Mã tài liệu: 297909
Số trang: 128
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 1,680 Kb
Chuyên mục: Sư phạm
MS: LVQLGD084
SỐ TRANG: 128
TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
CHUÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
NĂM: 2010
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 BCHTW khóa VIII đã nêu: “GV là nhân tố quyết định chất
lượng của GD và được xã hội tôn vinh. GV phải có đủ đức đủ tài”. Kết luận của Hội nghị lần
thứ 6 BCHTW khóa IX cũng đã yêu cầu: “Bố trí CB QLGD các cấp phù hợp với yêu cầu nhiệm
vụ và năng lực CB; xây dựng kế hoạch đào tạo lại đội ngũ GV và CB QLGD các cấp phù hợp
với yêu cầu nhiệm vụ và năng lực CB; xây dựng kế hoạch đào tạo lại đội ngũ GV và CB QLGD,
đảm bảo đủ số lượng, cơ cấu cân đối, đạt chuẩn đáp ứng yêu cầu thời kì đổi mới; hoàn thiện chế
độ chính sách đối với nhà giáo và CBQL.”
Xuất phát từ các yêu cầu trên, một trong các nhiệm vụ của ngành GD&ĐT hiện nay là cần
phải xác định mục tiêu, nhiệm vụ và bước đi cụ thể trong công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ
nhà giáo và CB QLGD sao cho phù hợp với xu thế phát triển của đất nước cũng như xu thế toàn
cầu hóa.
Đối với ngành GD&ĐT tỉnh Cà Mau, trong những năm gần đây, CTQL, đào tạo, bồi dưỡng
đội ngũ GV đã đạt được những thành tựu đáng kể, trong đó huyện Đầm Dơi là một huyện vùng
sâu của tỉnh cũng đạt được những kết quả nhất định, từng bước đổi mới góp phần nâng cao chất
lượng và hiệu quả GD ở địa phương. Tuy nhiên, CTQL đội ngũ GV THCS ở huyện Đầm Dơi
vẫn còn nhiều điều bất cập về qui mô, chất lượng, cơ cấu, bồi dưỡng, tuyển dụng, sử dụng và
chế độ chính sách …
Trước yêu cầu đó đòi hỏi phải có giải pháp giải quyết các vấn đề trên. Nhưng qua khảo sát
bước đầu cho thấy hiện nay chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến thực trạng và biện
pháp QL GV ở huyện Đầm Dơi từ nay đến năm 2015 trên các mặt: tuyển dụng, sử dụng, đào tạo
và bồi dưỡng. Vì vậy, tác giả đã lựa chọn vấn đề nghiên cứu: “Thực trạng và biện pháp QL đội
ngũ GV THCS ở huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau” làm đề tài luận văn tốt nghiệp Cao học chuyên
ngành QLGD.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Từ kết quả nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, đề tài đề xuất các biện pháp QL đội ngũ
GV THCS ở huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau đến năm 2015 của Hiệu trưởng các trường THCS và
Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Đầm Dơi.
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1. Khách thể nghiên cứu
CTQL đội ngũ GV THCS ở huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau. 3.2. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng và biện pháp QL đội ngũ GV THCS ở huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau.
4. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
- Chất lượng đội ngũ GV THCS của huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau còn hạn chế về trình độ
chuyên môn và nghiệp vụ so với yêu cầu đổi mới GD hiện nay.
- CTQL đội ngũ GV THCS của huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau bên cạnh những ưu điểm
vẫn còn một số hạn chế như: chưa phù hợp với yêu cầu mới và điều kiện cụ thể.
- Nếu khảo sát và đánh giá đúng thực trạng QL đội ngũ GV THCS ở huyện Đầm Dơi thì có
thể đề xuất được các biện pháp QL đội ngũ GV phù hợp, khả thi góp phần nâng cao chất lượng
và hiệu quả giảng dạy của đội ngũ này.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
5.1. Xác định cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.
5.2. Khảo sát thực trạng đội ngũ GV THCS ở huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau.
5.3. Đề xuất với Hiệu trưởng và Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Đầm Dơi các biện pháp QL
đội ngũ GV THCS ở huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau.
6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng và đề xuất các biện pháp QL đội ngũ GV THCS ở
huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau của Hiệu trưởng 15 trường THCS và của Trưởng Phòng GD&ĐT
trong giai đoạn từ năm 2009 – 2015 trên các mặt: tuyển dụng, sử dụng, đào tạo và bồi dưỡng.
7. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1. Phương pháp luận
- Tiếp cận quản điểm hệ thống - cấu trúc: xem xét đối tượng nghiên cứu như một bộ phận
của hệ thống toàn vẹn, vận động và phát triển thông qua việc giải quyết mâu thuẫn nội tại. Đội
ngũ GV và CTQL đội ngũ GV luôn có mối quan hệ biện chứng với các yếu tố khác trong sự
phát triển của sự nghiệp GD&ĐT huyện Đầm Dơi. Thông qua việc nghiên cứu, sẽ phát hiện ra
những yếu tố mang tính bản chất, tính quy luật của sự vận động và phát triển đội ngũ GV của
ngành GD&ĐT huyện Đầm Dơi.
- Tiếp cận quan điểm lịch sử - logic: xem xét đối tượng trong một quá trình phát triển lâu
dài của nó, từ quá khứ đến hiện tại, từ đó nhằm phát hiện ra những mối liên hệ đặc trưng về quá
khứ - hiện tại - tương lai của đối tượng thông qua những phép suy luận biện chứng, logic. - Tiếp cận quan điểm thực tiễn: cơ sở lý luận phải được minh chứng và hoàn chỉnh thông
qua các sự kiện và hoạt động thực tiễn, do đó việc khảo sát thực trạng là hết sức cần thiết. Qua
khảo sát sẽ phát hiện những mặt mạnh, mặt yếu của đội ngũ GV và CTQL đội ngũ GV và
nguyên nhân của nó để từ đó đề ra các biện pháp nhằm cải thiện thực trạng; đáp ứng được yêu
cầu mới trong giai đoạn hiện nay.
7.2. Phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Phân tích - tổng hợp, so sánh, khái quát hóa lý thuyết từ các công trình nghiên cứu, các chủ
trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của ngành GD&ĐT, các tài liệu, giáo trình tham khảo
và thông tin trên mạng Internet có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
7.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu
* Đối tượng điều tra: 192 GV và CBQL ở các trường THCS trong huyện.
* Nội dung điều tra: tìm hiểu thực trạng về đội ngũ GV; thực trạng về CTQL đội ngũ GV;
những giải pháp mà các trường THCS và Phòng GD&ĐT đã áp dụng để phát triển đội ngũ GV;
tính khả thi của các giải pháp và những đề xuất nhằm hoàn thiện CTQL đội ngũ GV THCS ở
huyện Đầm Dơi.
7.2.2.2. Các phương pháp bổ trợ
* Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn CBQL ở tỉnh, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT huyện
Đầm Dơi, CB, GV nhằm thu thập thông tin và làm rõ hơn những vấn đề từ phiếu điều tra.
* Phương pháp quan sát: quan sát hoạt động QL của CBQL để có thông tin đầy đủ hơn về
thực trạng QL đội ngũ GV.
* Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: xin ý kiến các nhà lãnh đạo địa phương, các nhà
QLGD, các nhà giáo có học vị cao, có nhiều kinh nghiệm nghiên cứu về khoa học QLGD và
giảng dạy, nhằm bổ sung cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tế phục vụ cho việc thực hiện đề tài.
7.2.2.3. Phương pháp toán thống kê
Sử dụng phương pháp toán thống kê để phân tích và xử lý số liệu nhằm định lượng kết
quả nghiên cứu.
8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN: Luận văn được cấu trúc bởi 03 phần chính:
- MỞ ĐẦU
- NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Thực trạng CTQL đội ngũ GV THCS ở huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau
Chương 3: Các biện pháp QL đội ngũ GV THCS ở huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau
- KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 120
👁 Lượt xem: 464
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 157
👁 Lượt xem: 997
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 112
👁 Lượt xem: 551
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 409
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 588
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 145
👁 Lượt xem: 594
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 543
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 516
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 129
👁 Lượt xem: 446
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 112
👁 Lượt xem: 464
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 135
👁 Lượt xem: 400
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 128
👁 Lượt xem: 503
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 128
👁 Lượt xem: 566
⬇ Lượt tải: 16