Mã tài liệu: 210964
Số trang: 82
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 1,021 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Cây cà phê được người dân ở Ethiopia phát hiện ra đầu tiên. Vào thế kỷ thứ 14 những người buôn nô lệ đã mang cà phê từ Ethiopia sang vùng Ả Rập, sau đó nó được trồng ở các nước thuộc Châu Mỹ, Châu Á. Hiện nay, cây cà phê được trồng tại hơn 50 quốc gia trên thế giới (Wikipedia, 2007). Cây cà phê được phân thành ba dòng chính là cà phê chè (Arabica), cà phê vối (Robusta) và cà phê mít (Excelsa). Cà phê Robusta được đánh giá thấp hơn so với cà phê Arabica do có chất lượng thấp hơn và giá cả theo đó cũng rẻ hơn. Các nước trồng cà phê chè chủ yếu là Brazil, Ethiopia, Colombia, Kenya, Mexico và Ấn Độ. Các nước trồng cà phê vối chủ yếu là Việt Nam, Bờ Biển Ngà, Indonesia và Uganda, trong đó Việt Nam là quốc gia đứng đầu về sản xuất, xuất khẩu mặt hàng này.
Quốc gia Brazil được xem là nước sản xuất, xuất khẩu cà phê lớn nhất trên thế giới với sản lượng trung bình 2 triệu tấn/năm, chiếm 25% thị trường quốc tế. Việt Nam là nước đứng thứ hai thế giới về sản xuất và xuất khẩu cà phê với sản lượng trung bình 900 ngàn tấn/năm. Các nước xuất khẩu lớn khác là Colombia, Indonesia, Mexico, Ấn Độ. Những nước tiêu thụ cà phê lớn là Mỹ, Đức, Pháp, Nhật Bản.
Trải qua hơn 100 năm kể từ năm 1850 khi người Pháp đưa cây cà phê vào Việt Nam, loại cây này đã không ngừng được phát triển. Nếu như giai đoạn đầu, cây cà phê chỉ được trồng ở một số tỉnh phía Bắc với diện tích nhỏ lẻ, năng suất chỉ đạt từ 0,4 – 0,6 tấn/ha, đến năm 1975 khi bắt đầu có những đợt di dân từ khu vực đồng bằng và duyên hải ven biển đến vùng cao nguyên, nơi có điều kiện thích hợp để trồng cà phê, hoạt động sản xuất được mở rộng tuy nhiên vẫn rất manh mún, nhỏ lẻ. Đến năm 1986, khi công cuộc đổi mới được tiến hành, cây cà phê mới được đưa vào quy hoạch và tổ chức sản xuất với quy mô lớn, tập trung. Đến năm 1988, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu cà phê lớn thứ tư toàn thế giới (chiếm 6,5% sản lượng thế giới), đứng sau Brazil, Colombia và ngang bằng với Indonesia (Phan Kế Long, 2007). Cho đến nay, diện tích cà phê cả nước trên 500 ngàn ha và sản lượng lên đến 1.000.000 tấn, năng suất đạt xấp xỉ 2 tấn/ha. Cà phê Việt Nam đã xuất khẩu sang 71 nước và vùng lãnh thổ (Báo điện tử Vinanet, 2007) với kim ngạch xuất khẩu trong năm 2008 ước đạt trên 2 tỉ USD (Thông tin thương mại Việt Nam, 2008). Hạt cà phê đã trở thành một trong những mặt hàng nông sản đem lại kim ngạch xuất khẩu chính của Việt Nam. Trong các nước sản xuất cà phê trên thế giới, Việt Nam đã vươn lên đứng thứ hai. Riêng cà phê Robusta, Việt Nam đứng trên cả Brazil và trở thành nhà xuất khẩu mặt hàng này lớn nhất thế giới. Chỉ trong vòng 9 năm, từ 1994 đến 2002, cây cà phê đã tạo công ăn việc làm trực tiếp cho khoảng 600 nghìn người và gián tiếp cho khoảng một triệu người (Phan Sỹ Hiếu, 2004). Mặc dù khối lượng xuất khẩu cà phê vối của Việt Nam đã đạt đến mức cao nhưng lại vấp phải những vấn đề nan giải liên quan đến chất lượng, tiêu chuẩn. Theo VICOFA (2007), cà phê bị loại thải có nguồn gốc từ Việt Nam chiếm 80% trong tổng số cà phê xuất khẩu của thế giới. Rất nhiều lô hàng cà phê xuất khẩu từ Việt Nam đã bị từ chối nhập tại cảng của các nước do vấn đề về chất lượng hoặc nếu khách hàng đồng ý nhập thì chúng ta phải chịu giá thấp. Nguyên nhân của tình trạng này là do ở hầu hết các tỉnh Tây Nguyên, cà phê ít được chế biến ướt, chỉ tập trung theo phương pháp cổ truyền như phơi khô, xát vỏ nên màu sắc cà phê nhân không đẹp, tỷ lệ hạt bị dập, vỡ cao, đó là chưa kể trong vụ thu hoạch do gặp mưa nhiều ngày cà phê được hái về đổ thành đống không có sân phơi làm cà phê bị ẩm mốc, hạt nhân cà phê bị đen dẫn đến chất lượng kém. Hơn nữa, việc sử dụng các yếu tố đầu vào và phối hợp sử dụng các yếu tố này của các hộ gia đình thiếu khoa học làm kích cỡ hạt cà phê không đồng đều, chất lượng thấp. Vì vậy, vấn đề đặt ra hiện nay là phải có thêm những nghiên cứu thực tiễn về sử dụng các yếu tố đầu vào của cây cà phê để giúp các hộ dân vừa nâng cao năng suất, sản lượng cà phê vừa nâng cao được chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh doanh ngành hàng này, từ đó sẽ nâng cao tính cạnh tranh, kim ngạch xuất khẩu của cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới. Cây cà phê trồng ở nước ta bao gồm cà phê vối chiếm 90% diện tích, cà phê chè 9% và cà phê mít 1%. Cây cà phê chè ưa sống ở vùng núi cao và thường được trồng độ cao từ 1000-1500m, nhiệt độ từ 16-25°C, lượng mưa khoảng trên 1000mm.
Cà phê vối ưa sống ở vùng nhiệt đới, độ cao thích hợp dưới 1000m, nhiệt độ khoảng
24-29°C, lượng mưa khoảng trên 1000mm và cần nhiều ánh sáng mặt trời hơn so với cây cà phê chè. Tại Việt Nam, diện tích cà phê vối chiếm đa số do cây phù hợp điều kiện thời tiết, khí hậu đồng thời do chúng có sức sinh trưởng tốt và kháng được bệnh.
Còn cà phê chè lại rất mẫn cảm với các bệnh như bệnh gỉ sắt, bệnh khô cành, khô
quả, nên không được các hộ dân chọn trồng. Với những đặc tính, đặc điểm cây cà phê như vậy, các tỉnh Tây Nguyên được xem là nơi có điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp nhất để trồng cà phê vối. Kể từ khi được các cơ quan hữu quan qui hoạch, tập trung phát triển, cà phê đã trở thành mặt hàng xuất khẩu chính của tỉnh Đăk Lăk, Đăk Nông.
Trong các tỉnh Tây Nguyên, Đăk Lăk là tỉnh trồng cà phê sớm nhất, có nhiều kinh nghiệm, kỹ thuật trồng trọt, nên năng suất cà phê đạt cao nhất trong vùng, trong
khi Đăk Nông là tỉnh trồng cà phê muộn, các hộ dân thiếu kinh nghiệm, kỹ thuật trồng và chăm sóc cà phê, mức độ đầu tư thâm canh thấp, trình độ sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật còn hạn chế nên năng suất, chất lượng và hiệu quả đạt được không cao. Nhìn chung, các hộ nông dân tại Đăk Nông chủ yếu trồng cà phê tự phát từ 1995 đến nay với diện tích nhỏ lẻ từ 1 – 2 ha, sản lượng bình quân chung toàn tỉnh chỉ trên 2 tấn/ha. Mặc dù vậy, cây cà phê vẫn được xem là cây công nghiệp thế mạnh của tỉnh, góp phần xóa đói, giảm nghèo, đem lại thu nhập cho rất nhiều hộ nông dân, nhất là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số, đồng thời đem lại nguồn ngoại tệ và góp phần vào tăng trưởng GDP hàng năm của tỉnh.
Để có thể trồng cà phê đạt hiệu quả kinh tế thì việc nghiên cứu tác động của các yếu tố đầu vào, trang bị kiến thức nông nghiệp cho hộ nông dân, cung cấp vốn đầu tư cho cây cà phê là rất quan trọng. Trong những năm qua, đã có một số tác giả nghiên cứu về cây cà phê tại Đăk Lăk như nghiên cứu về biện pháp tưới nước; phương pháp bón phân và ảnh hưởng của nó đến môi trường; biện pháp hỗ trợ kỹ thuật, tăng cường dịch vụ khuyến nông; hỗ trợ vốn vay cho nông hộ. Có thể nói rằng, trong các đề tài nghiên cứu về cây cà phê trước đây, chưa có đề tài nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến hiệu quả kinh tế cà phê một tỉnh, đặc biệt là tỉnh Đăk Nông.
Cà phê là mặt hàng khá nhạy cảm trên thị trường, giá cả dễ biến động. Ngành cà phê Việt Nam và thế giới từng đối mặt với những đợt giảm giá kéo dài trước năm 2004 và hiện tượng năm nay tăng diện tích ào ạt, năm sau lại chặt phá đã xảy ra ở một số địa phương, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nông dân và kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này. Cho tới nay, kế hoạch sản xuất chủ yếu vẫn được từng doanh nghiệp xác định riêng lẻ nên rất bị động trong dự phòng nhằm đối phó với những thay đổi về giá cả, cung - cầu trên thế giới.
Như đã nêu ở trên, năng suất cà phê của tỉnh Đăk Nông không cao, trong khi những năm gần đây giá cả đầu vào tăng mạnh, nhất là trong năm 2007 giá phân bón, nhân công đã tăng 25 – 30% so với năm trước, đồng thời giá đầu ra cà phê biến động, phụ thuộc vào giá cả thế giới thì hiệu quả kinh tế của hộ trồng cà phê khó mà bảo đảm, thậm chí nếu không tính toán kỹ có thể bị thua lỗ, dẫn đến cà phê bị bỏ hoang, không được đầu tư, chăm sóc hoặc phải chặt bỏ để trồng cây khác. Như vậy, việc tính toán đầu tư sản xuất cà phê bền vững và hiệu quả trong mỗi hộ gia đình là vấn đề ưu tiên hàng đầu.
Với mục đích, ý nghĩa trên, trên cơ sở kế thừa và phát triển các nghiên cứu trước, tác giả đã chọn đề tài “Ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến hiệu quả kinh tế cây cà phê tỉnh Đăk Nông” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát:
Đánh giá việc sử dụng các yếu tố đầu vào đến hiệu quả kinh tế cây cà phê tỉnh
Đăk Nông.
Mục tiêu cụ thể:
1/ Đánh giá thực trạng việc trồng cà phê tại tỉnh Đăk Nông.
2/ Xác định yếu tố đầu vào quan trọng tác động tới hiệu quả kinh tế cây cà phê.
3/ Một số gợi ý chính sách nhằm tăng hiệu quả kinh tế cây cà phê.
3. Câu hỏi nghiên cứu
1/ Mức độ ảnh hưởng các yếu tố đầu vào đến hiệu quả kinh tế cây cà phê?
2/ Yếu tố đầu vào nào làm tăng hiệu quả kinh tế cây cà phê?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: là các hộ trồng cà phê, đại diện cho 8 huyện, thị xã thuộc tỉnh Đăk Nông.
Phạm vi nghiên cứu: 04 huyện, thị xã trồng cà phê tập trung thuộc tỉnh Đăk Nông là thị xã Gia Nghĩa, huyện Đăk Glong, huyện Đăk Rlâp, huyện Đăk Mil.
Số mẫu điều tra khảo sát: 200 hộ trồng cà phê.
Thời gian nghiên cứu: từ tháng 06/2007 đến tháng 09/2008.
5. Phương pháp nghiên cứu
* Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính.
* Thu thập số liệu:
- Số liệu sơ cấp: Điều tra trực tiếp các nông hộ trồng cà phê bằng bảng câu hỏi
khảo sát. Việc khảo sát thực hiện thông qua 2 bước:
(1) Khảo sát sơ bộ và,
(2) Khảo sát chính thức.
Khảo sát sơ bộ được tiến hành trên mẫu là 20 hộ trồng cà phê. Lấy mẫu sơ bộ nhằm phát hiện những sai sót của bảng câu hỏi và kiểm tra thang đo.
Khảo sát chính thức được tiến hành sau khi bảng câu hỏi được chỉnh sửa từ kết quả của nghiên cứu sơ bộ. Mẫu nghiên cứu chính thức gồm 200 hộ trồng cà phê.
- Số liệu thứ cấp: Báo cáo thống kê của UBND tỉnh Đăk Nông, Sở NN&PTNT tỉnh Đăk Nông, số liệu của Tổng cục Thống kê, Bộ NN&PTNT, Bộ KH&ĐT, các báo điện tử, số liệu của các công trình khoa học nghiên cứu cây cà phê, báo cáo của Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam, Tổ chức cà phê thế giới, dữ liệu của Viện KHKT nông lâm nghiệp Tây Nguyên.
* Các phương pháp thống kê, mô tả, so sánh.
* Phần mềm xử lý dữ liệu SPSS được dùng trong nghiên cứu này.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài nghiên cứu mang lại một số ý nghĩa về lý thuyết và thực tiễn cho những người làm công tác quản lý ngành nông nghiệp, các trung tâm khuyến nông, các hộ gia đình trồng cà phê. Đề tài sẽ cho kết quả mới, bổ sung cho các công trình nghiên cứu trước đó, đồng thời đề tài có thể làm cơ sở để tỉnh Đăk Nông qui hoạch phát triển, đề ra chiến lược sử dụng yếu tố đầu vào trong việc trồng cà phê nhằm tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả.
Kết quả nghiên cứu còn là nguồn tham khảo tốt cho Trung tâm khuyến nông, các công ty, nông trường, trang trại cà phê, các nhà hoạch định chiến lược ngành cà phê thuộc vùng Tây nguyên, Đông Nam Bộ.
7. Kết cấu đề tài
Đề tài được kết cấu như sau:
Phần mở đầu.
Phần nội dung:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết
Chương 2: Thực trạng sản xuất cà phê tỉnh Đăk Nông, Việt Nam và thế giới.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Chương 4: Gợi ý chính sách.
Phần kết luận
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 611
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 705
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 390
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 512
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 417
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 359
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 511
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 140
👁 Lượt xem: 577
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 577
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 580
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 817
⬇ Lượt tải: 26
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 1074
⬇ Lượt tải: 19
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 601
⬇ Lượt tải: 16