Mã tài liệu: 288243
Số trang: 72
Định dạng: zip
Dung lượng file: 316 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
MỞ ĐẦU
Khi tham gia vào nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp phải có mục tiêu và chiến lược kinh doanh cụ thể. Tuy nhiên, sự sống còn của một doanh nghiệp không chỉ phụ thuộc vào hoạt động của bản thân doanh nghiệp mà còn bị ảnh hưởng nhiều bởi tình hình hoạt động của các doanh nghiệp khác. Rất khó có thể thống kê được trên thế giới hiện nay có bao nhiêu doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ đang tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh; ngay trong một ngành, một lĩnh vực kinh tế cụ thể, số doanh nghiệp tham gia là bao nhiêu cũng khó có thể liệt kê một cách rõ ràng. Để vượt qua và chiến thắng các đối thủ của mình trên thương trường, doanh nghiệp phải nghiên cứu và đề ra các biện pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm mà mình đem trao đổi, buôn bán trên thị trường. Trong nền kinh tế thị trường của một quốc gia nói riêng và trên toàn thế giới nói chung, vấn đề cạnh tranh không phải là vấn đề mới nhưng nó luôn là vấn đề mang tính thời sự ; cạnh tranh khiến thương trường ngày càng trở nên nóng bỏng.
Việt Nam đã và đang tích cực tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế vì những lợi ích mang lại từ hoạt động kinh tế này, nhưng mức độ tham gia còn hạn chế. Ngành may mặc của Việt Nam tuy được coi là một trong những ngành hàng mũi nhọn trong chiến lược sản xuất “hướng về xuất khẩu”, nhưng lại chưa thực sự khẳng định được mình trên thị trường thế giới. Lượng hàng xuất khẩu trực tiếp (bán FOB) còn thấp vì chủ yếu là thực hiện gia công theo đơn đặt hàng của nước ngoài. Do vậy, tính cạnh tranh của sản phẩm may mặc trên thị trường quốc tế chưa được quan tâm đầy đủ.
Công ty May Chiến Thắng (trực thuộc Tổng Công ty Dệt - May Việt Nam) từ khi thành lập (1968) cho tới nay đã được hơn 30 năm, trải qua nhiều gian nan, vất vả nhưng cũng đạt được những thành tựu đáng kể. Cùng với sự phát triển của đất nước, Công ty May Chiến Thắng đang dần hoàn thiện mình và ngày càng cố gắng góp phần khẳng định khả năng phát triển của ngành may xuất khẩu. Sản phẩm của Công ty May Chiến Thắng gồm nhiều chủng loại, ngoài các sản phẩm may mặc là một số sản phẩm khác như thêu in, thảm len, nhưng chất lượng, mẫu mã, giá cả... của sản phẩm cùng cách thức tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty còn nhiều vấn đề bất cập. Để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, mở rộng thị trường trong và ngoài nước, từ đó nâng cao khả năng thu lợi nhuận, Công ty May Chiến Thắng phải thực sự quan tâm tới việc lập và thực hiện hiệu quả chiến lược kinh doanh, trong đó quan trọng là chiến lược cạnh tranh của sản phẩm may mặc trên thị trường quốc tế.
Xuất phát từ nhận thức về tầm quan trọng của việc nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm may mặc Việt Nam nói chung và của Công ty May Chiến Thắng nói riêng, em đã lựa chọn đề tài nghiên cứu “Một số biện pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm Công ty May Chiến Thắng trên thị trường quốc tế” cho bài chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Bài chuyên đề nhằm phân tích và đánh giá sức cạnh tranh của sản phẩm Công ty May Chiến Thắng, thông qua những phân tích chung về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong mối tương quan cạnh tranh với một số đối thủ cạnh tranh tiêu biểu. Từ đó, bài chuyên đề cũng xin đưa ra một giải pháp cụ thể để có thể cải thiện sức cạnh tranh của sản phẩm Công ty trong điều kiện thương mại nhất định.
Bài chuyên đề được trình bày dựa trên các bản báo cáo thống kê của Công ty và của TCT Dệt - May Việt Nam, cùng một số tài liệu khác có liên quan. Trong bài có sử dụng các phương pháp nghiên cứu của kinh tế học như phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp thống kê, phương pháp mô hình hoá... để xem xét, phân tích và đánh giá các vấn đề lý luận và thực tiễn.
Kết cấu bài viết gồm 3 chương, có nội dung khái quát như sau :
Chương I . Những lý luận cơ bản về cạnh tranh và các nhân tố ảnh hưởng đến cạnh tranh trong thương mại quốc tế
Chương II . Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và cạnh tranh sản phẩm của Công ty May Chiến Thắng trong thời gian qua.
Chương III . Các giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm của Công ty may Chiến Thắng trong thời gian tới.
Thời gian thực tập tại Công ty May Chiến Thắng đã cho em thêm nhiều kiến thức thực tiễn trong công tác quản lý, sắp xếp và thực hiện các công việc về xuất nhập khẩu. Qua đó, em có thể vận dụng những kiến thức đã được học vào thực tế để nghiên cứu và hoàn thành bài chuyên đề tốt nghiệp. Tuy nhiên, do những khoảng cách giữa lý thuyết và thực tế là khó tránh khỏi, nên những ý kiến, giải pháp được nêu trong bài có thể chưa đầy đủ và chỉ mang tính định hướng. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn!
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 438
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 356
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 290
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 294
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 263
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 355
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 389
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 364
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 359
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 357
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 442
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 453
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 404
⬇ Lượt tải: 16