Tìm tài liệu

Dac trung ngon ngu trong Thuong nho muoi hai cua Vu Bang

Đặc trưng ngôn ngữ trong Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng

Upload bởi: noithat_nhaviet

Mã tài liệu: 258353

Số trang: 49

Định dạng: doc

Dung lượng file: 253 Kb

Chuyên mục: Tổng hợp

Info

A. MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Mỗi một nghệ sĩ chân tài là một cá tính sáng tạo mạnh mẽ. Không giẫm lên trên lối mòn cả trong cảm nhận và biểu đạt. Sự biểu đạt trong văn chương trước tiên đòi hỏi sự dụng công ở ngôn từ. Một tác phẩm hay là tác phẩm phải đi sâu vào lòng người và có tính chất kết tinh. Chất kết tinh ấy là sự sáng tạo độc đáo của người nghệ sĩ. Qua ngôn ngữ, độc giả có thể cảm nhận được vẻ đẹp và sự tinh túy mà người tạo nên tác phẩm muốn truyền đạt.

Victo Huygô từng nhận định: “Ngôn từ, từ ngữ giống như những sinh mệnh, những cổ máy vận hành, những tư tưởng của con người đi xa”. Giữa nghệ thuật kiến tạo ngôn từ và thông điệp nhân văn mà người nghệ sĩ gửi gắm qua tác phẩm luôn có mối quan hệ biện chứng sâu sắc.

Đến với Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng, người đọc sẽ có cơ hội khám phá và đón nhận những tình cảm, cảm xúc trữ tình chân thành của tác giả. Điều này bộc lộ trực tiếp qua những ngôn từ đẹp đẽ, lời lẽ cô đọng, súc tích của nhà văn.

Để có thể giải mã những thông điệp thẩm mĩ mà Vũ Bằng kí thác trong Thương nhớ mười hai, chúng tôi đã đi vào nghiên cứu tác phẩm ở góc độ ngôn ngữ. Việc tìm hiểu, khám phá và lý giải tầng sâu ý nghĩa của tác phẩm sẽ giúp ta hiểu thêm về thế giới nghệ thuật văn chương.

Đề tài “Đặc trưng ngôn ngữ trong Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng” sẽ giúp chúng ta hiểu sâu hơn, cụ thể hơn về tác giả và tác phẩm. Qua đó, chúng ta còn thấy được sự bất diệt của những giá trị nghệ thuật đích thực. Bởi, ngôn ngữ chính là cánh cửa tuyệt vời nhất để chúng ta tiếp cận tác phẩm một cách sâu sắc và toàn diện.

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Hoàng Ngọc Hiến từng nhận định: “Một tác phẩm nghệ thuật thật sự là một tác phẩm nghệ thuật không đáy”. Thật vậy, đối với những bài thơ, những truyện ngắn, những tiểu thuyết, có giá trị thì người nghiên cứu và thẩm bình văn chương không bao giờ vơi cạn cảm xúc để khám phá và đánh giá. Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng là một trường hợp như thế.

Tuy nhiên, trong dòng chảy của nền văn học hiện đại Việt Nam, nhà văn Vũ Bằng là một hiện tượng. Mà là một hiện tượng khá đặc biệt. Bởi thế, việc nghiên cứu, khám phá và khai thác các tác phẩm văn chương của nhà văn không phải là việc dễ làm. Vũ Bằng là một nhà văn tài năng nhưng hình như không gặp may (chữ dùng của Vương Trí Nhàn). Là một trong những người mở đầu cho nền văn xuôi hiện đại Việt Nam với một khối lượng sáng tác đồ sộ. Đặc biệt, tác phẩm Thương nhớ mười hai của nhà văn được đánh giá là hay nhất của nền văn học Việt Nam thế kỉ XX. Thế nhưng, trong những năm gần đây, nhờ sự “công bằng, sáng suốt, viết hay trong phê bình văn học” [18, tr 420 - 421] cũng như trong đời sống mà Vũ Bằng đã được quan tâm, đánh giá ở nhiều phương diện, nhất là trong lĩnh vực văn chương.

Tổng hợp từ các công trình viết về Vũ Bằng của các nhà nghiên cứu tài năng và tâm huyết, chúng tôi nhận thấy xuất hiện hai dạng thức nghiên cứu, đánh giá về nhà văn.

* Những đánh giá, giới thiệu và hồi ức chung về Vũ Bằng:

Có thể nói, ngay khi xuất hiện trên văn đàn với những tiểu thuyết đầu tay: Một mình trong đêm tối, Tội ác và hối hận, cái tên Vũ Bằng đã gây được sự chú ý cho giới nghiên cứu, phê bình văn học.

Vũ Ngọc Phan là người đầu tiên giới thiệu công khai về Vũ Bằng. Trong công trình Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan nhận xét khái quát về văn chương Vũ Bằng: “Tiểu thuyết của Vũ Bằng rất gần với tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan về lối tả cảnh và nhân vật, dù là họ ở vào cảnh nghèo khổ hay cảnh giàu sang, bao giờ Vũ Bằng cũng tả bằng ngọn bút dí dỏm, nhạo đời hơi đá hoạt kê một chút; còn về cảnh, ông chỉ tả sơ sơ, ông chú trọng cả vào hành vi ấy là động tác của cuốn tiểu thuyết và gây nên những cảnh riêng biệt cho nhân vật [14, tr 435].

Trong Mười khuôn mặt văn nghệ, Tạ Tỵ đã giới thiệu Vũ Bằng là một trong mười khuôn mặt văn nghệ nổi bật lúc bấy giờ. Bài viết Vũ Bằng, người trở về từ cõi đam mê đã nói về sự nghiệp của nhà văn với bao chua cay và thăng trầm. Sự đóng góp với nghề, một vài đặc điểm về văn phong, của Vũ Bằng.

Nguyễn Vỹ, tác giả của Văn thi sĩ tiền chiến, giới thiệu về Vũ Bằng: “Vũ Bằng thích viết văn khôi hài, nhưng về miếng ăn, anh ta không khôi hài chút nào cả. Anh thích ăn ngon và rất háu ăn” [20, tr 285]. Tác giả quả quyết: “Người ta phải nói đến Vũ Bằng, trong văn học sử Việt Nam thế kỉ XX, Vũ Bằng phải có một địa vị xứng đáng” [20, tr 286].

Năm 2000, cuộc đời và văn nghiệp của Vũ Bằng mới thực sự được công nhận qua sự xác minh của Bộ quốc phòng. Đây là một dấu son quan trọng đối với bản thân nhà văn và người thân, bạn bè. Mở ra một chặng đường mới cho giới phê bình, nghiên cứu cũng như độc giả có điều kiện rộng rãi hơn trong việc giới thiệu, tìm hiểu về Vũ Bằng.

Trong Lời giới thiệu cuốn Tạp văn Vũ Bằng, tác giả Nguyễn Ánh Ngân kể: “Trong kí ức của các nhà văn đương thời, Vũ Bằng được nhắc đến với lòng trìu mến và ít nhiều tri ân. Đó là một nhà văn mang nặng nỗi niềm xa quê đau đáu, về cuối đời ngậm ngùi an phận mà hồi tưởng quá khứ tung hoành [12, tr 33].

Tác giả Trần Mạnh Thường trong Từ điển tác gia văn học Việt Nam thế kỉ XX nhận định, Vũ Bằng là “một nhà văn tài hoa, nhà báo nổi tiếng lại có những hi sinh, những cống hiến, những chiến tích thầm lặng cho sự nghiệp cách mạng cao cả của Tổ quốc, của dân tộc” [17, tr 1232].

Trong Chân dung các nhà văn hiện đại của nhóm tác giả, Nguyễn Đăng Điệp đã phác thảo về cuộc đời và những nét chính trong tác phẩm của nhà văn. Công trình cũng đề cập đến những đánh giá sai lầm của một số người về nhà văn trước đây. Các trang viết Cuộc dấn thân đẹp đẽ và mang tính phiêu lưu [4, tr 238], Người chung thân với lao động chữ nghĩa [4, tr 243], Lõi trầm đã kết trong cây [4, tr 247] đều góp phần khẳng định tài năng và những đóng góp to lớn của Vũ Bằng cho nền văn học nước nhà.

Năm 2006, Nguyễn Ngọc Thiện với Phong cách và Đời văn đã không ngớt lời khen ngợi: “Trên lĩnh vực văn chương, Vũ Bằng là một nhà văn độc đáo, tài hoa mang dấu ấn phong cách rõ rệt. Ông thành công trên hai thể loại chính là tiểu thuyết và kí, đặc biệt về hồi kí và tùy bút, tạp văn [18, tr 420 - 421].

Cũng trong năm này, nhà văn Triệu Xuân đã ra mắt bạn đọc Vũ Bằng toàn tập. Trong công trình, nhà văn đã bày tỏ sự đồng cảm sâu sắc của mình trước một nhân cách lớn: “Cả cuộc đời say mê văn chương, cả một đời yêu nước thương nòi, vậy mà Vũ Bằng phải chịu quá nhiều oan ức khổ đau! Thương thay một kẻ lữ hành suốt đời đơn côi ngay trên đất nước quê hương mình” [21, tr 20].

* Các bài viết, công trình nghiên cứu sâu hơn về Vũ Bằng và tùy bút “Thương nhớ mười hai”:

Có thể nói, sự nghiệp sáng tác của Vũ Bằng khá đồ sộ nhưng nổi bật với bộ ba: Bốn mươi năm nói láo, Miếng ngon Hà Nội và Thương nhớ mười hai.

Theo Từ điển văn học (bộ mới), “ Cùng với Bốn mươi năm nói láo và Miếng ngon Hà Nội, Thương nhớ mười hai đã góp phần định hình kiểu hồi kí trữ tình độc đáo. Có thể xem đây là một đóng góp quan trọng của nhà văn Vũ Bằng vào thể kí nói riêng và nền văn học hiện đại nói chung” [11, tr 2020].

Nhà văn Tô Hoài với “Vũ Bằng, Thương nhớ mười hai” đã nêu cảm nhận của mình: “Mỗi trang văn của Vũ Bằng là một u uẩn, một ước mong không nguôi không tới được, không bao giờ tới được, không thể cầu được ước thấy” [9, tr 226].

Với Nguyễn Đăng Điệp, tác giả nhận thấy Vũ Bằng luôn sống trong thế giới hoài niệm trong thời gian rời Hà Nội thương yêu vào Sài Gòn. Theo Nguyễn Đăng Điệp, “Thương nhớ mười hai, Miếng ngon Hà Nội và hàng loạt các tác phẩm khác đi ra từ vòm trời thương nhớ vời vợi ngàn trùng, cô đơn khắc khoải. Trong số đó có thật nhiều trang văn tài hoa, đẹp đến nhói đau. Ông thật sự là một nghệ sĩ lớn đã tấu lên khúc nhạc hồn non nước tâm huyết nhất của đời mình” [4, tr 250].

Triệu Xuân lại rất hào phóng mĩ từ khi nói về Thương nhớ mười hai: “Có người bạn thân, trong lúc đàm đạo văn chương, hỏi tôi: Sắp sang thế kỷ 21 rồi, nếu chỉ được phép mang mười cuốn sách văn học vào thế kỷ mới, ông mang những cuốn nào? Tôi trả lời ngay: Một trong những cuốn tôi mang theo là “Thương nhớ mười hai” của Vũ Bằng! ” [21, tr 11].

Năm 2006, trên tạp chí Văn học và tuổi trẻ (số 3), tác giả Tạ Hiếu với bài viết Nghệ thuật so sánh trong tùy bút “Thương nhớ mười hai” của Vũ Bằng lại nhìn nhận tác phẩm này ở góc độ nghệ thuật. Tác giả nhận định: “Vũ Bằng vận dụng hết sức linh hoạt, uyển chuyển và biến hóa ( ), Vũ Bằng đã thôi miên người đọc vào mê hồn trận của những so sánh. Những so sánh đẹp với nhiều liên tưởng thú vị như thứ men làm say lòng độc giả, để rồi lúc chợt tỉnh, họ thán phục rằng: Khó có thể so sánh gợi cảm và hay hơn được nữa” [10, tr 11 - 12].

Giáo sư Hoàng Như Mai đã dành tặng cho Thương nhớ mười hai những lời đánh giá thật đẹp trong Lời nói đầu của tác phẩm: “ Chính tấm lòng ấy đã cùng với ngòi bút tài hoa của Vũ Bằng làm nên giá trị văn chương của tác phẩm này. Nó hấp dẫn chúng ta từng dòng, từng trang ” [1, tr 6].

Nhìn chung, các công trình, bài viết chủ yếu tập trung đi vào tìm hiểu cuộc đời và văn nghiệp của nhà văn. Việc nghiên cứu, đánh giá các tác phẩm của Vũ Bằng còn đang ở bước đầu của chặng đường tìm hiểu và chiêm ngưỡng. Đặc biệt, Thương nhớ mười hai hãy còn là một mảnh đất màu mỡ đang chờ người nhiệt tâm khai phá. Có một số công trình đã đi vào đánh giá những cái hay, cái đẹp và giá trị của tác phẩm. Nhưng đến nay, vẫn chưa thể giải mã hết được thế giới bí ẩn và cái đẹp đang hàm chứa trong tùy bút này. Đó là một trong những khó khăn đối với chúng tôi khi tìm tư liệu cho đề tài của mình.

Để hóa giải sự bất lực của bản thân, chúng tôi đã mượn đến chiếc chìa khóa ngôn từ. Cánh cửa của thế giới nghệ thuật dần được hé mở và sự bất lực phần nào được hóa giải.

Với tính chất mới mẻ của đề tài, chúng tôi hi vọng rằng sẽ góp phần nhỏ bé vào việc tìm hiểu cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ trong Thương nhớ mười hai để thấy được sự tài hoa của nhà văn. Thấy được sự giàu - đẹp của ngôn ngữ dân tộc.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Trong khuôn khổ của đề tài, chúng tôi sẽ tiến hành nghiên cứu những đặc trưng về ngôn ngữ mà Vũ Bằng đã thể hiện trong tác phẩm Thương nhớ mười hai.

- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài của chúng tôi dựa vào tùy bút Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng do nhà xuất bản Văn hóa - thông tin, Hà Nội ấn hành năm 2006.

4. Phương pháp nghiên cứu

“Đặc trưng ngôn ngữ trong Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng” là một đề tài hấp dẫn và mới mẻ. Song, không mấy dễ dàng để thấu hiểu hết. Việc nghiên cứu đề tài này, chúng tôi tiến hành bằng phương pháp sau:

+/ Phương pháp khảo sát - thống kê

+/ Phương pháp phân tích - tổng hợp

+/ Phương pháp so sánh - đối chiếu

+/ Phương pháp ngôn ngữ học

Việc vận dụng kết hợp các phương pháp nhằm phục vụ tốt cho việc nghiên cứu đề tài một cách sâu rộng, nhiều chiều và đạt được hiệu quả tốt nhất trong hành trình khám phá, làm nổi rõ đặc trưng ngôn ngữ trong Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng.

5. Giá trị khoa học và thực tiễn của đề tài

Trước hết, đề tài đã bước đầu tổng hợp được những nét đặc sắc trong nghệ thuật văn chương của Vũ Bằng qua tùy bút Thương nhớ mười hai ở phương diện ngôn ngữ. Việc nghiên cứu góp một tiếng nói nhỏ vào hành trình khám phá và khẳng định tài năng của Vũ Bằng. Một ngòi bút có vị trí không nhỏ trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam.

Hơn nữa, việc tìm hiểu góp phần phục vụ cho quá trình học tập, nghiên cứu ở trường đại học hiện nay. Giúp người nghiên cứu mở mang kiến thức, nâng cao hiểu biết về tác giả, tác phẩm, Đặc biệt, cảm nhận được sự giàu có và vẻ đẹp vô tận của ngôn ngữ văn chương - ngôn ngữ dân tộc.

Đây là một trải nghiệm quan trọng giúp người nghiên cứu trưởng thành. Là một hành trang để bước vào đời.

6. Bố cục đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài của chúng tôi gồm ba chương:

Chương 1: Chân dung nhà văn Vũ Bằng

Chương 2: Các phương thức nghệ thuật ngôn từ trong Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng

Chương 3: Thương nhớ mười hai - Phong cách ngôn ngữ đặc sắc của tùy bút Vũ Bằn

Phần bên dưới chỉ hiển thị một số trang ngẫu nhiên trong tài liệu. Bạn tải về để xem được bản đầy đủ

  • Đặc trưng ngôn ngữ trong Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đặc trưng ngôn ngữ trong Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng
  • Đặc trưng ngôn ngữ trong Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng
  • Đặc trưng ngôn ngữ trong Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng
  • Đặc trưng ngôn ngữ trong Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng
  • Đặc trưng ngôn ngữ trong Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng
  • Đặc trưng ngôn ngữ trong Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng
  • Đặc trưng ngôn ngữ trong Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng
  • Đặc trưng ngôn ngữ trong Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng
  • Đặc trưng ngôn ngữ trong Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng
  • Đặc trưng ngôn ngữ trong Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng
  • Đặc trưng ngôn ngữ trong Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng
  • Đặc trưng ngôn ngữ trong Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng
  • Đặc trưng ngôn ngữ trong Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng
  • Đặc trưng ngôn ngữ trong Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng
  • Đặc trưng ngôn ngữ trong Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng
  • Đặc trưng ngôn ngữ trong Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng
  • Đặc trưng ngôn ngữ trong Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng
  • Đặc trưng ngôn ngữ trong Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng
  • Đặc trưng ngôn ngữ trong Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng
  • Đặc trưng ngôn ngữ trong Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng
  • Đặc trưng ngôn ngữ trong Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng
  • Đặc trưng ngôn ngữ trong Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng

GỢI Ý

Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem

Những đặc trưng ngôn ngữ học xã hội của hiện ...

Upload: trungvd1984

📎 Số trang: 544
👁 Lượt xem: 413
Lượt tải: 17

Những đặc trưng ngôn ngữ học xã hội của hiện ...

Upload: xy3utkh7

📎 Số trang: 544
👁 Lượt xem: 573
Lượt tải: 17

Đặc trưng nghệ thuật của lời đối thoại trong ...

Upload: tranthanhvuunilever

📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 953
Lượt tải: 16

Đặc điểm ngôn ngữ trên Quảng cáo thương mại ...

Upload: nhucuong0710

📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 515
Lượt tải: 16

Giải pháp hạn chế nợ xấu của doanh nghiệp ...

Upload: mpthao2711

📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 440
Lượt tải: 16

So sánh đặc trưng kinh tế của hai hệ thống ...

Upload: hinhdq_pecc4

📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 524
Lượt tải: 20

Đặc sắc thể tài yêu ngôn trong sáng tác của ...

Upload: taphilu123

📎 Số trang: 107
👁 Lượt xem: 598
Lượt tải: 16

Báo cáo thực tập tại Vụ Thị trường trong ...

Upload: nguyenvinhthuy

📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 217
Lượt tải: 16

Phi ngôn ngữ trong giao tiếp

Upload: masterbest15

📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 537
Lượt tải: 17

Phân tích hai đặc trưng của quản trị chất ...

Upload: capslockckvn1

📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 590
Lượt tải: 16

Phân tích hai đặc trưng của quản trị chất ...

Upload: changngoc782002

📎
👁 Lượt xem: 474
Lượt tải: 16

Dạy học văn bản tựa và văn bia trong sách ...

Upload: baosamac

📎 Số trang: 109
👁 Lượt xem: 465
Lượt tải: 16

QUAN TÂM

Những tài liệu bạn đã xem

Đặc trưng ngôn ngữ trong Thương nhớ mười hai ...

Upload: noithat_nhaviet

📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 1631
Lượt tải: 17

CHUYÊN MỤC

Tổng hợp
Đặc trưng ngôn ngữ trong Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng A. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Mỗi một nghệ sĩ chân tài là một cá tính sáng tạo mạnh mẽ. Không giẫm lên trên lối mòn cả trong cảm nhận và biểu đạt. Sự biểu đạt trong văn chương trước tiên đòi hỏi sự dụng công ở ngôn từ. Một tác phẩm hay là tác phẩm doc Đăng bởi
5 stars - 258353 reviews
Thông tin tài liệu 49 trang Đăng bởi: noithat_nhaviet - 06/08/2024 Ngôn ngữ: Việt nam, English
5 stars - "Tài liệu tốt" by , Written on 06/08/2024 Tôi thấy tài liệu này rất chất lượng, đã giúp ích cho tôi rất nhiều. Chia sẻ thông tin với tôi nếu bạn quan tâm đến tài liệu: Đặc trưng ngôn ngữ trong Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng