Mã tài liệu: 296009
Số trang: 92
Định dạng: rar
Dung lượng file: 766 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
[FONT=Times New Roman]MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đại hội toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã quyết định: “Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Xây dựng Xã hội công bằng văn minh theo định hướng Xã hội chủ nghĩa” [11, tr.6]. Để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay, cần phải Xây dựng lực lượng CAND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại, xứng đáng là công cụ của Đảng, đảm bảo giữ vững an ninh trật tự của tổ quốc.
Chất lượng và sức mạnh của lực lượng CAND là tổng hợp của nhiều yếu tố tạo thành, trong đó phẩm chất và năng lực của cán bộ là vô cùng quan trọng. Phẩm chất và năng lực của người chiến sĩ Công an được hình thành và Phát triển trong quá trình đào tạo, trong công tác và thực tiễn chiến đấu. Tính độc lập, sáng tạo, năng động, thích ứng, thận trọng, khôn khéo, chính xác trong tư duy và hành động nghề nghiệp là phẩm chất, năng lực trực tiếp quyết định đến khả năng hoàn thành nhiệm vụ của người chiến sĩ Công an. Chúng có mối Quan hệ chặt chẽ với năng lực tự học của học sinh, sinh viên ngay từ trong thời gian đào tạo tại các trường trong ngành.
Là một trường trong lực lượng CAND, trường Văn hoá I được Bộ Công an giao nhiệm vụ đào tạo hoàn thiện văn hoá THPT, đồng thời hướng nghiệp theo ngành Công an cho học sinh người Dân tộc thiểu số, tạo nguồn cán bộ cho Công an các tỉnh miền núi biên giới phía Bắc. Công tác đào tạo của trường không chỉ trang bị cho học sinh kiến thức phổ thông mà còn rèn luyện thói quen Lao động trí óc, khả năng suy nghĩ, phán đoán độc lập, rèn luyện phẩm chất tự giác, tự giáo dục, ý thức chấp hành nội quy, kỷ luật nghiêm ngặt của ngành theo điều lệnh CAND, Xây dựng thái độ, đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng tự hoàn thiện bản thân cho mỗi học sinh.
Như vậy, năng lực tự học của học sinh vừa là yêu cầu, vừa là điều kiện để nâng cao chất lượng đào tạo. Tự học là hình thức học tập không thể thiếu được của mọi học sinh đang học tập tại trường. Tổ chức hoạt động tự học một cách hợp lý, khoa học, có chất lượng, hiệu quả là trách nhiệm của giáo viên, học sinh và toàn bộ lực lượng giáo dục trong nhà trường.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của tự học, trong những năm qua nhà trường luôn quan tâm đến quản lý hoạt động tự học của học sinh. Tuy nhiên, chất lượng tự học của học sinh còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của Xã hội và của ngành. Nguyên nhân chủ yếu là do chất lượng cử tuyển đầu vào thấp, học sinh chưa có kỹ năng và phương pháp học tập khoa học, hợp lý. Trong khi đó, việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên còn chậm, chủ yếu vẫn là truyền thụ kiến thức trong chương trình, chưa tập trung nhiều đến đổi mới phương pháp dạy học. Công tác quản lý hoạt động tự học chủ yếu vẫn là quản lý hành chính, chưa thực sự có hình thức tổ chức và biện pháp quản lý phù hợp.
Từ những tồn tại trên, việc tìm ra các biện pháp quản lý để nâng cao chất lượng tự học của học sinh nhà trường là nhiệm vụ hết sức cấp thiết đối với trường Văn hoá I trong giai đoạn hiện nay. Do đó chúng tôi chọn đề tài: "Các biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh trường Văn hoá I - Bộ Công an”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về tự học, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động tự học nhằm góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh trường Văn hoá I - Bộ Công an.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động tự học của học sinh trường Văn hoá I - Bộ
Công an.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh trường Văn hoá I - Bộ Công an.
4. Giả thuyết khoa học
Chất lượng và hiệu quả quá trình dạy học của trường Văn hoá I - Bộ Công an phụ thuộc vào năng lực tự học của học sinh. Nếu đề xuất được hệ thống các biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh phù hợp với điều kiện hiện có của nhà trường thì sẽ góp phần hình thành năng lực tự học của học sinh nói riêng, chất lượng và hiệu quả quá trình dạy học nói chung.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của tự học và quản lý hoạt động tự học của học sinh THPT.
5.2. Khảo sát thực trạng hoạt động tự học, các biện pháp quản lý hoạt động tự học
của học sinh trường Văn hoá I - Bộ Công an.
5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh trường Văn hoá I -
Bộ Công an.
6. Phạm vi nghiên cứu
Do khuôn khổ luận văn thạc sĩ, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn quá trình quản lý hoạt động tự học của trường Văn hoá I - Bộ Công an với tư cách là một trường làm nhiệm vụ đào tạo văn hoá THPT trong lực lượng CAND. Từ đó đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động tự học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại trường Văn hoá I - Bộ Công an.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, hệ thống hoá các tài liệu và các văn bản.
- Phương pháp nghiên cứu Lịch sử vấn đề, phát hiện và khai thác những khía cạnh mà các công trình nghiên cứu trước đây chưa đề cập đến, làm cơ sở cho việc nghiên cứu tiếp theo.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát, điều tra bằng ankét về thực trạng hoạt động tự học và quá trình quản lý hoạt động tự học của học sinh trường Văn hoá I - Bộ Công an.
- Phương pháp xin ý kiến chuyên gia góp ý về cách xử lý kết quả điều tra, các biện pháp quản lý.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm trong quản lý hoạt động tự học.
7.3. Nhóm phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng phương pháp thống kê Toán học để xử lý kết quả điều tra.
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục sơ đồ, bảng biểu
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU . 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỰ HỌC VÀ QUẢN LÝ HOẠT 4
ĐỘNG TỰ HỌC CỦA HỌC SINH
1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu . 4
1.2. Những vấn đề lý luận về tự học 5
1.3. Những vấn đề lý luận về quản lý hoạt động tự học của học sinh . 13
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA 22
HỌC SINH TRưỜNG VĂN HOÁ I - BỘ CÔNG AN
2.1. Khái quát về trường Văn hoá I - Bộ Công an 22
2.2. Thực trạng tự học của học sinh trường Văn hoá I - Bộ Công an 25
2.3. Thực trạng công tác quản lý hoạt động tự học của học sinh trường
Văn hoá I - Bộ Công an 31
Chương 3: CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC
CỦA HỌC SINH TRưỜNG VĂN HOÁ I - BỘ CÔNG AN 5
3.1. Định hướng Phát triển và nguyên tắc đề xuất các biện pháp quản lý 50
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động tự học 51
* Biện pháp 1: Giáo dục động cơ tự học cho học sinh gắn liền với
nội quy kỷ luật của ngành Công an 51
* Biện pháp 2: Tập huấn cho giáo viên hướng dẫn học sinh kỹ năng, phương pháp tự học 54
* Biện pháp 3: Tăng cường quản lý đổi mới phương pháp dạy học
trên lớp của giáo viên . 57
* Biện pháp 4: Hoàn thiện các điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện
thiết bị, tăng cường quản lý và sử dụng có hiệu quả cho tự học 61
* Biện pháp 5: Đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá hoạt động tự
học của học sinh . 64
* Mối Quan hệ giữa các biện pháp 67
3.3. Khảo nghiệm các biện pháp quản lý . . 69
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ . 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO . . 76
PHỤ LỤC . . 79
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1. Các chức năng và thông tin trong quản lý . 16
Sơ đồ 2. Bộ máy tổ chức của nhà trường 23
Bảng 2.1. Nhận thức của học sinh về vai trò, ý nghĩa của tự học . 26
Bảng 2.2. Việc lập kế hoạch và mức độ thực hiện kế hoạch tự học của học sinh 27
Bảng 2.3. Thời gian dành cho hoạt động tự học 29
Bảng 2.4. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên nhà trường về vai trò, ý nghĩa
quản lý hoạt động tự học 33
Bảng 2.5. Các biện pháp quản lý Xây dựng và bồi dưỡng động cơ tự học cho
học sinh 3
Bảng 2.6. Các biện pháp quản lý hướng dẫn học sinh Xây dựng kế hoạch tự học 36
Bảng 2.7. Các biện pháp quản lý hướng dẫn học sinh Xây dựng nội dung tự học 38
Bảng 2.8. Các biện pháp quản lý hướng dẫn học sinh phương pháp tự học . 39
Bảng 2.9. Thực trạng quản lý kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động tự học của
học sinh 40
Bảng 2.10. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất, đảm bảo trang thiết bị phục vụ
cho hoạt động tự học 42
Bảng 2.11. Các biện pháp tổ chức quản lý hoạt động tự học hiện nay . 44
Bảng 2.12. Các biện pháp chỉ đạo quản lý hoạt động tự học . 45
Bảng 2.13. Các biện pháp cán bộ quản lý và giáo viên đã tiến hành quản lý
hoạt động tự học của học sinh . 46
Bảng 2.14. Đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về thực trạng hoạt động tự học . 47
Bảng 2.15. Kết quả học tập của học sinh 48
Bảng 3. Mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý . 70 .
File đính kè
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 169
👁 Lượt xem: 713
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 383
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 144
👁 Lượt xem: 459
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 144
👁 Lượt xem: 467
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 111
👁 Lượt xem: 1923
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 412
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 631
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 121
👁 Lượt xem: 692
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 157
👁 Lượt xem: 599
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 114
👁 Lượt xem: 549
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 437
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 433
⬇ Lượt tải: 17