Mã tài liệu: 214913
Số trang: 308
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 3,996 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
Mục lục
Trang
Mở đầu . 5
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu . 5
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 7
3. Mục tiêu nghiên cứu. . . 15
4. Phạm vi nghiên cứu. . 15
5. Phương pháp nghiên cứu . . 16
6. Nguồn tư liệu 16
7. Đóng góp của luận án . 17
8. Bố cục của luận án 17
Chương 1: Tổng quan về địa bàn, tộc người và vấn đề nghiên cứu . 18
1.1. Khái quát về địa bàn miền núi Thanh Hóa 18
1.2. Người Thái ở miền núi Thanh Hóa 19
1.3. Tri thức bản địa 31
Chương 2: Tri thức bản địa trong trong hoạt động sản xuất nông
nghiệp và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
50
2.1. Tri thức trong phân loại và bảo vệ đất trồng trọt . 50
2.2. Tri thức trong lựa chọn giống lúa . . 58
2.3. Tri thức trong kỹ thuật canh tác . 59
2.4. Tri thức trong đoán định thời tiết . 61
2.5. Tri thức về lịch và nông lịch 63
2.6. Tri thức trong sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước . 70
2.7. Tri thức trong khai thác và bảo vệ tài nguyên rừng . 79
Chương 3: Tri thức bản địa về y học dân gian và chăm sóc sức
khoẻ cộng đồng
89
3.1. Quan niệm về ốm đau, bệnh tật . 89
3.2. Quan niệm về nghề thuốc và truyền nghề . 92
3.3. Tri thức về thuốc nam chữa bệnh 97
3.4. Ăn uống dưới khía cạnh dinh dưỡng và chữa bệnh . 113
5
Chương 4: Tri thức bản địa trong tổ chức và quản lý xã hội 118
4.1. Chế độ sở hữu ruộng đất 118
4.2 Thiết chế bản - mường và bộ máy hành chính . 122
4.3. Tri thức về luật tục 132
4.4. Tri thức trong thông tin cộng đồng. . 155
Kết luận . 188
Khuyến nghị 192
Chú thích . 194
Danh mục các công trình công bố của tác giả 196
Tài liệu tham khảo 198
Phụ lục . 220
Bản đồ địa bàn nghiên cứu . 221
Một số hình ảnh về người Thái . 224
ảnh một số cây thuốc . . 245
Thống kê danh sách một số cây thuốc và bài thuốc . 262
Những nghi lễ và kiêng kỵ trong phòng bệnh 274
Chữa bệnh bằng ma thuật . 282
Nghi lễ cầu mưa 293
Truyền thuyết về ta leo . 295
Bảng so sánh một số từ vựng của người Thái ở một vài địa phương 297
Danh sách những người cung cấp tư liệu 303
6
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Tri thức bản địa là một trong những thành tố quan trọng của văn hóa,
góp phần làm nên bản sắc tộc người. Tri thức bản địa có thể coi là tài sản của
mỗi tộc người trong qúa trình phát triển, phản ánh mối quan hệ của từng cộng
đồng đối với môi trường tự nhiên và xã hội.
Kinh nghiệm phát triển của nhiều quốc gia châu á và châu Phi trong
những thập kỷ qua cho thấy cách tiếp cận khoa học và công nghệ phương Tây
không đủ đáp ứng những quan niệm phức tạp và đa dạng của nông dân cũng
như những thách thức về kinh tế, xã hội, môi trường mà ngày nay chúng ta
đang phải đương đầu. Ngược lại, rất nhiều kỹ thuật truyền thống đã đưa lại
hiệu quả cao, được thử thách và chọn lọc trong một thời gian dài, có sẵn tại
địa phương, phù hợp với văn hóa và phong tục tập quán của tộc người.
Việt Nam là một quốc gia có đa tộc người, nên tri thức bản địa của các
tộc người rất phong phú và đa dạng. Mặc dù tri thức bản địa của các tộc người
mới chỉ dừng lại ở mức độ kinh nghiệm và cảm nhận, nhưng nhờ được rút ra
từ hoạt động thực tiễn, nên nó có giá trị thiết thực trong xã hội hiện nay của
mỗi tộc người. Do đó, cần phải coi tri thức bản địa như một nguồn tài nguyên
quan trọng và lập kế hoạch nghiên cứu, sưu tầm, phát huy chúng trong quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung, sự nghiệp phát triển
bền vững ở vùng miền núi và tộc người thiểu số nói riêng.
Miền núi Thanh Hóa là địa bàn cư trú của các tộc người Mường, Thái,
Thổ, Hmông, Dao, Khơ mú. Các tộc người này có số lượng dân cư, đặc điểm
kinh tế - xã hội - văn hóa nói chung và tri thức bản địa nói riêng có nhiều
điểm khác biệt. Với riêng người Thái, việc nghiên cứu về tộc người này đã trở
thành một vấn đề mang ý nghĩa quốc tế và được nhiều nhà khoa học trên thế
giới quan tâm. ở Việt Nam, các Hội nghị về Thái học do Chương trình Thái
học thuộc Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và giao lưu văn hóa (nay là Viện
7
Việt Nam học và khoa học phát triển thuộc Đại học quốc gia Hà Nội) tổ chức
vào các năm 1991, 1998, 2002, 2006 và 2009; trên thế giới, các Hội nghị quốc
tế về Thái học được tổ chức trong những thập kỷ gần đây (năm 1981 ở ấn Độ,
năm 1984 ở Thái Lan, năm 1987 ở Ôxtrâylia, năm 1990 ở Trung Quốc, năm
1993 ở Anh, năm 1996 ở Thái Lan, năm 1999 ở Hà Lan, năm 2002 ở Thái
Lan, năm 2005 ở Mỹ và năm 2008 ở Thái Lan) đã chứng minh điều đó.
So với toàn bộ cư dân Thái ở Đông Nam á và Nam Trung Quốc, người
Thái ở Việt Nam không nhiều: 1.328.725 người {212, tr 21}, nhưng do địa bàn
bị chia cắt, lại chịu ảnh hưởng của nhiều luồng văn hóa từ nhiều hướng, cũng
như văn hóa của các tộc người cư trú xen kẽ, nên sự khác biệt giữa các nhóm
địa phương là điều không tránh khỏi. Nhiệm vụ của giới nghiên cứu khoa học
nước ta hiện nay là phải nghiên cứu một cách có hệ thống tất cả các nhóm cư
dân Thái trên địa bàn cả nước, cũng như ở các địa phương. So với toàn bộ cư
dân Thái ở Việt Nam, người Thái ở miền núi Thanh Hóa có nhiều nét tương
đồng nhưng cũng có nhiều điểm khác biệt, nên việc nghiên cứu người Thái ở
đây vừa có ý nghĩa khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn.
Là một người sinh ra và lớn lên ở miền núi Thanh Hóa và là cán bộ
giảng dạy, nghiên cứu Dân tộc học ở Học viện Chính trị - Hành chính khu vực
I, trong nhiều năm qua tôi đã tiến hành nghiên cứu về lịch sử tộc người, kinh
tế, xã hội và văn hóa của người Thái, và có nhiều dịp đi điền dã tại nhiều địa
bàn có người Thái sinh sống thuộc miền núi Thanh Hóa. Những vấn đề về tri
thức bản địa của người Thái trong đời sống tộc người truyền thống cũng như
hiện nay đã thôi thúc tôi chọn đề tài: “Tri thức bản địa của người Thái ở
miền núi Thanh Hóa” làm luận án Tiến sĩ khoa học lịch sử, chuyên ngành
Dân tộc học.
Nghiên cứu đề tài này tôi muốn khái quát những tri thức bản địa của
người Thái ở miền núi Thanh Hóa, khai thác những giá trị lịch sử, văn hóa mà
người Thái đã sáng tạo ra trên chiếc nôi của nền văn hóa dân tộc. Qua đó, một
mặt phát huy những mặt tích cực, hữu ích của tri thức bản địa; mặt khác, chỉ
8
ra những hạn chế và việc kết hợp giữa tri thức bản địa với tri thức khoa học
hiện đại trong phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa . hiện nay. Qua đó giới thiệu
nguồn tư liệu khảo sát từ thực tiễn và đề xuất một số ý kiến làm cơ sở bảo lưu
các giá trị văn hóa tộc người, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 430
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 435
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 270
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 356
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 333
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 452
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 890
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 840
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 405
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 466
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 476
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 299
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 308
👁 Lượt xem: 471
⬇ Lượt tải: 17