan chủ yếu của WTO và ảnh hưởng của nó đối
với Việt Nam.
Chương II: Thực trạng áp dụng các biện pháp phi thuế quan ở Việt Nam
giai đoạn 1996-2000.
Chương III: Dự kiến lộ trình cắt giảm các biện pháp phi thuế quan của Việt Nam nhằm
đẩy nhanh tiến trình gia nhập WTO giai đoạn từ 2001-2005 và
đến 2010.
Em xin gửi lời cảm ơn trân trọng tới PGS.TS Nguyễn Thị Mơ, người đã hướng dẫn em thực hiện khóa luận này, và tới tất cả các thầy cô giáo đã dạy em tại trường Đại học Ngoại thương trong thời gian qua. Mặc dù với sự cố gắng của bản thân, nhưng do kiến thức còn hạn chế và do tính phức tạp của đề tài nên khóa luận của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô để khóa luận của em được hoàn thiện hơn.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 439
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 305
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 245
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 319
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 350
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 277
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 332
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 321
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 289
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 425
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 514
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 376
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 354
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 313
⬇ Lượt tải: 16