Mã tài liệu: 293518
Số trang: 16
Định dạng: zip
Dung lượng file: 87 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
Thực ra công bẵng xã hội là 1 khái niệm mang tính lịch sử, bị quy định bởi hoàn cảnh lịch sử cụ thể . Có thể nói mỗi xã hội đều có chuẩn mực riêng của mình về công bằng xã hội do hoàn cảnh lịch sử của xã hội đó quy định.
Trong chế độ xã hội công xã nguyên thuỷ thì công bằng xã hội có nghĩa là mọi người đều tuân theo trật tự đã được cộng đồng thừa nhận, ai vi phạm sẽ bị trừng phạt.
Khi cá nhân tách khỏi thị tộc thì công bằng chủ yếu có nghĩa là mọi người đều bình đẳng trong việc sử dụng các quyền và phương tiện sống.
Khi xuất hiện sở hữu tư nhân thì nội dung của khái niệm công bằng xã hội cũng thay đổi. Sự công bằng ở đây được xem xét trong mối quan hệ với địa vị xã hội. Theo Arixtốt, công bằng là là sự bình đẳng giữa những người có cùng địa vị xã hội. Còn sự bất bình đẳng những người không có cùng địa vị xã hội cũng được Arixtốt coi là công bằng. Quan điểm này Arixtốt thực tế đã trở thành quan điểm chủ đạo trong suốt lịch sử tồn tại của xã hội phân chia giai cấp.
Sự xuất hiện sở hữu tư nhân là tiền đề cho sự xuất hiện nền sản xuất hàng hoá.Khi nền xản xuất hàng hoá ấy xuất hiện và ngày càng phát triển thì sự trao đổi theo nguyên tắc ngang giá cũng ngày càng trở thành nguyên tắc chi phối quan hệ trao đổi trong xã hội. Thích ứng với tình hình ấy, nội dung của khái niệm công bằng cũng thay đổi, đặc biệt là trong chủ nghĩa Tư Bản : về mối quan hệ trao đổi được gọi là công bằng khi chúng thực hiện theo nguyên tắc ngang giá ; còn trong lĩnh vực Chính trị và các quan hệ xã hội khác thì mọi người được tuyên bố là bình đẳng trước Pháp Luật, dĩ nhiên đó là một hệ thống Pháp Luật nhằm bảo vệ trước hết cho giai cấp thống trị đương thời.
Riêng trong CNXH, C.Mác đề cập đến trong tác phẩm “ Phê phán cương lĩnh Gotha ” công bằng xã hội được thể hiện trong nguyên tắc phân phối lao động. C.Mác chỉ rõ rằng trong xã hội XHCN, sau khi đã khấu trừ đi những khoản cần thiết nhất để duy trì sản xuất, tái sản xuất cũng như để duy trì đời sống của cộng đồng, toàn bộ số sản phẩm xã hội còn lại sẽ được phân phối theo nguyên tắc: mỗi người sản xuất sẽ nhận trở lại từ xã hội một số lượng vật phẩm tiêu dùng trị giá ngang với số lượng lao động mà anh ta đã cung cấp cho xã hội (sau khi đã khấu trừ số lao động của anh ta cho các quỹ xã hội )
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 396
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 355
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 619
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 355
⬇ Lượt tải: 25
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 316
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 513
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 135
👁 Lượt xem: 534
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 107
👁 Lượt xem: 524
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 233
👁 Lượt xem: 373
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 246
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 458
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 331
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 338
⬇ Lượt tải: 17