Mã tài liệu: 87155
Số trang: 56
Định dạng: docx
Dung lượng file: 600 Kb
Chuyên mục: Tâm lý giáo dục
Nhân cách là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau, như triết học, xã hội học, kinh tế - chính trị học, luật học, tâm lý học, y học, giáo dục học… Trong đó, quan điểm tâm lý học về nhân cách con người, về cơ bản, có những khác biệt so với quan điểm của các khoa học cụ thể. Theo đó, nhân cách trước hết là đặc trưng xã hội của con người, là "phẩm chất xã hội" của con người. Khi nghiên cứu về nhân cách, một trong những vấn đề đầu tiên và cũng là then chốt, là vấn đề sự hình thành nhân cách. Giải quyết vấn đề này theo những cách khác nhau sẽ dẫn tới quan niệm khác nhau về bản chất của nhân cách.
Nhân cách là đỉnh cao nhất của sự phát triển tâm lí cuả con người, của tự ý thức và tự điều chỉnh bản thân con người. Sự phát triển và hoàn thiện nhân cách con người đang trở thành trung tâm chú ý của nhiều nhà nghiên cứu. Trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện nay, nhân tố con người trở lên cấp bách thì sự hiểu biết về vấn đề nhân cách là tiền đề của việc đầu tư có hiệu quả vào sự phát triển con người - yếu tố quyết định mọi sự phát triển trong xã hội. Vấn đề nhân cách được coi là một trong những vấn đề cơ bản song cũng là một vấn đề phức tạp nhất của khoa hoc tâm lí nói riêng và của khoa học xã hội và nhân văn nói chung. Giải quyết đúng vấn đề nhân cách sẽ cho phép giải quyết được những vấn đề khác của tâm lí học và của nhiều lĩnh vực đời sống đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục. Bởi vì, giáo duc tác động vào từng nhân cách để trở thành những nhân cách theo yêu cầu phát triển của xã hội. Giáo dục là một nhân tố tích cực tạo nên nguồn nhân lực. Phẩm chất năng lực con người quyết định sự phát triển xã hội.
Ở Việt Nam cùng với Khoa học công nghệ, Giáo dục được coi là quốc sánh hàng đầu. Tốc độ công nghiệp phát triển cao về kinh tế, văn hoá, xã hội đang có sự thay đổi rõ nét. Bên cạnh đó còn tồn tại các tệ nạn xã hội, như các tệ nạn tham nhũng gây ảnh hưởng rất lớn đến chủ nhân tương lai của đất nước đó là trẻ em.
Sự hình thành và phát triển nhân cách con người là một vấn đề rất quan trọng, trẻ em có nhiều thay đổi về mặt tâm lý và sinh lý nên nhu cầu hoàn thiện nhân cách để thích nghi với xã hội hoá và có thái độ tích cực hơn trong cuộc sống là cực kỳ quan trọng. Chính vì vậy từ xưa đến nay không chỉ có các nhà tâm lý học Việt Nam Nghiên cứu về sự hình thành và phát triển nhân cách. Vấn đề này đã được các nhà triết học Phương Đông nghiên cứu như Khổng Tử, Mạnh Tử, các nhà tâm lý học Phương Tây như S.Freud, J.Piaget, A.N.Leonchiev…Ở Việt Nam có những nhà nghiên cứu như Chủ Tịch Hồ Chí Minh, hay các nhà tâm lý học như Phạm Minh Hạc, Phạm Hoàng Gia, Nguyễn Ngọc Bích đã rất tâm huyết về vấn đề nhân cách.
Kết cấu đề tài:
Chương I: Một số vấn đề chung về sự hình thành và phát triển nhân cách con người
Chương II: Các tư tưởng, quan niệm nghiên cứu về nhân cách con người
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 120
👁 Lượt xem: 586
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 846
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 3183
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 1372
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 4316
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 125
👁 Lượt xem: 1796
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 112
👁 Lượt xem: 622
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 730
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 1899
⬇ Lượt tải: 22
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 6203
⬇ Lượt tải: 19