Mã tài liệu: 225079
Số trang: 12
Định dạng: doc
Dung lượng file: 137 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
I. SỰ HÌNH THÀNH GIAO TIẾP
Trong cuộc sống, không phải ai cũng luôn luôn mở rộng tấm lòng để đón chào người khác. Giao lưu chính là trường hợp hai bên cởi mở tấm lòng để chào đón đối phương thâm nhập nhằm tạo ra sự đồng cảm.
Trước khi nói ra một vấn đề, cần cân nhắc suy đoán xem đối phương sẽ đón nhận câu đó với thái độ ra sao, phản ứng của họ như thế nào. Vì vậy ngữ điệu và biểu cảm cần phối hợp hài hoà với ý tứ trong câu nói, đồng thời theo dõi diễn biến tâm trạng của người nghe để điều chỉnh cho thoả đáng. Đó chính là kỹ năng giao tiếp với người khác.
Biết giao tiếp hiệu quả sẽ hỗ trợ rất lớn cho ta trong công việc và đời sống. Trong xã hội hiện đại có sự tranh chấp quyết liệt như hiện nay, mọi người không những phải nắm vững kỹ năng chuyên môn mà còn phải nắm vững khả năng giao tiếp qua lại giữa con người với nhau. Quan hệ giao tiếp là một cách học làm người, từ một người bình thường trở thành một người quan trọng của xã hội. Qua sự giao tiếp qua lại đó, chúng ta có thể mở rộng tầm nhìn, biến những gì chúng ta học tập được trên sách vở vào yêu cầu thực tế của cuộc sống đang cần. Sự giao lưu qua lại giữa con người với con người ngày càng phát triển thì yêu cầu về khả năng xã giao càng cao. Chúng ta phải làm như thế nào để tồn tại trong xã hội? Làm như thế nào trong một khoảng thời gian ngắn có thể nhanh chóng nâng cao được khả năng giao tiếp của bản thân, có thể ứng phó đối với bất cứ người nào và là tâm điểm gây được sự chú ý giữa đám đông? Đây là vấn đề hiện đang được nhiều người nghiên cứu và tìm cách giải quyết.
Như vậy, giao tiếp cần phải học hỏi và điều đầu tiên phải hiểu được ‘’ Giao tiếp là gì?’’ lúc đó mới hình thành được một quan điểm để từ đó thực thi theo đó và phát triển hơn
Theo một số sách viết rằng: Giao tiếp là sự chia sẻ ý nghĩ, tình cảm thông tin với một hoặc nhiều người. Trong giao tiếp, chúng ta thường sử dụng lời nói để biểu đạt ý nghĩ của mình và để trao đổi thông tin với người khác. Nhưng giao tiếp không chỉ đơn giản là nói chuyện với ai đó mà trong đó còn bao hàm rất nhiều các vấn đề khác như: Bạn nói như thế nào? Bạn hiểu đối tượng giao tiếp với mình như thế nào? Làm thế nào để hai bên có thể hiểu rõ về các thông tin cùng trao đổi? Bạn làm thế nào để lần giao tiếp đó đạt được kết quả như bạn mong đợi .?
II. MỘT SỐ CÁCH GIAO TIẾP CƠ BẢN.
1. Giao tiếp bằng ngôn ngữ:
Ngôn ngữ là phương tiện để biểu đạt ý nghĩ của mỗi người. Khi bạn muốn nói chuyện hoặc trao đổi thông tin với một ai đó thì bạn phải sử dụng ngôn ngữ để truyền tải những thông điệp mà bạn muốn bày tỏ. Ngôn ngữ là một công cụ giao tiếp mà chúng ta luôn sử dụng nó hàng ngày. Nhưng để việc giao tiếp có hiệu quả hơn và truyền tải được những thông tin mà bạn muốn nói một cách rõ ràng và chiếm được cảm tình của người khác là điều mà ai cũng cần học hỏi. Cho nên khi giao tiếp bằng ngôn ngữ ta phải chú ý những điều sau:
- Âm điệu của lời nói: Vừa phải, dễ nghe, không cao giọng quá, nói to quá hoặc nói nhỏ quá .
- Khi nói chuyện nên tập trung vào chủ đề đang thảo luận, tránh để tư tưởng bị phân tán dẫn đến không hiểu nội dung câu chuyện.
- Khi đối tượng giao tiếp đang nói thì ta nên lắng nghe, tuyệt đối tránh ngắt lời hoặc cướp lời của người nói khi họ chưa nói hết ý của họ.
Trong khi giao tiếp nên tránh "thao thao bất tuyệt" mà khôn
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 529
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 436
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 494
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 420
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 466
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 398
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 509
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 382
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 463
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem