Mã tài liệu: 281684
Số trang: 58
Định dạng: zip
Dung lượng file: 409 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
LỜI MỞ ĐẦU
Tháng 7/2000 đánh dấu một mốc lịch sử quan trọng của nền kinh tế Việt Nam đó là việc trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh chính thức thực hiện phiên giao dịch đầu tiên, mở ra một thời kì phát triển mạnh mẽ cho cả nền kinh tế, thời kì hội nhập kinh tế quốc tế. Kể từ đó đến nay thị trường chứng khoán Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc ngoài sức tưởng tượng, từ một thị trường sơ khai với vài mã cổ phiếu đến nay thị trường đã có trên 200 mã cổ phiếu được giao dịch chính thức với tổng giá trị giao dịch hàng nghìn tỷ đồng. Người dân Việt Nam cũng đã trở nên quen thuộc với các khái niệm đầu tư chứng khoán, cổ phiếu, cổ phần…Và thị trường chứng khoán cũng không còn cái cảnh cứ mua cổ phiếu là lãi như thời gian đầu mới hoạt động. Cùng với việc thị trường chứng khoán dần đi vào quy luật thì nhà đầu tư cũng phải dần chuyên nghiệp hơn. Sự xâm chiếm tất yếu của các tổ chức tài chính vào mảnh đất màu mỡ - thị trường chứng khoán đang diễn ra một cách nhanh chóng và mạnh mẽ, đặc biệt là ngân hàng – trung gian tài chính khổng lồ của nền kinh tế. Bên cạnh việc thành lập ra các công ty chứng khoán thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn về chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, ngân hàng còn triển khai một nghiệp vụ quan trong không kém đó là cho vay cầm cố chứng khoán, đây là một nghiệp vụ cho vay bình thường có tính thông lệ quốc tế về hoạt động ngân hàng. Các ngân hàng trên thế giới đã triển khai nghiệp vụ này từ rất lâu song đối với các ngân hàng Việt Nam thì đây là một hoạt động hoàn toàn mới. Nhu cầu vay vốn đầu tư của các nhà đầu tư Việt Nam là rất lớn do khả năng tài chính hạn hẹp vì vậy đây là một thị trường béo bở cho các ngân hàng thu lợi.
Tuy vậy do có ít kinh nghiệm về nghiệp vụ này nên những rủi ro cho ngân hàng là không thể tránh khỏi, đặc biệt là mức độ rủi ro của thị trường chứng khoán Việt Nam là rất cao, tính quy luật còn thấp, đầu tư mang tính bày đàn, những ngân hàng nào coi thường các biện pháp quản trị rủi ro sẽ phải chịu hậu quả, có thể dẫn đến hậu quả to lớn cho ngân hàng như: phá sản và ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề quản trị rủi ro đối với nghiệp vụ cho vay cầm cố như vậy, trong quá trình thực tập tại ngân hàng No&PTNT Hà Nội em đã chọn đề tài: “Hạn chế rủi ro trong cho vay cầm cố cổ phiếu tại ngân hàng No&PTNT Hà Nội” làm mục tiêu nghiên cứu trong khoá luận tốt nghiệp của mình.
Kết cấu chuyền đề gồm 3 phần:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về rủi ro trong cho vay cầm cố cổ phiếu tại ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng hạn chế rủi ro trong cho vay cầm cố cổ phiếu tại ngân hàng No&PTNT Hà Nội.
Chương 3: Giải pháp hạn chế rủi ro trong cho vay cầm cố cổ phiếu tại ngân hàng No&PTNT Hà Nội thời gian tới.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS. Nguyễn Thị Bất, cùng toàn thể cán bộ công nhân viên ngân hàng No&PTNT Hà Nội đã hướng dẫn và chỉ bảo tận tình để em có thể hoàn thành chuyên đề của mình. Do thời gian có hạn và hiểu biết có thể còn hạn chế nên chuyên đề của em không thể không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ các thầy cô giáo, ban lãnh đạo và các cô chú trong ngân hàng No&PTNT Hà Nội để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 389
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 372
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 427
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 294
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 398
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 118
👁 Lượt xem: 308
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 118
👁 Lượt xem: 399
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 313
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 606
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 246
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 363
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 324
⬇ Lượt tải: 20
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 312
⬇ Lượt tải: 16