Mã tài liệu: 245017
Số trang: 88
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 707 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
MỤC LỤC
NỘI DUNG TRANG
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CỔ PHẦN HÓA DNNN.
1.1- Khái niệm cổ phần hóa – đặc điểm của công ty cổ phần :
1.1.1 – Khái niệm cổ phần hóa.
1.1.2 – Đặc điểm của công ty cổ phần.
1.1.2.1- Cổ phần phổ thông.
1.1.2.2- Cổ phần ưu đãi.
1.1.3- Khái niệm DNNN độc quyền.
1.1.3.1- Độc quyền bán
1.1.3.2- Song độc quyền
1.1.3.3- Độc quyền mua
1.1.4.4- Độc quyền tự nhiên
1.4.1.5- Khái niệm DNNN độc quyền
1.2 – Sự cần thiết phải CPH DNNN ở Việt Nam :
1.2.1- Sự cần thiết phải CPH DNNN
1.2.2- Mục tiêu CPH DNNN
1.2.2.1- Nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động
của DNNN
1.2.2.2- Làm lành mạnh hoá tình hình tài chính, phát triển thị
trường vốn, thị trường chứng khoán.
1.2.2.3- Phát huy quyền làm chủ của người lao động trong DN
1.3- Mục tiêu cổ phần hóa DNNN độc quyền :
1.4- Các phương pháp định giá doanh nghiệp :
1.4.1- Phương pháp định giá theo giá trị tài sản thuần
1.4.2- Phương pháp định giá theo mô hình chiết khấu dòng tiền (DCF)
1
1.5- Kinh nghiệm cổ phần hóa DNNN ở các nước trên thế giới và bài học
kinh nghiệm cho Việt Nam :
1.5.1- Cổ phần hóa ở Trung quốc.
1.5.2- Tư nhân hoá ở Anh.
1.5.3- Tư nhân hoá ở Nga và Cộng hoà Séc.
1.5.4- Bài học kinh nghiệm được rút ra cho việc thúc đẩy cổ phần hoá.
Kết luận chương 1
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CỔ PHẦN HÓA TẠI CÁC DNNN ĐỘC QUYỀN Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA.
2.1 – Cơ sở pháp lý của cổ phần hoá.
2.2- Thực trạng cổ phần hóa DNNN độc quyền ở nước ta trong thời gian
qua:
2.2.1- Giai đoạn thí điểm từ năm 1992 đến tháng 1996.
2.2.2- Giai đoạn từ năm 1996 đến tháng 06/1998.
2.2.3- Giai đoạn mở rộng tiến trình cổ phần hoá (từ tháng 06/1998 đến
nay).
2.2.3.1- Công tác CPH tại Tổng công ty Bưu chính – viễn thông
(VNPT).
2.2.3.2- Công tác CPH tại Tổng công ty Điện lực Việt Nam
(EVN).
2.2.3.3- Công tác CPH tại Tổng công ty Hàng Không Việt Nam
(Vietnam Airlines).
2.3- Những thành tựu và hạn chế, vướng mắc của tiến trình cổ phần hoá
ở nước ta trong thời gian qua:
2.3.1 – Những thành tựu:
2.3.1.1- Tăng cường vai trò chủ đạo của DNNN.
2.3.1.2- Khả năng huy động vốn, bảo tồn vốn nhà nước và hiệu
quả KD.
2.3.1.3- Việc làm và thu nhập của người lao động trong các công
40 ty CP.
2.3.1.4- Thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển.
2.3.2- Những hạn chế, vướng mắc:
2.3.2.1-Các nhà quản lý chưa nhìn nhận đúng mức về tầm quan
trọng của CPH DNNN độc quyền
2.3.2.2-Hạn chế trong việc tạo nhận thức về chủ trương CPH,
trong công tác chỉ đạo thực hiện.
2.3.2.3-Vướng mắc trong khâu định giá DNNN độc quyền.
2.3.2.4-Vướng mắc trong quá trình xử lý nợ tồn đọng.
2.3.2.5-CPH khép kín làm cho chủ trương CPH DNNN độc quyền
khó đạt được mục tiêu ban đầu.
2.3.2.6-Cơ chế đối với người lao động chưa được giải quyết triệt
để.
2.3.2.7 - Thời gian để tiến hành CPH một DNNN quá dài.
2.3.2.8- Cơ sở pháp lý cho CPH chưa vững chắc.
2.3.2.9- Thị trường chứng khoán non trẻ, yếu kém
Kết luận chương 2
CHƯƠNG III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN ĐẨY NHANH TIẾN TRÌNH CỔ PHẦN HÓA TẠI CÁC DNNN ĐỘC QUYỀN Ở VIỆT NAM
3.1- Mạnh dạn thay đổi tư duy về CPH DNNN độc quyền trong các cấp
quản lý, thông qua đó thay đổi cơ chế CPH DNNN độc quyền.
3.2- Nhóm giải pháp giải quyết vướng mắc trong xử lý tài chính và xác
định giá trị DNNN độc quyền trước khi CPH:
3.2.1- Một số giải pháp giải quyết vướng mắc trong khâu định giá
DNNN độc quyền.
3.2.2- Một số giải pháp giải quyết vướng mắc khâu xử lý nợ tồn đọng.
3.3- CPH DNNN độc quyền kết hợp xoá bỏ độc quyền bán và song độc
quyền để nâng cao sức cạnh tranh chung cho cả nền kinh tế.
64 3.4- Nhóm giải pháp rút ngắn thời gian CPH và chấm dứt CPH khép kín
tại các DNNN độc quyền
3.5- Nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện thị trường chứng khoán của VN
3.5.1- Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về chứng khoán và TTCK.
3.5.2- Nhanh chóng xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật và
đào tạo nguồn nhân lực thích đáng cho các trung tâm giao dịch
chứng khoán để phù hợp với yêu cầu phát triển TTCK.
3.5.3- Tăng số lượng và chất lượng hàng hoá cho TTCK.
3.6- Giải pháp nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý cho CPH.
3.7- Nhóm giải pháp giải quyết vướng mắc trong cơ chế đối với người lao
động trong DNNN độc quyền :
KẾT LUẬN
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
LỜI MỞ ĐẦU
1- Ý NGHĨA CỦA VIỆC CHỌN ĐỀ TÀI :
Doanh nghiệp Nhà nước có vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc
dân, đặc biệt là nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN như nước ta. DNNN
đã có những đóng góp to lớn không chỉ về sản lượng, mà còn về việc làm, thu nhập
cho người lao động. Mặc dù giữ vai trò chủ đạo nhưng đa số DNNN hoạt động
không hiệu quả. Một phần, do các doanh nghiệp này phải đáp ứng quá nhiều mục
tiêu của Nhà nước, không chỉ đơn thuần hoạt động vì hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp. Mặt khác, do cơ chế quản lý gò bó bởi chiụ sự chỉ đạo của nhiều cơ
quan chủ quản, mỗi cơ quan chủ quản lại có nhiều cách quản lý riêng. Một quyết
định kinh doanh thường phải chờ các cơ quan chủ quản này họp hành, bàn bạc rồi
mới đưa ra được quyết định thống nhất, do đó thời gian kéo dài làm cho họ mất
nhiều thời cơ kinh doanh. Bên cạnh đó, chế độ phân phối thu nhập bất hợp lý,
không phát huy được tính sáng tạo năng động của người lao động trong doanh
nghiệp. Đứng trước tình hình đó, đã từ lâu vấn đề đổi mới, sắp xếp và nâng cao
hiệu quả hoạt động của DNNN được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Trước
năm 1990, có rất nhiều biện pháp đưa ra nhằm cải tiến năng lực quản lý, hiệu quả
kinh doanh của các công ty quốc doanh nhưng hầu như các biện pháp này không
đem lại hiệu quả cao. Đến Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp Hành Trung Ương Khoá
VII tại Hà Nội vào tháng 11 năm 1991, Đảng chủ trương thực hiện thí điểm cổ phần
hoá một số DNNN, đồng thời nhà nước cũng ban hành rất nhều văn bản pháp lý để
kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình cổ phần hoá .
Qua hơn 10 năm thực hiện, chúng ta đã cổ phần hoá xong khoảng 2.242
DNNN. Phần lớn DNNN sau khi chuyển sang công ty cổ phần đều hoạt động có
hiệu quả hơn trước xét tổng thể trên các mặt doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách,
tích lũy vốn . Điều này cho thấy, chủ trương cổ phần hóa là chủ trương đúng đắn
của Đảng và Nhà nước, đem lại kết quả cao trong việc đổi mới và nâng cao hiệu
quả hoạt động của DNNN. Tuy vậy, trong 2.242 DNNN đã cổ phần hoá thì số
doanh nghiệp có vốn trên 10 tỷ chiến chưa đến 20%, số lượng DNNN thuộc Tổng
công ty trong các ngành độc quyền truyền thống như điện lực, bưu chính viễn thông,
hàng không rất ít, thậm chí có Tổng công ty cho đến nay vẫn chưa cổ phần hoá
một doanh nghiệp nào trực thuộc, điển hình là Tổng công ty công nghiệp tàu thủy.
Tỷ trọng vốn của các DNNN đã CPH chỉ bằng 8,2% tổng số vốn toàn bộ khối
DNNN (khoảng 17.700 tỷ đồng). Qua đánh giá của Ban chỉ đạo đổi mới và phát
triển doanh nghiệp, từ năm 1992 đến nay chưa có năm nào chúng ta hoàn thành kế
hoạch cổ phần hoá theo lộ trình do Chính phủ đề ra. Sở dĩ tiến trình cổ phần hoá
diễn chậm chạp một mặt là do các Bộ, ngành, địa phương chưa quyết liệt trong việc
tổ chức thực hiện. Mặt khác, cũng còn rất nhiều vướng mắc về chính sách chưa
được tháo gỡ trong suốt quá trình cổ phần hoá, đặc biệt là chính sách định giá. Đó
cũng là nguyên nhân chính làm cho chậm tiến trình cổ phần hoá tại các DNNN độc
quyền.
Để góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá của nước ta được nhanh hơn,
đem lại nhiều hiệu quả thiết thực hơn, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu : "Cổ phần
hoá doanh nghiệp Nhà nước độc quyền ở Việt Nam” với mong muốn góp phần
hoàn thành chủ trương cổ phần hoá mà Đảng đề ra và tạo cho TTCK Việt Nam
nhiều hàng hoá có chất lượng cao.
2- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU :
DNNN độc quyền hiện đang nắm giữ tỷ lệ vốn Nhà nước rất lớn, hoạt động trong các lĩnh
vực thiết yếu trong nền kinh tế . Mặc dù, được hoạt động trong môi trường độc quyền, ít cạnh tranh
nhưng hiệu quả của chúng đem lại rất thấp, chưa phát huy được vai trò chủ đạo trong nền kinh tế
quốc dân. Vì thế, vấn đề cổ phần hoá nhằm đổi mới cơ chế quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động
và đặc biệt nâng cao chất lượng hàng hoá dịch vụ phục vụ cho công chúng, xóa bỏ độc quyền, tự do
hoá thong mại hướng đến hội nhập kinh tế thế giới là rất cần thiết và cần được sự quan tâm ủng hộ
của toàn thể nhân dân. Mục đích của đề tài cũng xuất phát từ mối quan tâm đó.
3- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU– PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :
3.1- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :
Để thực hiện mục đích trên, luận án nghiên cứu tiến trình cổ phần hoá ở Việt
Nam. trong đó nghiên cứu sâu về tiến trình CPH tại các DNNN độc quyền. Tuy nhiên,
chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề còn hạn chế, vướng mắc trong quá trình
cổ phần hoá DNNN độc quyền ở Việt nam hiện nay như : công tác tạo nhận thức và chỉ
đạo thực hiện, khung hành lang pháp lý, vấn đề liên quan đến xử lý tài chính và định giá
DNNN độc quyền, cơ chế đối với lao động trong DNNN thực hiện CPH, thị trường chứng
khoán Từ đó đưa ra các giải pháp tháo gỡ chúng góp phần rút ngắn thời gian CPH và
đẩy mạnh tiến trình CPH tại các DNNN độc quyền.
3.2- Phương pháp nghiên cứu :
- Phương pháp phân tích khoa học : phân tích lý luận; tổng hợp và đánh giá thực
tiễn; suy luận logic để đánh giá những tồn tại trong quá tiến trình CPH ở Việt Nam,
từ đề xuất một số giải pháp để khắc phục.
- Phương pháp so sánh : so sánh đặc điểm tình hình của tiến trình CPH của nước ta với
một số nước trên thế giới, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
4- ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI :
Luận án phân tích cơ sở lý luận tập trung vào tình hình đặc điểm, mục đích
của chủ trương cổ phần hoá DNNN độc quyền ở nước ta. Xác lập mục tiêu chính
xác DNNN độc quyền là không chỉ nhằm mục đích đổi mới, phát triển doanh
nghiệp mà còn nhắm tới mục tiêu mang lại phúc lợi và tiện ích cho đa số mọi
người, nhất là người nghèo, với chi phí thấp nhằm tăng sức cạnh tranh chung của cả
nền kinh tế trong lộ trình hội nhập. Đồng thời, nghiên cứu thêm tiến trình tư nhân
hoá, CPH các DNNN độc quyền Trung Quốc, Anh, Nga và CH Sec. Từ đó rút ra bài
học kinh nghiệm cho Việt nam.
Tổng kết quá trình thực hiện chủ trương cổ phần hoá DNNN và DNNN độc
quyền trong gần 14 năm qua của cả nước (từ năm 1992 đến tháng 6 năm 2005). Từ
lý luận và thực tiễn luận án đánh giá thành tựu, hạn chế vướng mắc trong quá trình
thực hiện chủ trương cổ phần hoá DNNN độc quyền trong thời gian qu và đưa ra
bảy nhóm giải pháp góp phần đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá DNNN độc quyền ở
nước ta.
5- KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN :
Luận án có 68 trang, 6 bảng, 8 biểu (không kể phần mở đầu, kết luận, mục
lục, tài liệu tham khảo, phụ lục), 7 phụ lục. Kết cấu luận án gồm 3 chương :
Chương 1 : Một số vấn đề lý luận về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.
Chương 2 : Thực trạng cổ phần hóa tại các DNNN và DNNN độc quyền ở Việt
Nam trong thời gian qua .
Chương 3 : Một số giải pháp góp phần đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa tại các
DNNN độc quyền ở Việt Nam.
Mọi thắc mắc xin liên hệ yahoo : Tuvanluanvan
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 138
👁 Lượt xem: 550
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 111
👁 Lượt xem: 476
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 81
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 441
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 101
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 497
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 836
⬇ Lượt tải: 17