Mã tài liệu: 129879
Số trang: 141
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Quản lý giáo dục
Ở Việt Nam, học hợp tác là một định hướng đúng đắn và cấp bách cho công tác giáo dục của nước nhà. Điều đó được BGD & ĐT chỉ đạo qua quan điểm: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thói quen, nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, nhất là sinh viên đại học [4].
Việc tổ chức dạy học để rèn luyện, phát triển kỹ năng hợp tác cho sinh viên đã được triển khai tại các trường CĐSP từ nhiều năm nay. Kết quả là đã đào tạo được nhiều sinh viên thể hiện sự năng động, sáng tạo, thích ứng được yêu cầu của xã hội và ngành Giáo dục và Đào tạo đặt ra.
Trường CĐSP Lào Cai là một trường thuộc tỉnh miền núi phía Bắc. Đa số sinh viên của trường là người dân tộc thiểu số đến từ nhiều địa phương khác nhau trong tỉnh Lào Cai. Chính vì vậy, sinh viên có những nét văn hoá, tập quán khác nhau nên có những khó khăn nhất định trong quá trình phối hợp hoạt động học tập trên lớp. Mặt khác, từ năm 2000, giáo viên của trường đã được hưởng lợi từ dự án Việt – Bỉ về các phương pháp dạy học tích cực và đã được Ban Giám hiệu chỉ đạo giáo viên thực hiện, tuy nhiên, không phải tất cả giảng viên trong trường đều đã thực hiện tốt, có hiệu quả các phương pháp dạy học tích cực. Dạy và học là hai mặt thống nhất biện chứng trong quá trình dạy học. Do ảnh hưởng kéo dài của kiểu dạy học thông báo - đồng loạt, thiên về truyền đạt tri thức, tác dụng chỉ đạo của hoạt động dạy bị hạn chế [48- tr.36] nên chất lượng học tập của sinh viên trong các giờ học ít được kiểm soát. Việc tổ chức dạy học còn đơn điệu, gò ép, chưa có sự phối hợp linh hoạt, sáng tạo các biện pháp, thủ thuật trong dạy học nên chưa tạo được tính tích cực của tất cả sinh viên trong học tập. Đa số các giờ học, giảng viên mới chỉ quan tâm nhiều đến việc đạt mục tiêu về kiến thức, kỹ năng trong bài học mà không đặt ra mục tiêu hình thành và phát triển các kỹ năng quan trọng khác, đặc biệt là kỹ năng học hợp tác của sinh viên. Hệ quả là một số sinh viên chưa mạnh dạn nói trước đông người, chưa phát triển được tư duy độc lập, chưa thể hiện trách nhiệm cá nhân, chưa có khả năng tự kiểm tra, tự đánh giá và tự điều chỉnh bản thân, chưa thể hiện sự giúp đỡ, chia sẻ... Thiếu kỹ năng trên là một trong những nguyên nhân dẫn đến chất lượng dạy học của trường chưa cao, chưa đào tạo được những sinh viên sư phạm đáp ứng được yêu cầu phát triển, phục vụ được xã hội trong điều kiện hiện nay cũng như quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Vì vậy, việc hình thành và phát triển kỹ năng học hợp tác của sinh viên trường CĐSP Lào Cai là một vấn đề cấp bách hiện nay cả về lý luận và thực tiễn.
Kết cấu đề tài:
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG HỌC HỢP TÁC TRÊN LỚP CỦA SINH VIÊN THÔNG QUA
Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG HỌC HỢP TÁC
Chương 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG HỌC HỢP TÁC TRÊN LỚP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CĐSP LÀO CAI
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 153
👁 Lượt xem: 799
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 151
👁 Lượt xem: 1015
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 108
👁 Lượt xem: 790
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 631
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 108
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 107
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 107
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 71
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 329
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 141
👁 Lượt xem: 612
⬇ Lượt tải: 20