Mã tài liệu: 289289
Số trang: 75
Định dạng: zip
Dung lượng file: 480 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
Phần I
một số vấn đề lý luận chung về tiền lương
Thực trạng công tác quản lý tiền lương của công ty Cơ khí Hà Nội.
I.Khái quát chung về tiền lương
1.Các quan niệm cơ bản về tiền lương
a. Quan niệm tiền lương trong thời kỳ kế hoạch hoá tập trung
Nhiều năm trong cơ chế bao cấp, chúng ta quan niệm tièn lương là một phần thu nhập quốc dân, được Nhà nước phân phối có tổ chức, có kế hoạch cho người lao động căn cứ vào số lượng và chất lượng lao động mà mỗi người đã cống hiến
Với quan niệm này nó không còn phù hợp với nền sản xuất hàng hoá.
b. Quan niệm tiền lương trong cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong cơ chế thị trường, do thừa nhận người lao động được làm việc theo thoả thuận, tự do di chuyển giữa các thành phần kinh tế, giữa các cơ sở sản xuất nghĩa là thừa nhận sự tồn tại khách quan của thị trường sức lao động. Mà sức lao động là yếu tố quyết định trong các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất. Và trong cơ chế thị trường phải quan niệm sức lao động là hàng hoá của thị trường yếu tố sản xuất. Tính chất hàng hoá của sức lao động có thể bao gồm không chỉ lực lượng lao động làm việc trong khu vực kinh tế tư nhân, lĩnh vực sản xuất kinh doanh thuộc sở hữu Nhà nước mà đối với cả công nhân viên chức trong lĩnh vực quản lý Nhà nước, quản lý xã hội.
Mặt khác trong nền kinh tế thị trường thể hiện rõ sự tách rời giữa quyền sở hữu và quuyền sử dụng tư liệu sản xuât ở mức độ khác nhau. Do vậy Nghị quyết Đại hội Đảng VI Đảng cộng sản Việt Nam đã đề ra một loạt các quy định về đổi mới cơ chế quản lý. Thay thế cho Nghị định 26/CP ngày 23/5/93 dựa trên sự thay đổi cơ bản nhận thức quan điểm nguyên tắc
về tiền lương phù hợp với sự vận động của cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước.
“Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, là giá của yếu tố SLĐ mà người sử dụng (Nhà nước, chủ doanh nghiệp) phải trả cho người cung ứng SLĐ, tuân theo các nguyên tắc cung cầu, giá cả của thị trường và pháp luật hiện hành của Nhà nước”
Như vậy trong CCTT tiền lương được coi là giá cả SLĐ (khi mà SLĐ được coi như một hàng hoá) Và được tiền tệ hoá, nó chịu sự chi phối và tác động của giá cả thị trừơng do quan hệ cung cầu về SLĐ, về giá cả hàng hoá và dịch vụ
Mặt khác tiền lương phải bao gồm đầy đủ các yếu tố cấu thành để đảm bảo là nguồn thu nhập, nguồn sống chủ yếu của bản thân và gia đình người lao động, là điều kiện để người được hưởng lương hoà nhập vào xã hội và chính nó cũng là một trong nhũng yếu tố để cấu thành chi phí sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp
Nói chung ta thấy quan điểm về tiền lương trong nền kinh tế thị trường đã thực sự đổi mới so với quan điểm về tiền lương trong thời bao câp đó là:
* Tiền lương là giá cả sức lao động được hình thành qua thoả thuận giữa người sử dụng lao động và ngươì lao động phù hợp với quan hệ cung cầu SLĐ trong nền KTTT
* Thay đổi kết cấu tiền lương từ việc phân phối gián tiếp sang phân phối trực tiếp trong tiền lương ( nhà ở, bảo hiểm y tế , tiền học) đồng thời phân biệt rõ hệ thống tiền lương của các chức vụ bầu cử, hành chính sự nghiệp, sản xuất kinh doanh và lực lượng vũ trang, tách dần các chế độ đãi ngộ ra khỏi tiền lương
* Thực hiện chính sách tiền lương trên cơ sở sắp xếp, tinh giản bộ máy và biên chế trong khu vực hành chính sự nghiệp, gắn liền tiền lương với chất lượng, hiệu quả công tác thúc đẩy cải cách nền hành chính quốc gia.
Người đủ tiêu chuẩn thì được hưởng lương mới, người chưa đáp ứng được yêu cầu công việc thì phải có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, người không đủ tiêu chuẩn và đáp ứng yêu cầu công việc thì phải sắp xếp lại.
* Cải cách chính sách tiền lương phải đồng bộ với các chính sách KT-XH liên quan và việc đổi mới chính sách phải đồng thời phối hợp chặt chẽ làm tiền đề và thúc đẩy cải cách tiền lương.
*Thực hiện cải cách tiền lương là một quá trình với những bước đi thích hợp vừa xây dựng những cơ chế chính sách và vừa kiểm soát và điều tiết những bất hợp lý trong xã hội, nhằm đảm bảo cuộc sống người lao động và giúp họ hoà nhập với sự phát triển của nền kinh tế.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 333
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 331
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 337
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 394
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 452
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 476
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 486
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 103
👁 Lượt xem: 372
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 335
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 311
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 391
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 253
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 229
⬇ Lượt tải: 16