Tìm tài liệu

Bien Phap Nang Cao Chat Luong Bai Tap Nghien Cuu Khoa Hoc Giao Duc Cua Sinh Vien He Cao Dang Su Pham Tieu Hoc Truong Dai Hoc An Giang

Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Bài Tập Nghiên Cứu Khoa Học Giáo Dục Của Sinh Viên Hệ Cao Đẳng Sư Phạm Tiểu Học Trường Đại Học An Giang

Upload bởi: nghaidang76x4

Mã tài liệu: 217454

Số trang: 100

Định dạng: pdf

Dung lượng file: 816 Kb

Chuyên mục: Tổng hợp

Info

MỞ ĐẦU

1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Theo các nhà thống kê, sự phát triển của xã hội loài người vào nửa cuối thế kỉ 20 đã bằng tổng sự phát triển của xã hội loài người trước đó. Sự nghiên cứu đó cho thấy tri thức đã là một trong những động lực quan trọng mang tính quyết định sự tồn tại và phát triển xã hội. Xã hội hiện tại đã dần dần hình thành bộ mặt đặc trưng của nó : xã hội "dựa vào tri thức" , , , . Điều đó làm cho việc nghiên cứu khoa học, tập dượt nghiên cứu khoa học cho sinh viên trong hoạt động đào tạo của các trường đại học và cao đẳng ngày càng trở nên bức thiết.

Nghị quyết Trung ương hai, khóa 8 có nêu : ". . . tiếp tục sắp xếp lại mạng lưới các trường đại học, cao đẳng và các viện nghiên cứu để gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học . . . coi trọng hơn nữa công tác nghiên cứu khoa học, nhằm giải đáp những vấn đề về lí luận và thực tiễn giáo dục" (tr.46). Về mặt lí thuyết, đã có nhiều công trình nghiên cứu về việc nghiên cứu khoa học, phương pháp luận nghiên cứu khoa học, phương pháp nghiên cứu khoa học nói chung và phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục nói riêng . . . , , , , , , , , , , , , . . . Những công trình nghiên cứu này đã được trình bày một cách logic, đầy đủ, có thể giúp người đọc am hiểu và vận dụng nghiên cứu khoa học vào thực tiễn. Với các công trình nghiên cứu có được, các tác giả nước ta đã vạch ra được mục đích, yêu cầu, nội dung của việc nghiên cứu khoa học nói chung và nghiên cứu khoa học giáo dục nói riêng. Trong các nhà trường đại học và cao đẳng, nghiên cứu khoa học của sinh viên đã trở thành một nội dung dạy học được quan tâm. Tuy nhiên, trong ứng dụng và nghiên cứu khoa học vào thực tiễn thì những đúc kết, những công trình

1

nghiên cứu về vấn đề này không nhiều. Chúng ta có thể kể ra như : "Hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên trong giai đoạn 1990 – 1995 và việc đổi mới công tác nghiên cứu khoa học sinh viên để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo" (Đại học Kinh tế quốc dân); "Nghiên cứu khoa học của sinh viên là một biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo" (Học viện kĩ thuật quân sự); "Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Đại học Ngoại thương" (Trường Đại học Ngoại thương) . . .

Mục tiêu, kế hoạch, chương trình cao đẳng đào tạo giáo viên tiểu học (ban hành theo quyết định số 2493/GD-ĐT ngày 25/7/1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo ) đã xác định: "Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục" là một học phần trong chương trình đào tạo. Nhằm cụ thể và nhấn mạnh, công văn số 578/GV kí ngày 25/01/1999 của Vụ Giáo viên đã chỉ đạo, hướng dẫn việc triển khai công tác nghiên cứu khoa học cho sinh viên sư phạm tiểu học vào năm cuối trước khi ra trường. Trường Đại học An Giang - trước đó là trường Cao đẳng sư phạm An Giang – đã được phép đào tạo giáo viên tiểu học có trình độ cao đẳng sư phạm từ năm học 1996 – 1997 liên tục đến nay đã có bốn khóa ra trường. Trong bốn khóa học đã đào tạo, Trường Đại học An Giang đã thực hiện công tác này dưới hình thức cho sinh viên làm bài tập nghiên cứu khoa học giáo dục (BT.NCKHGD) vào năm cuối trong thời gian cho sinh viên đi thực tập sư phạm vào các năm học 1998 – 1999, 1999 – 2000, 2000 – 2001, và 2001-2002. Trong những năm đó, Trường Đại học An Giang đã có nhiều đầu tư kể cả về kinh phí cho sinh viên thực hiện công tác này. Hoạt động này cũng đã đạt được những thành tựu nhất định, nhất là trong kết quả thực hiện nghiên cứu khoa học giáo dục của sinh viên. Tóm lại nghiên cứu khoa học giáo dục đã trở thành một nội dung dạy học trong quá trình đào tạo của sinh viên thuộc hệ

2

cao đẳng sư phạm đào tạo giáo viên tiểu học Trường Đại học An Giang. Tuy nhiên so với yêu cầu, cũng còn nhiều bất cập : một số sinh viên thực hiện chiếu lệ; chưa nắm chắc phương pháp nghiên cứu khoa học; lúng túng khi vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học vào thực tiễn; hình thức và biện pháp cùng một số qui định chưa xác thực đã không khích lệ, thúc đẩy sinh viên hứng thú, dồn hết công sức để thực hiện công tác này. Điều đó làm cho sinh viên sau khi ra trường, thiếu sự vận dụng tri thức và các kĩ năng nghiên cứu khoa học cần thiết vào thực tiễn nhà trường tiểu học.

Từ những bức thiết đó về lí luận cũng như thực tiễn và cũng nhằm khai thác tiềm năng lao động sư phạm này của sinh viên đã thúc đẩy chúng tôi thực hiện đề tài : "BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BÀI TẬP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC CỦA SINH VIÊN HỆ CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TIỂU HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG" qua đó góp phần cải biến hiện trạng nghiên cứu khoa học giáo dục của sinh viên và góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo. Đây cũng là công trình được nghiên cứu đầu tiên ở Trường Đại học An Giang.

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU :

Nghiên cứu, phân tích thực trạng và đề xuất biện pháp về tổ chức quản lí của nhà trường và biện pháp thực hiện qui trình nghiên cứu khoa học giáo dục nhằm nâng cao chất lượng BT.NCKHGD của sinh viên hệ cao đẳng sư phạm đào tạo giáo viên tiểu học của Trường Đại học An Giang.

3. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU :

3

Quá trình dạy học học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên hệ cao đẳng sư phạm đào tạo giáo viên tiểu học của Trường Đại học An Giang .

4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU :

Bài tập nghiên cứu khoa học giáo dục của sinh viên hệ cao đẳng sư phạm đào tạo giáo viên tiểu học với tư cách là hình thức thực hành của học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục.

5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC :

Thực hiện biện pháp về tổ chức quản lí của nhà trường và biện pháp thực hiện qui trình làm BT.NCKHGD là biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng BT.NCKHGD của sinh viên hệ cao đẳng sư phạm đào tạo giáo viên tiểu học Trường Đại học An Giang.

6. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU :

1.Hệ thống hoá cơ sở lí luận về nghiên cứu khoa học, nghiên cứu khoa học giáo dục nói chung và nghiên cứu khoa học giáo dục của sinh viên hệ đào tạo cao đẳng sư phạm.

2.Mô tả và phân tích thực trạng tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học giáo dục qua hình thức làm BT.NCKHGD của sinh viên hệ cao đẳng sư phạm đào tạo giáo viên tiểu học của Trường Đại học An Giang.

3.Đề xuất biện pháp về tổ chức quản lí của nhà trường và biện pháp thực hiện qui trình BT.NCKHGD để hình thành một số kĩ năng nghiên cứu khoa học giáo dục cần thiết nhằm nâng cao chất lượng BT.NCKHGD của sinh viên hệ cao đẳng sư phạm đào tạo giáo viên tiểu học của Trường Đại học An Giang.

4

4. Tiến hành thực nghiệm để xác định tính khoa học, khả thi của biện pháp đề ra.

7. PHẠM VI NGHIÊN CỨU :

- Nội dung: Nghiên cứu việc tổ chức thực hiện BT.NCKHGD của sinh viên hệ cao đẳng sư phạm đào tạo giáo viên tiểu học Trường Đại học An Giang.

- Thời gian :

+ 4 năm học : 1998 - 1999, 1999 - 2000, 2000 - 2001, 2001 - 2002.

+ Tập trung vào 2 năm học 2000 - 2001 và 2001 - 2002.

8. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :

8.1. Phương pháp luận :

8.1.1. Quan điểm triết học duy vật biện chứng :

Phép biện chứng duy vật là sự thống nhất hữu cơ giữa phép duy vật và phép biện chứng trong nhìn nhận thế giới. Phép biện chứng duy vật là sự kết tinh của các thành tựu khoa học và các tư tưởng triết học nhân loại. Phép duy vật là sự khẳng định vật chất là cái có trước quyết định ý thức, ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ não con người. Phép biện chứng trình bày một cách hệ thống tính biện chứng của thế giới bằng các phạm trù và những qui luật chung của thế giới tự nhiên và rút ra những quan điểm, những qui tắc chỉ đạo hoạt động của con người.

Phép biện chứng duy vật bao gồm hai nguyên lí, những phạm cặp phạm trù và những qui luật cơ bản, chúng vừa là cơ sở lí luận vừa là phương pháp nhận thức thế giới [20, 66].

Với đề tài "Biện pháp nâng cao chất lượng bài tập nghiên cứu khoa học giáo dục của sinh viên hệ đào tạo cao đẳng sư phạm tiểu học trường Đại học An

5

Giang" chúng tôi sử dụng phép biện chứng duy vật nhằm xem xét, nhận thức vấn đề trong mối quan hệ biện chứng, phát triển, toàn diện lịch sử, cụ thể. Trên cơ sở đó mà tiến hành nghiên cứu việc làm BT.NCKHGD của sinh viên trong mối quan hệ với việc đào tạo nghiên cứu khoa học nói riêng và đào tạo các mặt nói chung. Chúng tôi cũng xem xét vấn đề nghiên cứu trên phương diện đào tạo nhận thức lí luận và hiệu quả đạt được trong thực hành, hoạt động thực tiễn trong thời gian thực tập sư phạm. Từ đó có hướng đánh giá, đề xuất hợp lí, có giá trị về mặt khoa học và thực tiễn.

8.1.2. Quan điểm tiếp cận hệ thống – cấu trúc.

Quan điểm tiếp cận hệ thống – cấu trúc là một luận điểm quan trọng của phương pháp luận, nó yêu cầu phải xem xét các đối tượng một cách toàn diện nhiều mặt, nhiều mối quan hệ, trong trạng thái vận động và phát triển, trong những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể để tìm ra bản chất và qui luật vận động của đối tượng.

Quan điểm này chỉ dẫn quá trình nghiên cứu các đối tượng phức tạp bằng phương pháp hệ thống để tìm ra cấu trúc, phát hiện ra tính hệ thống theo qui luật của cái toàn thể [20, 69].

Thực hiện phương pháp này, chúng tôi một mặt nhằm xác định hệ thống bao trùm vấn đề nghiên cứu như hoạt động đào tạo nghiên cứu khoa học của sinh viên trên lớp, hoạt động thực tiễn của sinh viên về nghiên cứu khoa học giáo dục trong thời gian thực tập sư phạm; mặt khác, chúng tôi xác định các thành phần cần có trong việc tổ chức thực hiện BT.NCKHGD cho sinh viên. Trên cơ sở đó mà xác lập mối liên hệ giữa các thành phần trong hệ thống cũng như mối quan hệ giữa các hệ thống với nhau.

6

8.1.3. Quan điểm thực tiễn :

Quan điểm thực tiễn là luận điểm quan trọng của phương pháp luận, nó yêu cầu nghiên cứu khoa học phải bám sát sự phát triển của thực tế sinh động. Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có tính xã hội – lịch sử của con người làm biến đổi tự nhiên và xã hội. Diễn biến của hiện thực là diễn biến khách quan, với những sự kiện đa dạng, phức tạp, phát triển nhiều khuynh hướng, có những thực tiễn tiên tiến, có những thực tiễn yếu kém và có những mâu thuẫn, những xu hướng chống đối nhau cần giải quyết khắc phục. Như vậy, thực tiễn vừa là nguồn gốc, vừa là động lực, vừa là mục tiêu, vừa là tiêu chuẩn để đánh giá sản phẩm nghiên cứu khoa học [20, 72].

Với quan điểm thực tiễn trong nghiên cứu khoa học, chúng tôi dùng lí luận có được của vấn đề nghiên cứu như kim chỉ nam, định hướng cho việc xem xét, đánh giá thực tiễn đồng thời dùng thực tiễn làm thước đo để kiểm nghiệm, đánh giá lí luận. Thực tiễn liên quan đến vấn đề nghiên cứu bao gồm : Hoạt động học tập nghiên cứu khoa học trên lớp của sinh viên, hoạt động thực hành lí thuyết đã học, hoạt động nghiên cứu khoa học trong thời gian thực tập sư phạm, hoạt động viết BT.NCKHGD . . .

8.2. Các phương pháp nghiên cứu văn bản, tư liệu, lưu trữ . . . :

- Nghiên cứu các văn bản, nghị quyết liên quan đến đề tài.

- Nghiên cứu và hệ thống các tài liệu lí luận có liên quan đến đề tài.

8.3. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn :

8.3.1. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm giáo dục :

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu BT.NCKHGD của sinh viên các năm 1999, 2000, 2001, 2002; các báo cáo về công tác nghiên cứu khoa học giáo dục các năm 1999, 2000, 2001, 2002 của Trường Đại học An Giang; các báo cáo

7

Tổng kết thực tập sư phạm nhằm tìm hiểu thực trạng tổ chức thực hiện BT.NCKHGD của sinh viên.

8.3.2. Phương pháp quan sát :

Sử dụng phương pháp quan sát tự nhiên để quan sát hoạt động học tập trên lớp của sinh viên khi học học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục (dự giờ 05 lớp, mỗi lớp 04 tiết gồm 02 tiết lí thuyết và 02 tiết thực hành của học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục) ; quan sát hoạt động thực hiện BT.NCKHGD của sinh viên khi đi thực tập sư phạm.

8.3.3. Phương pháp điều tra :

Chúng tôi sử dụng phương pháp này để tiến hành điều tra khảo sát 180 sinh viên, 10 giảng viên và 57 giáo viên phổ thông (hướng dẫn 57 nhóm sinh viên của 05 lớp trong thời gian thực tập sư phạm) nhằm đánh giá thực trạng về nhận thức, thái độ và việc thực hiện BT.NCKHGD.

8.3.4. Phương pháp trò chuyện :

Chọn mẫu theo phương pháp xác xuất ngẫu nhiên đơn giản trong các đối tượng tiếp xúc có được. Các đối tượng tiếp xúc bao gồm : sinh viên và giảng viên tâm lí giáo dục Trường Đại học An Giang; giáo viên hướng dẫn phổ thông và giáo viên hướng dẫn trưởng đoàn thực tập sư phạm; các cán bộ phụ trách thư viện các trường thực tập sư phạm và cán bộ thư viện của Trường Đại học An Giang; cán bộ phòng Đào tạo Trường Đại học An Giang nhằm góp phần tìm hiểu và phân tích thực trạng, tham khảo đề xuất các biện pháp.

8.3.5. Phương pháp nghiên cứu và tổng kết kinh nghiệm giáo dục:

Nghiên cứu và tổng kết kinh nghiệm về việc giảng dạy học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục của giáo viên và việc thực hiện

8

BT.NCKHGD của sinh viên nhằm nắm chắc thêm thực tiễn về công tác này và qua đó có hướng đề xuất xác hợp.

8.3.6. Phương pháp thống kê toán học:

Sử dụng để phân tích thông tin, số liệu thu được từ các phương pháp nghiên cứu cụ thể, nhất là từ hai phương pháp nghiên cứu sản phẩm, phương pháp điều tra.

8.3.7. Phương pháp chuyên gia :

Chúng tôi vận dụng phương pháp này để lấy ý kiến của 10 giảng viên Tổ Tâm lí - Giáo dục của trường về các vấn đề phân tích thực tiễn và những biện pháp đã đề xuất.

Kết quả : Xem phụ lục 15.

8.3.8. Phương pháp thực nghiệm sư phạm :

Để kiểm nghiệm tính khoa học, khả thi của các biện pháp đã đề xuất, chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm về qui trình thực hiện BT.NCKHGD trên nhóm thực nghiệm gồm 90 sinh viên theo cách chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống (1, 3, 5. . . ). Nhóm đối chứng cũng gồm 90 sinh viên cùng khoá.

Trong các phương pháp nghiên cứu thực tiễn nói trên, các phương pháp nghiên cứu chủ lực là : điều tra và thực nghiệm .

9. CẤU TRÚC LUẬN VĂN :

Cấu trúc của luận văn gồm phần mở đầu, 2 chương , kết luận và danh mục tài liệu tham khảo

Phần bên dưới chỉ hiển thị một số trang ngẫu nhiên trong tài liệu. Bạn tải về để xem được bản đầy đủ

  • Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Bài Tập Nghiên Cứu Khoa Học Giáo Dục Của Sinh Viên Hệ Cao Đẳng Sư Phạm Tiểu Học Trường Đại Học An Giang
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Bài Tập Nghiên Cứu Khoa Học Giáo Dục Của Sinh Viên Hệ Cao Đẳng Sư Phạm Tiểu Học Trường Đại Học An Giang
  • Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Bài Tập Nghiên Cứu Khoa Học Giáo Dục Của Sinh Viên Hệ Cao Đẳng Sư Phạm Tiểu Học Trường Đại Học An Giang
  • Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Bài Tập Nghiên Cứu Khoa Học Giáo Dục Của Sinh Viên Hệ Cao Đẳng Sư Phạm Tiểu Học Trường Đại Học An Giang
  • Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Bài Tập Nghiên Cứu Khoa Học Giáo Dục Của Sinh Viên Hệ Cao Đẳng Sư Phạm Tiểu Học Trường Đại Học An Giang
  • Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Bài Tập Nghiên Cứu Khoa Học Giáo Dục Của Sinh Viên Hệ Cao Đẳng Sư Phạm Tiểu Học Trường Đại Học An Giang
  • Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Bài Tập Nghiên Cứu Khoa Học Giáo Dục Của Sinh Viên Hệ Cao Đẳng Sư Phạm Tiểu Học Trường Đại Học An Giang
  • Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Bài Tập Nghiên Cứu Khoa Học Giáo Dục Của Sinh Viên Hệ Cao Đẳng Sư Phạm Tiểu Học Trường Đại Học An Giang
  • Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Bài Tập Nghiên Cứu Khoa Học Giáo Dục Của Sinh Viên Hệ Cao Đẳng Sư Phạm Tiểu Học Trường Đại Học An Giang
  • Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Bài Tập Nghiên Cứu Khoa Học Giáo Dục Của Sinh Viên Hệ Cao Đẳng Sư Phạm Tiểu Học Trường Đại Học An Giang
  • Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Bài Tập Nghiên Cứu Khoa Học Giáo Dục Của Sinh Viên Hệ Cao Đẳng Sư Phạm Tiểu Học Trường Đại Học An Giang
  • Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Bài Tập Nghiên Cứu Khoa Học Giáo Dục Của Sinh Viên Hệ Cao Đẳng Sư Phạm Tiểu Học Trường Đại Học An Giang
  • Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Bài Tập Nghiên Cứu Khoa Học Giáo Dục Của Sinh Viên Hệ Cao Đẳng Sư Phạm Tiểu Học Trường Đại Học An Giang
  • Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Bài Tập Nghiên Cứu Khoa Học Giáo Dục Của Sinh Viên Hệ Cao Đẳng Sư Phạm Tiểu Học Trường Đại Học An Giang
  • Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Bài Tập Nghiên Cứu Khoa Học Giáo Dục Của Sinh Viên Hệ Cao Đẳng Sư Phạm Tiểu Học Trường Đại Học An Giang
  • Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Bài Tập Nghiên Cứu Khoa Học Giáo Dục Của Sinh Viên Hệ Cao Đẳng Sư Phạm Tiểu Học Trường Đại Học An Giang
  • Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Bài Tập Nghiên Cứu Khoa Học Giáo Dục Của Sinh Viên Hệ Cao Đẳng Sư Phạm Tiểu Học Trường Đại Học An Giang
  • Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Bài Tập Nghiên Cứu Khoa Học Giáo Dục Của Sinh Viên Hệ Cao Đẳng Sư Phạm Tiểu Học Trường Đại Học An Giang
  • Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Bài Tập Nghiên Cứu Khoa Học Giáo Dục Của Sinh Viên Hệ Cao Đẳng Sư Phạm Tiểu Học Trường Đại Học An Giang
  • Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Bài Tập Nghiên Cứu Khoa Học Giáo Dục Của Sinh Viên Hệ Cao Đẳng Sư Phạm Tiểu Học Trường Đại Học An Giang
  • Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Bài Tập Nghiên Cứu Khoa Học Giáo Dục Của Sinh Viên Hệ Cao Đẳng Sư Phạm Tiểu Học Trường Đại Học An Giang
  • Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Bài Tập Nghiên Cứu Khoa Học Giáo Dục Của Sinh Viên Hệ Cao Đẳng Sư Phạm Tiểu Học Trường Đại Học An Giang
  • Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Bài Tập Nghiên Cứu Khoa Học Giáo Dục Của Sinh Viên Hệ Cao Đẳng Sư Phạm Tiểu Học Trường Đại Học An Giang
  • Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Bài Tập Nghiên Cứu Khoa Học Giáo Dục Của Sinh Viên Hệ Cao Đẳng Sư Phạm Tiểu Học Trường Đại Học An Giang
  • Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Bài Tập Nghiên Cứu Khoa Học Giáo Dục Của Sinh Viên Hệ Cao Đẳng Sư Phạm Tiểu Học Trường Đại Học An Giang
  • Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Bài Tập Nghiên Cứu Khoa Học Giáo Dục Của Sinh Viên Hệ Cao Đẳng Sư Phạm Tiểu Học Trường Đại Học An Giang
  • Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Bài Tập Nghiên Cứu Khoa Học Giáo Dục Của Sinh Viên Hệ Cao Đẳng Sư Phạm Tiểu Học Trường Đại Học An Giang
  • Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Bài Tập Nghiên Cứu Khoa Học Giáo Dục Của Sinh Viên Hệ Cao Đẳng Sư Phạm Tiểu Học Trường Đại Học An Giang
  • Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Bài Tập Nghiên Cứu Khoa Học Giáo Dục Của Sinh Viên Hệ Cao Đẳng Sư Phạm Tiểu Học Trường Đại Học An Giang
  • Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Bài Tập Nghiên Cứu Khoa Học Giáo Dục Của Sinh Viên Hệ Cao Đẳng Sư Phạm Tiểu Học Trường Đại Học An Giang
  • Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Bài Tập Nghiên Cứu Khoa Học Giáo Dục Của Sinh Viên Hệ Cao Đẳng Sư Phạm Tiểu Học Trường Đại Học An Giang
  • Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Bài Tập Nghiên Cứu Khoa Học Giáo Dục Của Sinh Viên Hệ Cao Đẳng Sư Phạm Tiểu Học Trường Đại Học An Giang
  • Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Bài Tập Nghiên Cứu Khoa Học Giáo Dục Của Sinh Viên Hệ Cao Đẳng Sư Phạm Tiểu Học Trường Đại Học An Giang
  • Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Bài Tập Nghiên Cứu Khoa Học Giáo Dục Của Sinh Viên Hệ Cao Đẳng Sư Phạm Tiểu Học Trường Đại Học An Giang
  • Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Bài Tập Nghiên Cứu Khoa Học Giáo Dục Của Sinh Viên Hệ Cao Đẳng Sư Phạm Tiểu Học Trường Đại Học An Giang
  • Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Bài Tập Nghiên Cứu Khoa Học Giáo Dục Của Sinh Viên Hệ Cao Đẳng Sư Phạm Tiểu Học Trường Đại Học An Giang
  • Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Bài Tập Nghiên Cứu Khoa Học Giáo Dục Của Sinh Viên Hệ Cao Đẳng Sư Phạm Tiểu Học Trường Đại Học An Giang
  • Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Bài Tập Nghiên Cứu Khoa Học Giáo Dục Của Sinh Viên Hệ Cao Đẳng Sư Phạm Tiểu Học Trường Đại Học An Giang
  • Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Bài Tập Nghiên Cứu Khoa Học Giáo Dục Của Sinh Viên Hệ Cao Đẳng Sư Phạm Tiểu Học Trường Đại Học An Giang
  • Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Bài Tập Nghiên Cứu Khoa Học Giáo Dục Của Sinh Viên Hệ Cao Đẳng Sư Phạm Tiểu Học Trường Đại Học An Giang
  • Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Bài Tập Nghiên Cứu Khoa Học Giáo Dục Của Sinh Viên Hệ Cao Đẳng Sư Phạm Tiểu Học Trường Đại Học An Giang

GỢI Ý

Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem

Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Bài Tập NCKHGD ...

Upload: khuatquangthao

📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 503
Lượt tải: 16

Nghiên cứu hành vi tham gia giao thông của ...

Upload: phikhonglo

📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 2197
Lượt tải: 18

Biện pháp nâng cao chất lượng giáo viên tiểu ...

Upload: hoacolau1185

📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 399
Lượt tải: 16

Nghiên cứu lựa chọn một số biện pháp nhằm ...

Upload: trangxuka1987

📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 342
Lượt tải: 16

Biện pháp giáo dục kỹ năng sống của giáo ...

Upload: dinhcuongvuong

📎
👁 Lượt xem: 727
Lượt tải: 21

Nghiên cứu tính tích cực học tập môn Tâm lý ...

Upload: tunavnn

📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 542
Lượt tải: 16

Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng ...

Upload: linhanhminhvu

📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 334
Lượt tải: 16

Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng ...

Upload: lavie0322

📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 457
Lượt tải: 16

Nghiên cứu hành vi tiêu dùng thẻ ATM của ...

Upload: nvdspj

📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 2890
Lượt tải: 21

Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục hòa ...

Upload: brown_eyes2406

📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 557
Lượt tải: 17

Hứng thú học tập môn tâm lí học của sinh ...

Upload: nguyen_hoatc14

📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 677
Lượt tải: 19

Một số biện pháp quản lý thực tập sư phạm ...

Upload: xmail1983

📎 Số trang: 114
👁 Lượt xem: 815
Lượt tải: 17

QUAN TÂM

Những tài liệu bạn đã xem

Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Bài Tập Nghiên ...

Upload: nghaidang76x4

📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 492
Lượt tải: 16

CHUYÊN MỤC

Tổng hợp
Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Bài Tập Nghiên Cứu Khoa Học Giáo Dục Của Sinh Viên Hệ Cao Đẳng Sư Phạm Tiểu Học Trường Đại Học An Giang MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Theo các nhà thống kê, sự phát triển của xã hội loài người vào nửa cuối thế kỉ 20 đã bằng tổng sự phát triển của xã hội loài người trước đó. Sự nghiên cứu đó cho thấy tri thức đã là một trong những động lực quan trọng pdf Đăng bởi
5 stars - 217454 reviews
Thông tin tài liệu 100 trang Đăng bởi: nghaidang76x4 - 22/01/2025 Ngôn ngữ: Việt nam, English
5 stars - "Tài liệu tốt" by , Written on 22/01/2025 Tôi thấy tài liệu này rất chất lượng, đã giúp ích cho tôi rất nhiều. Chia sẻ thông tin với tôi nếu bạn quan tâm đến tài liệu: Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Bài Tập Nghiên Cứu Khoa Học Giáo Dục Của Sinh Viên Hệ Cao Đẳng Sư Phạm Tiểu Học Trường Đại Học An Giang