Mã tài liệu: 265696
Số trang: 14
Định dạng: zip
Dung lượng file: 93 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
Bài làm:
I.Cơ sở lý luận về cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ:
Xuất phát từ quy luật chung phổ biến – mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, mỗi thành phần kinh tế bao giờ cũng phải thích ứng với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất, theo đó lực lượng sản xuất là nội dung có vai trò quyết định với hình thức của quan hệ sản xuất và với thành phần kinh tế.
Thực trạng nước ta hiện nay cho thấy sự đa dạng hóa về trình độ của lực lượng sản xuất trên tất cả các lĩnh vực nên về hình thức quan hệ sản xuất và cơ cấu thành phần kinh tế tất yếu phải được đa dạng hóa. Bởi thế nên khi xác định cơ cấu thành phần kinh tế cần thiết phải xem xét đến trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, và cố nhiên việc xem xét ấy phải được tiến hành trong trạng thái động. Trong mối quan hệ này, cần lưu ý rằng mỗi thành phần kinh tế vừa tồn tại độc lập tương đối vừa có sự tương tác qua lại, thể hiện sự vừa hợp tác vừa cạnh tranh, vừa thống nhất vừa mâu thuẫn trong một chỉnh thể kinh tế – xã hội thống nhất.
Không nên hiểu các thành phần kinh tế như những bộ phận tách rời, những lực lượng độc lập tự trị và theo đó cơ cấu nhiều thành phần là sự hợp nhất cơ học của các thành phần kinh tế trong xã hội. Cũng cần nói thêm rằng trong nền kinh tế toàn cầu hóa ngày nay cả lực lượng sản xuất và các hình thức quan hệ kinh tế – xã hội đều biến động gia tốc, nên việc xem xét chỉ đúng và hiện thực gắn với tư duy sáng tạo – tư duy "cái cũ không ra đi, cái mới không thể xuất hiện", để từ đó xóa bỏ triệt để tư duy cũ về sự đố kỵ với kinh tế phi công hữu, ưu tiên nâng đỡ quá mức cần thiết cho kinh tế công hữu, tạo môi trường bình đẳng thật sự – sân chơi lành mạnh cho các thành phần kinh tế.
Về mặt lý luận, sở hữu tư liệu sản xuất luôn là nhân tố cơ bản, nội dung cốt lõi của quan hệ sản xuất và của mọi thời kỳ phát triển kinh tế – xã hội. Sở hữu cũng đồng thời là phạm trù cơ bản, xuất phát để xem xét các vấn đề kinh tế – xã hội. Một mặt, sở hữu phản ánh bản chất kinh tế trong quan hệ xã hội giữa người và người và do đó giữa các thành phần kinh tế với nhau. Mặt khác, sở hữu gắn liền và liên quan đến lợi ích kinh tế, đến động lực phát triển kinh tế – xã hội. Xuất phát từ căn cứ này, sở hữu tư liệu sản xuất luôn giữ vai trò cơ sở kinh tế để xác định sự khác biệt giữa các thành phần kinh tế. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng quan hệ sở hữu và thành phần kinh tế là những khái niệm không đồng nhất. Thật vậy, mỗi hình thức sở hữu có thể tham gia vào nhiều thành phần kinh tế khác nhau, nhiều hình thức tổ chức kinh tế khác nhau, đồng thời mỗi hình thức tổ chức kinh tế thuộc mỗi thành phần kinh tế lại có thể dung hợp nhiều hình thức sở hữu khác nhau. Có thể dễ dàng nhận thấy qua xem xét sau đây: Sở hữu nhà nước có thể có mặt trong nhiều hình thức tổ chức kinh tế khác nhau như trong các doanh nghiệp nhà nước, các liên doanh kinh tế, trong công ty cổ phần…, ngược lại công ty cổ phần lại biểu hiện như một tổ chức kinh tế dung hợp nhiều hình thức sở hữu thuộc nhiều chủ thể khác nhau cấu thành.
Việc lấy quan hệ sở hữu làm cơ sở chính để phân định thành phần kinh tế một mặt phù hợp với việc xem xét bản chất quan hệ sản xuất và kết cấu giai cấp, mặt khác phản ánh đúng thực tiễn diễn biến kinh tế – xã hội qua các giai đoạn lịch sử. Tuy nhiên, cũng có những ý kiến khác nhau về căn cứ này, trên thực tế đều nhằm định vị đúng hơn và khẳng định bản chất kinh tế của mỗi thành phần:
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 385
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 333
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 431
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 378
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 431
⬇ Lượt tải: 26
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 469
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 262
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 225
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 445
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 453
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 330
⬇ Lượt tải: 21