Mã tài liệu: 297732
Số trang: 122
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 2,005 Kb
Chuyên mục: Sư phạm
MS: LVQLGD050
SỐ TRANG: 122
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
NĂM: 2009
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hơn nửa thế kỷ qua, nền giáo dục nước ta đã đạt được những thành tựu đáng tự
hào, góp phần quan trọng trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân
tài. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, nền giáo dục chúng ta còn có
nhiều khiếm khuyết, yếu kém cần phải khắc phục. Để phát huy những thành tựu đã đạt
được, cũng như khắc phục có hiệu quả những yếu kém, để đưa sự nghiệp GD-ĐT phát
triển, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Đại hội X
của Đảng đã đưa ra định hướng lớn nhằm tiếp tục đổi mới toàn diện chất lượng giáo dục
đào tạo như sau : Nâng cao chất lượng toàn diện; đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý,
nội dung, phương pháp dạy và học; tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động
giáo dục. Như vậy muốn đổi mới chất lượng giáo dục đào tạo tất yếu phải đổi mới quản lý
giáo dục, đặc biệt là đổi mới thanh tra giáo dục.
Để nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo chúng ta phải nâng cao chất lượng nhà
trường, thông qua nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên (GV), bởi vì GV là nhân tố quyết
định sự thành bại của giáo dục. Chúng ta có rất nhiều cách để nâng cao chất lượng đội
ngũ GV, trong đó bao gồm cả công tác thanh tra hoạt động sư phạm của GV.
Kể từ năm học 2006-2007, ngành giáo dục tiến hành thực hiện Nghị quyết Đại hội
X: đổi mới mạnh mẽ giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông - kết hợp việc tổ chức phân
ban với tự chọn ở trung học phổ thông, trên cơ sở làm tốt công tác hướng nghiệp và phân
luồng từ trung học cơ sở. Như vậy yêu cầu nâng cao chất lượng đối với GV trung học phổ
thông là một vấn đề cấp bách, cần thiết. Có thể nói rằng chất lượng cấp trung học phổ
thông (THPT) là phản ánh toàn bộ quá trình giáo dục đào tạo của nhà trường phổ thông,
là sự chuẩn bị cho HS chuyển sang một giai đoạn đào tạo mới – giai đoạn học lên đại học,
cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hay trung cấp nghề. Từ thực tế trên, chúng tôi cho
rằng công tác quản lý nhà trường THPT, trong đó có công tác thanh tra, kiểm tra là khâu hết
sức quan trọng.
Thanh tra Sở GD-ĐT Cà Mau, nhiều năm qua tiến hành công tác thanh tra toàn
diện nhà trường THPT nói chung, cũng như thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên
(HĐSP của GV) THPT nói riêng, đã đạt được một số kết quả đáng kể, song trong hoạt
động của mình vẫn còn có nhiều hạn chế, khó khăn, đặc biệt là công tác thanh tra hoạt
động sư phạm của GV THPT. Vì vậy, yêu cầu bức xúc hiện nay là phải nghiên cứu thực trạng công tác thanh tra HĐSP của GV THPT tỉnh Cà Mau, từ đó đề xuất một số biện
pháp nhằm nâng cao chất lượng của công tác thanh tra HĐSP của GV, để qua thanh tra
đánh giá, tư vấn thúc đẩy, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ GV THPT, cũng như
giúp các cấp quản lý giáo dục quản lí, sử dụng, bồi dưỡng và đãi ngộ họ một cách thoả
đáng, hợp lí hơn.
Từ những nguyên do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “Thực trạng công tác
thanh tra hoạt động sư phạm của GV THPT tỉnh Cà Mau”, hầu mong góp phần nâng cao
chất lượng các trường THPT tỉnh Cà Mau trong giai đoạn mới.
2. Mục đích nghiên cứu
Khi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi hướng đến những mục đích sau:
Một là: Nghiên cứu thực trạng công tác thanh tra hoạt động sư phạm của GV THPT
tỉnh Cà Mau.
Hai là: Từ thực trạng công tác thanh tra hoạt động sư phạm của GV THPT tỉnh Cà
Mau, luận văn đề xuất một số biện pháp từ đó nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động
của công tác này ở địa phương.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu của đề tài là Công tác thanh tra hoạt động sư phạm của GV
THPT tỉnh Cà Mau.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Thực trạng công tác thanh tra hoạt động sư
phạm của GV THPT tỉnh Cà Mau;
4. Giả thuyết nghiên cứu
Phải chăng công tác thanh tra hoạt động sư phạm của GV THPT tỉnh Cà Mau
trong thời gian qua đã góp một phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng giáo dục–
đào tạo của tỉnh nhà như : giúp GV THPT có biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sư
phạm; xác định một trong những căn cứ quan trọng, giúp cho các cấp QLGD trong việc
bố trí sử dụng, đào tạo bồi dưỡng và đãi ngộ GV ...
Có thể, hiệu quả của công tác thanh tra hoạt động sư phạm của GV THPT ở Cà
Mau còn nhiều tồn tại về các mặt: cách thức tiến hành thanh tra; trình độ nghiệp vụ của
cán bộ thanh tra, sự quan tâm đến HĐSP của cán bộ QLGD các cấp ... Phải chăng, khi chúng ta đưa ra được các biện pháp về tổ chức và hoạt động của: Thanh tra Sở; Hiệu
trưởng các trường THPT; GV THPT ... thì chúng ta có thể khắc phục được những tồn tại trên.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Chúng tôi xác định nhiệm vụ nghiên cứu đề tài bao gồm:
Một là: Nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến đề tài.
Hai là: Khảo sát, phân tích, đánh giá về thực trạng công tác thanh tra hoạt động sư
phạm của GV THPT tỉnh Cà Mau.
Ba là: Đề xuất một số biện pháp công tác thanh tra hoạt động sư phạm của GV
THPT tỉnh Cà Mau.
6. Phương pháp nghiên cứu
Tuỳ theo từng chương, từng phần, luận văn được sử dụng một hay một số các
phương pháp nghiên cứu sau:
6.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận
Bao gồm các phương pháp phân tích tổng hợp tư liệu
6.2 . Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Bao gồm các phương pháp:
- Phương pháp điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến;
- Phương pháp quan sát, trò chuyện;
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm để đánh giá chất lượng.
6.3. Các phương pháp hỗ trợ khác.
Phương pháp chuyên gia, phương pháp thống kê.
7. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu Công tác thanh tra hoạt động sư phạm của GV THPT tỉnh Cà
Mau tại 13 trường đã được thanh tra HĐSP của GV và đại diện cho các loại hình trường
THPT ở tỉnh Cà Mau bao gồm: THPT Tắc Vân, THPT Nguyễn Việt Khái, THPT Hồ Thị
Kỷ, THPT Cà Mau, THPT Trần Văn Thời, THPT Huỳnh Phi Hùng, THPT Thới Bình,
THPT Nguyễn Văn Nguyễn, THPT U Minh, THPT Cái Nước, THPT Đầm Dơi, THPT
Phan Ngọc Hiển, THPT Nguyễn Thị Minh Khai
8. Kết cấu luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn
này được tổ chức thành ba chương:
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Sơ lược một số nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.2. Cơ sở lý luận và pháp lý liên quan đến công tác thanh tra hoạt động sư phạm của GV
Kết luận chương 1
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN THPT TỈNH CÀ MAU
2.1. Đặc điểm tự nhiên xã hội, kinh tế và chất lượng GD&ĐT của tỉnh Cà Mau.
2.2. Thực trạng công tác thanh tra HĐSP của GV THPT tỉnh Cà Mau
2.3. Thành tựu và khó khăn hạn chế
2.4. Nguyên nhân của các hạn chế, tồn tại
Kết luận chương 2
Chương 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THANH TRA HĐSP CỦA GV THPT TỈNH CÀ MAU.
3.1. Cơ sở đề xuất
3.2. Đề xuất biện pháp
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 112
👁 Lượt xem: 551
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 588
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 120
👁 Lượt xem: 464
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 554
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 157
👁 Lượt xem: 997
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 128
👁 Lượt xem: 503
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 578
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 558
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 145
👁 Lượt xem: 594
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 1553
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 583
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 128
👁 Lượt xem: 565
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 122
👁 Lượt xem: 1128
⬇ Lượt tải: 18