Mã tài liệu: 290968
Số trang: 22
Định dạng: zip
Dung lượng file: 265 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
Mối quan hệ giữa môi trường với phát triển kinh tế xã hội
Giữa môi trường và sự phát triển có mối quan hệ hết sức chặt chẽ: môi trường là địa bàn và đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi của môi trường. Môi trường tự nhiên đồng thời cũng tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội thông qua việc làm suy thoái nguồn tài nguyên đang là đối tượng của hoạt động phát triển hoặc gây ra thảm hoạ, thiên tai đối với các hoạt động kinh tế xã hội trong khu vực. Ở các quốc gia có trình độ phát triển kinh tế khác nhau có các xu hướng gây ô nhiễm môi trường khác nhau. Ví dụ:
• Ô nhiễm do dư thừa: 20% dân số thế giới ở các nước giàu hiện sử dụng 80% tài nguyên và năng lượng của loài người.
• Ô nhiễm do nghèo đói: những người nghèo khổ ở các nước nghèo chỉ có con đường phát triển duy nhất là khai thác tài nguyên thiên nhiên (rừng, khoáng sản, nông nghiệp,...). Do đó, ngoài 20% số người giàu, 80% số dân còn lại chỉ sử dụng 20% phần tài nguyên và năng lượng của loài người.
Mâu thuẫn giữa môi trường và phát triển trên dẫn đến sự xuất hiện các quan niệm hoặc các lý thuyết khác nhau về phát triển:
• Lý thuyết đình chỉ phát triển là làm cho sự tăng trưởng kinh tế bằng (0) hoặc mang giá trị (-) để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của trái đất.
• Một số nhà khoa học khác lại đề xuất lấy bảo vệ để ngăn chặn sự nghiên cứu, khai thác tài nguyên thiên nhiên đã đưa ra quan niệm phát triển
Thực trạng môi trường ở nước ta:
Môi trường ở Việt Nam:
Hiện nay, thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang đứng trước 5 cuộc khủng hoảng lớn là: dân số, lương thực, năng lượng, tài nguyên và sinh thái. Năm cuộc khủng hoảng này đều liên quan chặt chẽ với môi trường và làm cho chất lượng cuộc sống của con người có nguy cơ suy giảm. Nguyên nhân gây nên các cuộc khủng hoảng là do sự bùng nổ dân số và các yếu tố phát sinh từ sự gia tăng dân số. Nước ta thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá và đương nhiên là kéo theo đô thị hoá. Theo kinh nghiêm của nhiều nước, tình hình ô nhiễm môi trường cũng gia tăng nhanh chóng.
Trong quá trình phát triển, nhất là trong thập kỷ vừa qua, các đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, đã gặp phải nhiều vấn đề môi trường ngày càng nghiêm trọng, do các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải và sinh hoạt gây ra. Tại thành phố Hồ Chí Minh có 25 khu công nghiệp tập trung hoạt động với tổng số 611 nhà máy trên diện tích 2298 ha đất. Theo kết quả tính toán, hoạt động của các khu công nghiệp này cùng với 195 cơ sở trọng điểm bên ngoài khu công nghiệp, thì mỗi ngày thải vào hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai tổng cộng 1.740.000 m3 nước thải công nghiệp, trong đó có khoảng 671 tấn cặn lơ lửng, 1.130 tấn BOD5 (làm giảm nhu cầu ôxy sinh hoá), 1789 tấn COD (làm giảm nhu cầu ôxy hoá học), 104 tấn Nitơ, 15 tấn photpho và kim loại nặng. Lượng chất thải này gây ô nhiễm cho môi trường nước của các con sông vốn là nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho một nội địa bàn dân cư rộng lớn, làm ảnh hưởng đến các vi sinh vật và hệ sinh thái vốn là tác nhân thực hiện quá trình phân huỷ và làm sạch các dòng sông.
Trước những điểm nóng về ô nhiễm môi trường như trên, nhiều giải pháp tương đối đồng bộ và cụ thể đã được kiến nghị nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường cả trong hiện tại và trong dự báo về chính sách, chiến lược, quy hoạch đến các giải pháp về công nghệ, nhân lực, giải pháp xã hội, các cộng cụ kinh tế và các biện pháp quan trắc theo dõi, kèm theo một số dự án hoặc nghiên cúu sâu đối với các trường hợp cụ thể.
Sau đây là những biểu hiện của khủng hoảng môi trường
• Ô nhiễm không khí (bụi, SO2, CO2 v.v...) vượt tiêu chuẩn cho phép tại các đô thị, khu công nghiệp.
• Hiệu ứng nhà kính đang gia tăng làm biến đổi khí hậu toàn cầu. • Tầng ozon bị phá huỷ.
• Sa mạc hoá đất đai do nhiều nguyên nhân như bạc màu, mặn hoá, phèn hoá, khô hạn.
• Nguồn nước bị ô nhiễm.
• Ô nhiễm biển xảy ra với mức độ ngày càng tăng.
• Rừng đang suy giảm về số lượng và suy thoái về chất lượng
• Số chủng loài động thực vật bị tiêu diệt đang gia tăng.
• Rác thải, chất thải đang gia tăng về số lượng và mức độ độc hại.
Các kết quả đã đạt được trong việc bảo vệ môi trường
Từ sau hội nghị quốc tế về môi trường lần đầu tiên năm 1972, vấn đề môi trường ngày càng trở nên cấp thiết ở mỗi quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Các nước đã đề ra những mục tiêu, chiến lược bảo vệ môi trường, chống sự nóng lên của trái đất, các giảm lượng khí thải, đặt ra các tiêu chuẩn nghiêm ngặt trong việc xử lý chất thải công nghiệp trước khi đưa ra môi trường. Nước ta cũng đã kí cam kết với thế giới trong việc bảo vệ môi trường với nhiều chương trình hành động thiết thực như: phủ xanh đất trống đồi trọc, trổng rừng phòng hộ ven biển, giao rừng cho dân quản lý, trồng rừng,..
Ngoài ra nước ta còn đầu tư nhiều chi phí cho việc xây dựng các hệ thống xử lý chất thải của các khu công nghiệp, tích cực tham gia các hoạt động môi trường thế giới, kí các hiệp định về môi trường.. chứng tỏ chính phủ ta rất quan tâm đến vấn đề môi trường.Riêng đối với các khu công nghiệp thì tất cả các chủ đầu tư hạ tầng khu công nghiệp và hầu hết các doanh nghiệp đầu tư trong khu công nghiệp đã hoàn tất thủ tục về môi trường trước khi đi vào hoạt động. Nhận thức về công tác bảo vệ môi trường của các chủ đầu tư ngày một nâng cao. Hằng năm đều tham gia các hoạt động về truyền thông môi trường Một số doanh nghiệp thực hiện rất tốt công tác bảo vệ môi trường như: các nhà máy điện, một số cảng,…đều đầu tư hoàn chỉnh các hệ thống xử lý chất thải, các chất thải nguy hại đều được thu gom và xử lý đúng quy định thông qua các hợp đồng với các đơn vị có chức năng và năng lực xử lý, nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải và thực hiện giám sát môi trường hằng năm theo quy định. Nhiều chương trình như “Go green – hành trình xanh thắp sáng ước mơ” là sự phối hợp hợp tác giữa Tổng cục Bảo vệ Môi trường (VEPA), Bộ Giáo dục và Đào tạo (MOET) và công ty ô tô Toyota Việt Nam (TMV).
Một số tồn tại
Quy chế bảo vệ môi trường đối với các khu công nghiệp được ban hành theo Quyết định 62/2002/QĐ.BKHCNMT của Bộ Khoa học, công nghệ và môi trường chưa chặt chẽ dẫn đến tình trạng kéo dài đầu tư các hệ thống xử lý nước thải tập trung của các khu công nghiệp ( Điều 19 của Quy chế quy định phải xây dựng hoàn chỉnh hệ thống xử lý tập trung khi khu công nghiệp đã lấp đầy 70% diện tích đất ).Phần lớn các chủ đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp không thực hiện nghiêm các cam kết trong nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 337
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 355
⬇ Lượt tải: 25
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 474
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 323
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 379
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 368
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 323
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 233
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 250
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 413
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 529
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 444
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 619
⬇ Lượt tải: 17