Mã tài liệu: 215854
Số trang: 27
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 233 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Di dân là một hiện tượng phổ biến trong sự phát triển kinh tế - xã hội
của nhiều quốc gia. Miền núi Việt Nam là địa bàn cư trú của nhiều tộc
người có tập quán di cư. Từ khi thực hiện Đổi mới (năm 1986), đặc biệt là
sau năm 1990, di dân tự do ở các tộc người thiểu số diễn ra với quy mô và
tốc độ lớn; điều kiện, bản chất của các cuộc chuyển cư cũng khác trước, trở
thành vấn đề cần phải được xem xét.
Miền Tây Thanh Hóa và Nghệ An là nơi có nhiều tiềm năng phát triển
kinh tế - xã hội, nhưng cũng là nơi cư dân đói nghèo chiếm tỷ lệ cao. Trong
lịch sử, vùng đất này vừa là nơi nhập cư, vừa là nơi xuất cư của nhiều tộc
người thiểu số. Và, hiện nay đây là khu vực thường diễn ra các hoạt động di
dân tự do của người Hmông khá phức tạp. ở miền Tây Thanh Hóa có hàng
ngàn người Hmông nhập cư đến từ các tỉnh miền núi phía Bắc, một bộ phận
trong số họ tiếp tục di cư vào Tây Nguyên và một số khác di cư sang Lào.
Trong khi đó, ở miền Tây Nghệ An có hàng ngàn người Hmông xuất cư tự
do sang Lào. Di dân tự do của người Hmông không những tác động tới đời
sống kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh; mà còn làm cho mối liên kết tộc
người ở vùng biên giới trở nên rất phức tạp, không chỉ trong phạm vi quốc
gia mà liên quốc gia. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về di dân ở đây lại chưa
được quan tâm đầy đủ, cần phải được đặt ra như là một vấn đề cấp bách.
Do vậy, nghiên cứu “Di dân tự do của người Hmông ở miền Tây Thanh
Hóa và Nghệ An hiện nay” không chỉ có giá trị về lý luận, còn có ý nghĩa
về thực tiễn.
2. Mục đích nghiên cứu của luận án
Một là, tìm hiểu thực trạng di dân tự do của người Hmông ở miền Tây
hai tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An hiện nay.
Hai là, xác định nguyên nhân và những tác động về kinh tế, xã hội, văn
hóa tộc người, an ninh quốc phòng, môi trường sinh thái của di dân tự do.
Ba là, xây dựng cơ sở khoa học cho việc đề xuất các kiến nghị, giải pháp
nhằm điều tiết, ổn định di dân tự do phù hợp với tình hình phát triển kinh
tế - xã hội vùng miền núi, dân tộc thiểu số hai tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An.
3. Đối tượng, phạm vi và địa bàn nghiên cứu của luận án
- Đối tượng nghiên cứu của luận án là các vấn đề có liên quan đến di
dân tự do của người Hmông ở miền Tây Thanh Hóa và Nghệ An.
- Phạm vi nghiên cứu của luận án là vấn đề di dân tự do của người
Hmông ở miền Tây hai tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An. Khung thời gian nghiên
cứu được giới hạn từ khi thực hiện Đổi mới đến nay.
2
- Địa bàn nghiên cứu là miền Tây hai tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An.
Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu điền dã chúng tôi chọn: Mường Lát
(Thanh Hóa) - nơi có nhiều người Hmông nhập cư; Kỳ Sơn (Nghệ An) - nơi
có nhiều người Hmông xuất cư sang Lào làm điểm nghiên cứu.
4. Đóng góp của luận án
- Cung cấp cho chuyên ngành Nhân học và các bộ môn có liên quan
nhiều tư liệu mới, phong phú và có hệ thống về di dân tự do của người
Hmông ở miền Tây hai tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An.
- áp dụng các lý thuyết “lực hút - lực đẩy”, lý thuyết mạng xã hội vào
thực tế nghiên cứu di dân tự do của người Hmông ở miền Tây hai tỉnh
Thanh Hóa và Nghệ An, luận án làm rõ quá trình di dân tự do của dân tộc
này chịu sự tác động/chi phối của các yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội và vai
trò của các yếu tố (gia đình, dòng họ, đồng tộc, tôn giáo) tạo nên mạng lưới
quan hệ xã hội giữa các cộng đồng ở nơi đi và nơi đến, khiến cho mối liên
kết tộc người trở nên hết sức phức tạp, không chỉ trong phạm vi quốc gia
mà còn liên quốc gia.
- Khẳng định di dân tự do của người Hmông ở miền Tây hai tỉnh
Thanh Hóa và Nghệ An là loại hình di dân mang tính đặc thù. Đó là loại
hình di dân tự do đa chiều và phức tạp. Sự đa chiều ở đây bao gồm nhiều
hướng di cư: Bắc - Nam, Đông - Tây và ngược lại; trong phạm vi quốc gia
và liên quốc gia. Tính phức tạp thể hiện di dân tự do của người Hmông ở
vùng này chịu tác động của rất nhiều yếu tố: kinh tế, xã hội, văn hóa, quan
hệ tộc người, tôn giáo, cơ chế chính sách, âm mưu của các thế lực thù địch.
- Khuyến nghị một số giải pháp đặc thù cho cả nơi đi và nơi đến của
người Hmông, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội vùng miền núi
và đặc điểm văn hóa tộc người trong bối cảnh hiện nay.
5. Nguồn tài liệu của luận án
- Trước hết, là nguồn tư liệu điền dã thông qua quan sát, phỏng vấn sâu,
thảo luận nhóm và các kết quả điều tra xã hội học tại địa bàn nghiên cứu.
- Hai là, các công trình, bài viết có liên quan đến di dân và di dân tự do
của các dân tộc thiểu số được các học giả trong và ngoài nước công bố.
- Ba là, một số tài liệu về địa lý dân cư, báo cáo tình hình kinh tế - xã
hội; những số liệu về dân số, dân tộc của hai tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An.
- Bốn là, các báo cáo và văn bản của Đảng và Nhà nước, các Bộ, ngành
ở Trung ương.
6. Bố cục luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án
được cấu trúc gồm 5 chương
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 332
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 308
👁 Lượt xem: 470
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 334
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 236
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 890
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 145
👁 Lượt xem: 538
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 302
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 434
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 787
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 567
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 270
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 457
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 430
⬇ Lượt tải: 17