Mã tài liệu: 214918
Số trang: 27
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 219 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
1. Tính cấp thiết của đề tài
Toàn cầu hoá (TCH) đang là xu thế phát triển tất yếu, khách
quan của xã hội. Nó tác động mạnh mẽ đến đời sống kinh tế, chính
trị, văn hoá của tất cả các quốc gia dân tộc trên thế giới. Đây là sự
vận động phù hợp với quy luật của thời đại. TCH đang làm thay đổi
sâu sắc từ nhận thức đến hoạt động thực tiễn của tất cả các nước ở
mọi hoạt động trong phạm vi từng quốc gia cũng như trong quan hệ
quốc tế. TCH mở ra nhiều cơ hội phát triển, nhưng cũng đặt ra
những thách thức không nhỏ cho các nước, nhất là đối với các nước
đang phát triển. Một trong những thách thức mà TCH đặt ra đối với
sự phát triển của các nước là sự nhạt nhoà dần bản sắc dân tộc. Hội
nhập mà bị hoà tan, hợp tác mà bị lệ thuộc chẳng khác nào tự đánh
mất chính mình và chịu thân phận phụ thuộc. Một dân tộc một khi
trở thành cái bóng và phụ thuộc vào dân tộc khác thì sẽ không thể có
độc lập, tự do và phát triển bền vững.
Vì vậy, việc giữ gìn bản sắc dân tộc trong quá trình hợp tác,
hội nhập quốc tế luôn được các nước quan tâm, coi trọng. Mỗi nước
đều có những phương thức xử lý để không những đưa đất nước phát
triển đi lên, hội nhập cùng thế giới, mà còn giữ vững được sự độc
lập, tự chủ và khẳng định vị thế của mình trước các nước khác. Việc
giữ gìn bản sắc dân tộc không chỉ là cuộc “đấu tranh” tránh rơi vào
lệ thuộc dân tộc khác, mà quan trọng hơn là phát huy được sức mạnh
vốn có của dân tộc mình, đưa nó trở thành động lực nội sinh thúc
đẩy dân tộc phát triển. Mọi sự vận động và phát triển đều có sự tác
động của cả nhân tố bên trong và các điều kiện bên ngoài. Song, để
có sự phát triển ổn định, bền vững phải dựa vào nhân tố bên trong,
coi nội lực là cái quyết định.
Lịch sử dân tộc Việt Nam đã trải qua mấy nghìn năm dựng
nước và giữ nước với nhiều thời kỳ phát triển khác nhau. Mặc dù
phải đối mặt với điều kiện tự nhiên khá khắc nghiệt và luôn phải đấu
tranh chống lại sự xâm lược từ các thế lực bên ngoài, song dân tộc
Việt Nam đã luôn vững vàng vượt qua mọi khó khăn, thách thức để
không ngừng phát triển. Tổng kết lại những nguyên nhân, bài học
2
thành công của dân tộc Việt Nam, ta thấy nổi lên một bài học quý
giá, đó là dân tộc ta đã biết đi lên bằng chính sức mình, biết sử dụng
và phát huy hiệu quả sức mạnh nội lực của đất nước, mà trên hết là
khơi dậy những đặc điểm bản sắc dân tộc được đúc kết qua từng
chặng đường lịch sử. Những đặc điểm tiêu biểu của dân tộc đã vượt
qua thời gian và những thử thách từ nhiều phía để khắc hoạ nên cốt
cách, tinh thần và sức mạnh Việt Nam.
Mỗi dân tộc đều có bản sắc của mình. Đánh mất bản sắc tức là
đánh mất chính mình. Từng giai đoạn phát triển của lịch sử đặt ra
những yêu cầu, nhiệm vụ với những thay đổi khác nhau. Song, làm
thế nào để bản sắc dân tộc không bị mai một, tiếp tục được duy trì,
sàng lọc, bổ sung và phát triển, đó là một vấn đề lớn đối với mọi dân
tộc trước sự tồn tại và phát triển của mình trong một thế giới TCH.
Sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước hơn 20 năm qua với
những bước đi phù hợp và những chiến lược xây dựng phát triển
kinh tế – xã hội đúng đắn đã làm thay đổi mạnh mẽ diện mạo Việt
Nam. Một Việt Nam năng động, tự tin, bản lĩnh đang hội nhập
ngày một sâu rộng hơn và có vị thế ngày càng lớn hơn trên trường
quốc tế. Tuy nhiên, trong quá trình mở cửa, hợp tác với thế giới
thời gian qua, chúng ta cũng đang phải đối mặt với không ít những
thách thức từ bên ngoài, nhất là tư tưởng, lối sống ngoại lai đang đe
doạ làm phai nhạt những giá trị truyền thống vốn có của dân tộc.
Bản sắc dân tộc Việt Nam đang thực sự gặp thách thức trước tác
động của xu thế TCH.
Vẫn biết rằng, những thành công trên mọi lĩnh vực trong thời
gian qua có một phần đóng góp không nhỏ của việc chúng ta đã ý
thức được tầm quan trọng to lớn của việc giữ gìn bản sắc dân tộc, của
việc phát huy những giá trị truyền thống, những sức mạnh nội sinh để
đưa đất nước hội nhập và phát triển. Như Đảng ta đã khẳng định rằng,
phát huy truyền thống văn hoá dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng là
nhân lên sức mạnh của nhân dân ta để vượt qua khó khăn, thử thách,
xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội, giữ vững quốc phòng, an
ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại, tạo ra thế và lực mới cho đất nước
ta đi vào thế kỷ 21. Mặc dù vậy, càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh
tế khu vực và thế giới chúng ta càng phải đối mặt với nhiều thử thách
3
khó khăn. Hơn thế, việc lựa chọn con đường phát triển xã hội chủ
nghĩa (XHCN) hiện nay đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực, quyết tâm
nhiều hơn để không những đưa đất nước phát triển vững chắc mà còn
giữ vững con đường XHCN đã lựa chọn.
Làm thế nào để tiếp tục mở cửa, hợp tác với bên ngoài trong
điều kiện TCH ngày càng diễn ra sôi động mà không bị dòng xoáy
TCH hoà tan? Làm thế nào để không đánh mất chính mình, để giữ
gìn, kế thừa và phát huy những đặc điểm bản sắc dân tộc làm cho
các đặc điểm đó trở thành sức mạnh nội sinh đưa đất nước phát triển
không ngừng hướng tới các mục tiêu đặt ra ? Đây vẫn đang là những
vấn đề có ý nghĩa sống còn của cách mạng Việt Nam. Vì thế, việc
nghiên cứu đề tài "Vấn đề giữ gìn bản sắc dân tộc trong bối cảnh
toàn cầu hoá hiện nay" có ý nghĩa cấp bách, quan trọng cả về mặt
lý luận lẫn về mặt thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Toàn cầu hoá và tác động của nó đối với sự phát triển kinh tế –
xã hội nói chung, đối với bản sắc dân tộc nói riêng là một vấn đề
lớn, phức tạp, có tính thời sự. Trong thời gian qua đã có nhiều công
trình khoa học (đề tài, hội thảo, sách, bài viết .) đề cập tới vấn đề
nói trên. Các công trình đó đã đưa ra một bức tranh chung về TCH
với tác động hai chiều của nó, về những thách thức của Việt Nam
khi tham gia TCH, về bài học kinh nghiệm để Việt Nam hội nhập
phát triển mà không bị lệ thuộc . Có thể kể đến một số công trình
sau đây:
“Toàn cầu hoá: những vấn đề lý luận và thực tiễn” do Lê
Hữu Nghĩa và Lê Ngọc Tòng đồng chủ biên (Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, 2004). Trong công trình này, các tác giả đã phân tích
nội dung, đặc điểm, bản chất và xu thế vận động của TCH trên thế
giới đầu thế kỷ XX, tính chất tác động hai mặt của TCH đến mọi
mặt đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá . của các nước. Những bài
viết trong cuốn sách cũng phân tích thời cơ và thách thức đối với
Việt Nam khi tham gia và hội nhập sâu rộng vào xu thế TCH.
Công trình “Việt Nam hội nhập kinh tế trong xu thế toàn cầu
hoá - vấn đề và giải pháp” do Chu Tuấn Cáp chủ biên (Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội, 2002). Cuốn sách phân tích cơ sở lý luận và
4
thực tiễn quá trình vận động của TCH, tác động “kép” của xu thế
này, quá trình hội nhập ngày càng mạnh mẽ của Việt Nam, một số
thành công, hạn chế và bài học kinh nghiệm của Việt Nam trong quá
trình tham gia TCH. “Những vấn đề của toàn cầu hoá kinh tế” do
Nguyễn Văn Dân chủ biên (Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2001).
Công trình này đã cho ta hiểu rõ hơn rằng, TCH hoạt động như một
con dao hai lưỡi, đòi hỏi mỗi nước phải có chiến lược phát triển phù
hợp với điều kiện riêng của nước mình. TCH kinh tế tất yếu có liên
quan đến các mặt chính trị, văn hoá, xã hội . mà bất cứ quốc gia nào
cũng phải quan tâm. Cuốn sách chỉ ra một bài học lớn đó là, không
thể bắt chước máy móc bất cứ mô hình phát triển nào, cũng như
không thể cứng nhắc áp dụng các chính sách và luật lệ cho một thời
gian vô hạn định mà không thường xuyên xem xét lại khả năng thích
nghi của chúng trước những thay đổi của lịch sử
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 364
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 298
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 334
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 447
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 653
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 360
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 416
⬇ Lượt tải: 26
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 566
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 435
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 439
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 433
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 424
⬇ Lượt tải: 16