Mã tài liệu: 297686
Số trang: 36
Định dạng: zip
Dung lượng file: 113 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Trong thời đại ngày nay khi kinh tế ngày càng phát triển và các quốc gia trên thế giới ngày càng xích lại gần nhau thì văn hoá dân tộc ngày càng trở thành trung tâm của sự chú ý nó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử của mỗi dân tộc, nó làm nên sức sống mãnh liệt, giúp cộng đồng dân tộc Việt Nam vượt biết bao sóng gió và thác ghềnh tưởng chừng không thể vượt qua được, để không ngừng phát triển và lớn mạnh.
Vai trò văn hoá đã được Đại Hội VIII khẳng định “ văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế –xã hội”kết tinh những giá trị tinh thần cốt lõi và đặc sắc có tính bền vững và trường tồn trong lịch sử của dân tộc. Văn hoá nghệ thuật là hệ cốt lõi của nền văn hoá trong sự phát triển nối tiếp của nhiều thế hệ giá trị bản sắc văn hoá nghệ thuật luôn được trao truyền phát triển, làm cơ sở cho sự định hướng phát triển văn hoá dân tộc.
Trong xu thế gần đây một xu thế giao lưu hội nhập - một cơ chế đang vận hành trong lòng xã hội bản sắc văn hoá Việt Nam đang đối diện với những khó khăn lớn, thậm chí có nguy mai một mất bản sắc dân tộc Việt Nam . Hơn bao giờ hết nhiệm vụ giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Vấn đề giữ gìn giá trị truyền thống tốt đẹp được đặt gia cấp bách cho mỗi con người Việt Nam và chung cho cả cộng đồng.
Là một loại hình đặc thù báo chí ra đời do nhu cầu khách quan của xã hội đã phát triển đến một trình độ nhất định của văn minh nhân loại.Vai trò của báo chí giữ một vị trí quan trọng: Nó vừa là công cụ truyền bá văn hoá vừa là một sản phẩm một thành tố văn hoá. Nó tham gia tích cực vào việc lưu giữ và truyền bá làm giầu thêm kho tàng văn hoá dân tộc và nhân loại. Mặc dù chỉ là một kênh thông tin, nhưng báo chí là một phương tiện đặc biệt có hiệu quả thực hiện chức năng văn hoá, nó tác động mạnh mẽ đến nhận thức của con người từ vấn đề thẩm mỹ giao tiếp, giải trí, nghệ thuật… cũng có nghĩa là những tác động thuận nghịch của báo chí đều “vọng” vào văn hoá nói chung, bản sắc văn hoá nghệ thuật nói riêng. Không có sự hình dung đầy đủ, chính xác vễ những điều đó, hoạt động của báo chí có thể dẫn đến kết quả mâu thuẫn với nhiệm vụ thực tế của báo chí, có thể gây ra hậu quả không lường trước được. Bởi vậy việc xem xét đánh giá về vai trò của báo chí đối với sự tồn tại và phát triển của văn hoá nói chung và văn hoá nghệ thuật nói riêng là đòi hỏi cấp thiết cần sớm được tiến hành.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Phạm vi của nghiên cứu tiểu luận đặt ra để xem xét báo chí trong hệ thống đa dạng của các loại hình. Nằm trong sự tác động qua lại thường xuyên, các chức năng của báo chí được thực hiện bằng mọi hình thức khác nhau. Do đó vai trò thực tế của báo chí trong đời sống xã hội chỉ được hình dung đầy đủ khi hoạt động của nó được xem xét như một quá trình tập thể, hệ thống tổng hợp khi các kết luận và các kết quả hoạt động của loại hình và phương thức của hệ thống báo chí thống nhất. Với nhận thức như vậy tôi quyết định chọn đề tài “giữ gìn và phát huy văn hoá nghệ thuật” trên báo Thanh Niên.
Văn hoá nghệ thuật là một lĩnh vực quan trọng trong đời sống xã hội, nó là món ăn tinh thần không thể thiếu của loài người bởi vậy văn hoá nghệ thuật có mặt trên khắp các ấn phẩm báo chí. Trong khuôn khổ một tiểu luận nhỏ, người viết không có điều kiện nghiên cứu sâu vào toàn bộ nội dung thông tin trên tất cả các báo mà chỉ xin lựa chọn một ấn phẩm “ Thanh Niên” nghiên cứu trong thời gian từ 1/11/ 2005 đến 1/12/ 2006.
3. Mục đích ý nghĩa nghiên cứu.
Với chức năng phản ánh hiện thực, báo chí đã ghi nhận khá sinh động những biến chuyển của đời sống xã hội. Khi đặt vấn đề nghiên cứu đề tài “ giữ gìn và phát huy văn hoá nghệ thuật” trên báo Thanh Niên: tôi mong muốn tìm hiểu một cách tương đối cụ thể, kỹ lưỡng, những đóng góp của báo chí đối với sự vận động phát triển của các giá trị văn hoá nghệ thuật truyền thống tốt đẹp, qua đó khái quát xác định vai trò của vị trí báo chí trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá nghệ thuật của dân tộc. Trên cơ sở những tư liệu cụ thể được sưu tầm trên báo chí, việc nghiên cứu báo chí cũng sẽ hình thành những phác hoạ về xu hướng vận động của nền văn hoá nghệ thuật dân tộc trong thời kỳ đổi mới, từ đó xác định những bước đi phù hợp cho báo chí.
Việc nghiên cứu một số đặc điểm có hình thức thể hiện của tác phẩm báo chí. Kết quả nghiên cứu thực tiễn để chúng tôi có sự đánh giá chính xác về những bài học kinh nghiệm và mạnh dạn đề xuất một số giải pháp thiết thực góp phần nâng cao hiệu quả của các hoạt động báo chí giúp báo chí thực hiện tốt hơn chức năng “văn hoá nghệ thuật” của dân tộc
4. Phương pháp nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu để lý giải, làm rõ vấn đề tôi vận dụng nhiều phương pháp khoa học.
Dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- LêNin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm, chính sách của Đảng và nhà nước.
Phân tích một số nội dung cơ bản thể hiện trên báo.Từ đó tổng hợp các kết quả để đi đến một đánh giá khái quát về vị trí vai trò của báo chí với việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hoá nghệ thuật dân tộc.
5. Kết cấu tiểu luận.
Ngoài phần mở đầu kết luận và danh mục tài liệu tham khảo ra tiểu luận gồm 3 chương cụ thể.
Chương I: Bản sắc văn hoá Việt Nam – nhận thức và quan điểm.
Chương II: Báo chí với vai trò gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá nghệ thuật.
Chương III: Một số nhận xét về hình thức thể hiện của tác phẩm báo chí viết về bản sắc văn hoá nghệ thuật.
KẾT LUẬN
Việt Nam là một cộng đồng các dân tộc sống xen kẽ với nhau. Do đó cái dân tộc trong văn hoá Việt Nam là cái dân tộc bao gồm những nét đặc sắc của văn hoá nhiều các dân tộc thống nhất trong một Quốc gia. Vì vậy, nền văn hoá Việt Nam hết sức phong phú bởi tính đa dạng trong văn hoá các dân tộc. Trải qua hàng nghìn năn giữ nước và dựng nước, sở dĩ chúng ta đứng vững và tồn tại được trên mảnh đất của chính mìnhlà nhờ sức mạnh cộng đồng và các dân tộc Việt Nam, mà yếu tố nội sinh là giữ gìn văn hoá dân tộc. Sức sống trường tồn của dân tộc Việt Nam minh chứng cho bản lĩnh sáng tạo văn hoá của con người Việt Nam. Nhưng đó là trong quá khứ, còn giờ đây chúng ta đang đương dầu với khó khăn và thử thách do cơ chế thời mở cửa đặt ra. “Mở cửa”, chúng ta để mặc cho gió bốn phương ùa vào, nhưng bên cạnh đó cũng còn có những làn gió độc đang làm xói mòn các giá trị truyền thống và bản sắc văn hoá dân tộc mà cha ông ta đã vun đắp qua bao nhiêu thế hệ. Để đảm bảo sự tiếp thu có chọn lọc, những tinh hoa văn hoá nước ngoài, nhất là để chống lại sự tấn công của các khuynh hướng nghệ thuật tư sản đồ trụy và phản động, chúng ta còn việc chống tệ “ăn sống nuốt tươi”, “sùng ngoại”, là công việc thường ngày phải được tiến hành song song với việc đấu tranh vì một nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Như chúng ta đã biết, nền văn hoá mà đảng ta xây dựng là nền văn hoáXHCN. Bởi chỉ có chế độ XHCN thì văn hoá mới phát triển trong một môi trường lành mạnh, nhân văn trong đó yếu tố cộng đồng được đề cao nhưng cũng không vì thế mà vùi dập, ngược lại, khuyến khích sức sáng tạo cá nhân. Để phù hợp với thời kỳ mới, Đảng đã chủ trương mở cửa để đón nhận những tinh hoa văn hoá nhân loại trên cơ sở giao lưu có chọn lọc, nhằm “xây dựng một nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc”. Vì thế nhiệm vụ của các nghành văn hoá, nghệ thuật, xuất bản, báo chí trong thời kỳ này là cực kỳ nặng nề và khó khăn.
Thời gian qua, báo Thanh Niên đã tập hợp được những cây bút hết sức năng động, có lập trường kiên định. Chính vì thế mảng văn hoá nghệ thuật phản ánh trên báo cũng rất phong phú, đa dạng, nhất quán trong tư tưởng chỉ đạo. Những bài phản ánh, phóng sự đã lột tả được một cách chân thực hiện trạng của bản sắc văn hoá dân tộc. Ở những bài viết khác cũng đã thể hiện được một cách sáng tạo về ý kiến chủ quan của mình cho nền văn hoá nước nhà.
Như đã nói ở trên, báo Thanh niên trong những năm vừa qua đã hết sức tích cực trong việc truyền bá đồng thời có những hoạt động, giải pháp thiết thực nhằm chấn hưng phát triển nền văn hoá dân tộc mọi hình thức.
giải pháp nâng cao chuyên mục văn hoá nghệ thuật:
Vì văn hoá là một đề tài khá rộng và đa nghĩa, bởi vậy khi viết một bài về văn hoá cần chú trọng.
- Lựa chọn đề tài quan trọng cần thiết có ý nghĩa chính trị xã hội, đáp ứng được sự quan tâm của công chúng .
- Làm công tác tư liệu khi lựa chọn đề tài phải siêu tầm nghiên cứu, xử lý khối lượng tư liệu có liên quan đến đề tài.
- Xây dựng tác phẩm giai đoạn thực hiện cần cẩn thận từ cách đặt tít, sử dụng ngôn ngữ, cách đặt câu, bố cục sao cho bài viết sáng, hấp dẫn đạt hiệu quả cao.
-Cần mở thêm các chuyên mục về thế mạnh văn hoá dân tộc. Cần tổ chức, giới thiệu giao lưu về văn hoá nước nhà nhiều hơn nữa bằng nhiều hình thức tổ chức khác nhauđể công chúng thưởng thức và tiếp nhận những tinh hoa văn hoá nghệ thuật bản sắc dân tộc. Đồng thời thu hút vốn đầu tư của bà con kiều bào có thu nhập, mong muốn đóng góp cho văn hoá nghệ thuật nước nhà và cả những người nước ngoài có thiện ý với đất nước con người Việt Nam.
Trong khuôn khổ của một bài tiểu luận nhỏ , do còn nhiều hạn chế về thời gian, kinh phí và nhận thức chưa có điều kiện phát triển vấn đề nghiên cứu một cách sâu rộng hơn. do vậy tôi mong nhận dược những ý kiến đóng góp để hoàn thiện hơn bài tiểu luận.
DANH MỤC THAM KHẢO
1. Cơ sở lý luận (Trần Quốc Vượng)
2. Cơ sở lý luận (Trần Ngọc Thêm)
3. Đại hội Văn hoá Toàn quốc tháng 7/1948
4. Đại hội VI của Đảng
5. Đại hội VIII của Đảng
6. Cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin - Đường lối quan điểm của Đảng và Nhà nước
MỤC LỤC
Mở Đầu 1
1. Tính cấp thiết của đề tài. 1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 2
3. Mục đích ý nghĩa nghiên cứu. 3
4. Phương pháp nghiên cứu. 3
5. Kết cấu tiểu luận. 4
Chương I:Văn Hoá Việt Nam – Nhận Thức Và Quan Điểm 5
1. Văn Hoá Và Bản Sắc dân tộc . 5
1.1 Khái niệm . 5
1.2 Bản sắc văn hoá dân tộc trong quá trình giao lưu và phát triển . 6
2. Quan điểm của nhà nước ta về vấn đề bản sắc văn hoá dân tộc. 8
2.1 Xác định các giá trị bản sắc của văn hoá Việt Nam . 8
2.2 Phương hướng gìn giữ phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam. 8
Chương II: Báo chí với vai trò gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá nghệ thuật 11
1. Mối quan hệ với báo chí việt nam và bản sắc văn hoá dân tộc. 11
2 . nhiệm vụ của báo chí trong việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá việt nam. 13
Chương III: Một số nhận xét về hình thức thể hiện của tác phẩm báo chí viết về văn hoá nghệ thuật trên báo thanh niên 16
1. Các thể loại báo chí được sử dụng . 16
1.1 Tin. 18
1.2 Phản ánh . 19
1.3 Phóng sự . 19
1. 4 Phỏng vấn . 21
1.5 Phê bình . 22
1.6Trần thuật . 22
1.7 Ý kiến . 24
1.8 Ký sự . 24
1.9 Thư tín . 25
2 Khảo sát trên báo Văn Hoá: 26
2.1 Tin: 27
2.2 Bài Phản ánh: 27
2.3 Bài Phóng sự: 27
2.4 Phỏng vấn: 27
2.5 Tường thuật: 28
2.6 Ghi chép: 28
2.7 Bình Luận: 28
Kết Luận 31
* Danh mục tài liệu tham khảo..34
* Phụ lục………..35
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 441
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 427
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 114
👁 Lượt xem: 413
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 248
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 235
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 107
👁 Lượt xem: 412
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 400
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 336
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 238
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 247
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 418
⬇ Lượt tải: 26
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 299
⬇ Lượt tải: 18