Mã tài liệu: 131473
Số trang: 114
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Quản lý giáo dục
Nghị quyết của Quốc hội khoá 10 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đã nhấn mạnh: “Việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông phải quán triệt mục tiêu, yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục của các bậc học, cấp học quy định trong Luật Giáo dục; khắc phục những mặt còn hạn chế của chương trình, sách giáo khoa hiện hành; tăng cường tính thực tiễn kỹ năng thực hành; năng lực tự học; coi trọng kiến thức khoa học xã hội và nhân văn; bổ sung những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh”.[18; Tr1]
Việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông theo yêu cầu nêu trên đòi hỏi một sự triển khai đồng bộ trên nhiều lĩnh vực: xây dựng chương trình, biên soạn sách giáo khoa, đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, nâng cấp cơ sở vật chất, đổi mới thiết bị giáo dục.
Không thể coi nhẹ bất kỳ nhiệm vụ nào trong các lĩnh vực kể trên, tuy nhiên có thể nói nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng giáo viên đóng vai trò quyết định trong việc tổ chức thành công việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Đó là vì, chính nhà giáo chứ không ai khác có trách nhiệm đưa các yêu cầu về đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục đến với lớp học, đem lại cho các em kỹ năng thực hành, năng lực tự học, tính năng động và sáng tạo, tư cách và trách nhiệm công dân mà công cuộc CNH, HĐH đất nước đang trông chờ ở tuổi trẻ ngày nay.
Trong điều kiện cụ thể của nước ta, để kịp triển khai việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông theo lộ trình đã định, nhiệm vụ bồi dưỡng giáo viên mang tính ưu tiên, vừa cấp bách vừa lâu dài. Bản chất của việc bồi dưỡng giáo viên là việc học suốt đời, tức là người giáo viên phải lấy tinh thần tự học là chính, thường xuyên cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ, theo đuổi việc học suốt đời. Tuy nhiên, trong bồi dưỡng giáo viên để thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, nhất thiết phải có bước “bồi dưỡng ban đầu” làm cơ sở cho bồi dưỡng tiếp tục. Bước bồi dưỡng ban đầu này được thực hiện qua các giáo viên cốt cán.
Theo một nghĩa nào đó, giáo viên cốt cán là giáo viên của các giáo viên trong trường học của mình; họ vừa có trách nhiệm làm cho đội ngũ giáo viên nhà trường hiểu được và làm được theo các yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục, vừa là người tiên phong, mẫu mực, lôi cuốn mọi người trong việc thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông
Vì vậy, nếu theo Điều 15 - Luật Giáo dục năm 2005, “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục”[17; Tr15] thì chất lượng bồi dưỡng giáo viên cốt cán góp phần quyết định trong việc đảm bảo thực hiện thành công việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
Cấu trúc luận văn
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài
Chương 2: Hiện trạng công tác bồi dưỡng GVCC THPT trong việc thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông
Chương 3: Một số biện pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng giáo viên cốt cán THPT tỉnh Vĩnh Phúc trong việc thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 114
👁 Lượt xem: 549
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 560
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 1016
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 736
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 670
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 760
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 205
👁 Lượt xem: 586
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 110
👁 Lượt xem: 504
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 1810
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 128
👁 Lượt xem: 532
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 425
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 511
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 114
👁 Lượt xem: 499
⬇ Lượt tải: 18