Mã tài liệu: 232367
Số trang: 18
Định dạng: doc
Dung lượng file: 92 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
Tiểu luận dài 18 trang: Chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước ở Việt Nam
LỜI MỞ ĐẦU
Đầu thế kỉ XX, V.I Lênin đã chỉ rõ “ Chủ nghĩa tư bản độc quyền chuyển thành chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước là khuynh hướng tất yếu”. Cơ sở cho sự chuyển biến này chính là sự dung hợp giữa tư bản độc quyền với Nhà nước. Trong chủ nghĩa tư bản hiện đại, nhiều chủ thể tham gia vào quá trình sản xuất do đó sự tương quan lợi ích giữa nhà tư bản và người lao động là cơ bản và chủ yếu để thực hiện bản chất xã hội của phương thức tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên, trong lòng chủ nghĩa tư bản vẫn chứa đựng những xung đột lợi ích gay gắt, đòi hỏi Nhà nước phải trực tiếp tham gia vào quá trình phân phối lợi ích. Chính vì vậy, vai trò của Nhà nước chuyển từ các yếu tố bên ngoài, yếu tố tạo môi trường, thành yếu tố bên trong của quá trình tái sản xuất tư bản chủ nghĩa và trở thành một trong các yếu tố quan trọng nhất quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội. Ở Việt Nam hiện nay, trong quá trình xây dựng xã hội chủ nghĩa, sự điều tiết nền kinh tế của Nhà nước càng có vai trò quan trọng. Nhà nước quản lý kinh tế bằng pháp luật chính sách và các công cụ khác nhằm mục đích phát huy vai trò tích cực, hạn chế các mặt tiêu cực của kinh tế thị trường. Với những vấn đề cơ bản nêu trên, em sẽ phân tích chi tiết hơn trong từng phần cụ thể của đề án. Nội dung chính của đề án bao gồm:
§ Bản chất và những biểu hiện chủ yếu của chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước
§ Ý nghĩa phương pháp luận của việc nghiên cứu chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước ở nước ta hiện nay
Do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên bản đề án của em vẫn còn thiếu sót. Rất mong được sự chỉ bảo thêm của thầy.Em xin chân thành cảm ơn.
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC
1. Nguyên nhân hình thành và phát triển của chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước.
Đầu thế kỉ XX, Lênin đã chỉ rõ "Chủ nghĩa tư bản độc quyền chuyển thành chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước là khuynh hướng tất yếu. Nhưng chỉ đến những năm 50 của thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước mới trở thành một thực thể rõ ràng và là một đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa tư bản hiện đại. Sự hình thành của chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước do những nguyên nhân chủ yếu sau:
· Chủ nghĩa tư bản Nhà nước ra đời trước hết là do quá trình phát triển cao hơn nữa của tích tụ và tập trung sản xuất. Tích tụ và tập trung sản xuất cao sinh ra những cơ cấu kinh tế to lớn đòi hỏi sự điều tiết xã hội đối với sản xuất và phân phối. Sự xã hội hoá sản xuất cao dẫn đến một yêu cầu khách quan là Nhà nước phải đại diện cho toàn xã hội để quản lí nền sản xuất xã hội. Lực lượng sản xuất xã hội hoá càng cao càng mâu thuẫn gay gắt với hình thức chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa. Để làm dịu bớt mâu thuẫn đó, tư bản độc quyền cố tạo ra một hình thức mới của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, đó chính là chủ nghĩa tư ban độc quyền Nhà nước.
· Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại đã làm biến đổi căn bản cơ cấu của nền kinh tế. Để cải tạo cơ cấu kinh tế đòi hỏi một khoản vốn lớn mà không một tổ chức độc quyền tư nhân nào có thể đảm bảo được, vì vậy cần có sự giúp đỡ của nhà nước, dẫn đến sự can thiệp sâu rộng của Nhà nước vào kinh tế. Mặt khác sự xuất hiện của một số ngành mà các tố chức độc quyền tư nhân không muốn đầu tư vào do vốn lớn mà lợi nhuận thấp như : năng lượng, giao thông vận tải, giáo dục, nghiên cứu khoa học ., Nhà nước phải đứng ra kinh doanh các ngành đó để tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế một cách đồng đều.
· Một trong những hậu quả của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật dẫn đến sự xã hội hoá cao trong sản xuất là làm cho nền kinh tế của các nước tư bản ngày càng không ổn định, khủng hoảng kinh tế diễn ra thường xuyên. Mặt khác sự ra đời và phát triển của hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới và sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc tại các nước thuộc địa đã thu hẹp thị trường của chủ nghĩa tư bản , đặt chủ nghĩa tư bản trước một thách thức sống còn hoặc điều chỉnh để tồn tại hoặc sụp đổ hoàn toàn.
· Sự thống trị của tư bản độc quyền làm cho mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản - vô sản và nhân dân lao động ngày càng sâu sắc. Để làm dịu bớt mâu thuẫn đó, Nhà nước phải can thiệp vào đời sống kinh tế xã hội bằng cách thực hiện các chính sách kinh tế xã hội như : chính sách trợ cấp thất nghiệp, diều tiết thu nhập, mở rộng phúc lợi xã hội
· Trong điều kiện toàn cầu hoá kinh tế thế giới hiện nay, sự bành trướng của các tố chức độc quyền vấp phải những hàng rào quốc gia dân tộc và xung đột về lợi ích trên thị trường thế giới, vì vậy Nhà nước có vai trò đứng ra giả quyết các mối quan hệ kinh tế thế giới.
Như vậy, tất cả những tình hình kinh tế chính trị xã hội nêu trên đã thúc đẩy Nhà nước can thiệp ngày càng sâu vào kinh tế, làm cho chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước hình thành phát triển và trở thành phổ biến trong tất cả các nước tư bản.
2. Bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước
Chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước là nấc thang phát triển mới của chủ nghĩa tư bản độc quyền(chủ nghĩa đế quốc) Nó là sự thống nhất của ba quá trình gắn bó chặt chẽ với nhau : tăng sức mạnh của các tổ chức độc quyền; tăng vai trò can thiệp của Nhà nước vào kinh tế, kết hợp sức mạnh của tổ chức độc quyền tư nhân với sức mạnh của Nhà nước trong một cơ chế thống nhất và bộ máy Nhà nước phụ thuộc vào các tổ chức độc quyền. Trong cơ cấu của chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước, Nhà nước trở thành một tập thể tư bản khổng lồ, can thiệp trực tiếp vào kinh tế. Nhà nước được sinh ra trên một cơ sở kinh tế nhất định đồng thời nó cũng tác động ngược trở lại đối với cơ sở kinh tế đó, tuy nhiên ở mỗi một chế độ xã hội khác nhau thì vai trò kinh tế của Nhà nước bộc lộ khác nhau và phù hợp với xã hội đó.Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, Nhà nước đóng vai trò là người bảo vệ tài sản cho giai cấp tư sản và duy trì những điều kiện chung bên ngoài của sản xuất, còn bản thân quá trình sản xuất do các quy luật kinh tế của chủ nghĩa tư bản quết định. Nhưng khi tiến đến chủ nghĩa tư bản độc quyền, Nhà nước dần can thiệp sâu vào kinh tế, tham gia trực tiếp vào điều tiết sản xuất từ đầu vào, khâu trung gian cho đến phân phối
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 577
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 836
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 472
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 486
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 383
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 394
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 452
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 402
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 496
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 111
👁 Lượt xem: 477
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 138
👁 Lượt xem: 550
⬇ Lượt tải: 19
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 3455
⬇ Lượt tải: 17