Mã tài liệu: 267723
Số trang: 11
Định dạng: zip
Dung lượng file: 83 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
Trong giai đoạn hiện nay, vốn là một hoạt động vật chất quan trọng cho mọi hoạt động của nền kinh tế. Nhu cầu về vốn đang nổi lên như một vấn đề cấp bách. Đầu tư và tăng trưởng vốn là một cặp phạm trù của tăng trưởng kinh tế, để thực hiện chiến lược phát triển nền kinh tế trong giai đoạn hiện nay ở nước ta cần đến một lượng vốn lớn.
Vốn cho phát triển kinh tế- xã hội luôn là vấn đề quan trọng và cấp bách trong cuộc sống hiện nay và nhiều năm tới ở nước ta. Đương nhiên để duy trì những thành quả đã đạt được của nền kinh tế nhờ mấy năm đổi mới vừa qua, giữ vững nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao, tránh cho đất nước rơi vào tình trạng lạc “tụt hậu” so với nhiều nước láng giềng trong khu vực và trên thế giới. Trong giai đoạn hiện nay nước ta đang tìm mọi cách khơi dậy mọi nguồn vốn trong nước từ bản thân nhân dân và việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đã có tại các cơ sở quốc doanh. Nguồn nước ngoài từ ODA, NGO và từ đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI.
Trong giai đoạn vừa qua, nước ta đã có nhiều những biện pháp nhằm huy động cả nguồn vốn trong và ngoài nước, cụ thể là:
I . HUY ĐỘNG NGUỒN VỐN TRONG NƯỚC
¬1. Tiết kiệm chính phủ:
_ Vốn đầu tư từ Ngân sách nhà nước (NSNN): Hiện nay chủ yếu tập trung đầu tư cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng, đầu tư hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp Nhà nước, hỗ trợ cho nguồn vốn tín dụng Nhà nước và Quỹ hỗ trợ đầu tư Quốc gia…Các dự án đầu tư bằng nguồn vốn NSNN chủ yếu là các dự án giao thông, thuỷ lợi, trồng rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, bảo tồn thiên nhiên, các công trình văn hoá, xã hội, giáo dục y tế, phúc lợi công cộng, nghiên cứu khoa học, quốc phòng an ninh.
Để tăng cường khả năng huy động vốn từ NSNN, Chính phủ đã phát hành trái phiếu đầu tư phát triển. Trái phiếu đầu tư phát triển của Chính phủ góp phần huy động các nguồn lực nhàn rỗi trong xã hội cho đầu tư. Mặt khác, nguồn vốn đầu tư phát triển này sẽ góp phần làm sôi động lại quá trình đầu tư, tăng “cầu”, tạo cơ hội đầu tư mới cho các thành phần kinh tế khác, khắc phục tình trạng suy thoái của nền kinh tế. Hơn nữa, nguồn vốn này góp phần giải quyết, khắc phục phần nào hậu quả chính sách đầu tư trong những năm qua (đầu tư dàn trải, tràn lan, hiệu quả thấp, các công trình dở dang nhiều…).
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 438
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 466
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 210
👁 Lượt xem: 395
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 210
👁 Lượt xem: 529
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 227
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 498
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 308
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 250
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 263
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 325
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 258
⬇ Lượt tải: 18