Mã tài liệu: 298740
Số trang: 101
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 1,067 Kb
Chuyên mục: Sư phạm
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU . 9
1. Lý do chọn đề tài .. 9
2. Mục đích nghiên cứu. 12
3. Phương pháp nghiên cứu.. 12
3.1. Câu hỏi nghiên cứu .. 12
3.2. Giả thuyết nghiên cứu ..... 12
3.3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ..... 12
3.4. Phương pháp nghiên cứu cụ thể.... 13
4. Phạm vi và thời gian nghiên cứu.... 14
Chương 1: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN ...... 15
1.1. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến đề tài . 15
1.2. Một số khái niệm có liên quan đến vấn đề nghiên cứu .. 21
1.2.1. Khái niệm năng lực ...... 21
1.2.2. Năng lực của sinh viên tốt nghiệp đại học ...... 22
1.2.3. Khái niệm đáp ứng và đáp ứng với công việc . 28
1.2.4. Cách tiếp cận đánh giá sản phẩm giáo dục đại học ..... 28
1.2.5. Mối quan hệ giữa đào tạo và sử dụng sinh viên tốt nghiệp đại học... 32
Chương 2: TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ . 35
2.1. Xây dựng bộ công cụ đo lường mức độ đáp ứng với công việc . 35
2.2. Chọn mẫu . 36
2.2.1. Chọn mẫu đối tượng khảo sát bằng bảng hỏi . 36
2.2.2. Chọn mẫu đối tượng phỏng vấn sâu.. 38
2.3. Nhập và xử lý số liệu..... 39
2.4. Đánh giá độ tin cậy và độ hiệu lực của bộ công cụ đo lường ...... 39
2.4.1. Độ tin cậy và độ hiệu lực của bảng hỏi dành cho người sử dụng lao động..... 42
2.4.2. Đánh giá độ tin cậy và độ hiệu lực của bảng hỏi dành cho người lao động ... 47
Chương 3: THỰC TRẠNG VỀ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG VỚI CÔNG VIỆC CỦA SINH VIÊN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH KINH TẾ THÔNG QUA Ý KIẾN CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG.... 53
3.1. Một số thông tin cơ bản về doanh nghiệp . 53
3.2. Tình hình tuyển dụng và vị trí làm việc của sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế ... 57
3.3. Mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế ... 63
3.4. Các giải pháp nâng cao khả năng đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế 79
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ..... 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 87
PHỤ LỤC ..... 90
Phụ lục 1: Bảng hỏi dành cho người sử dụng lao động . 90
Phụ lục 2: Gợi ý phỏng vấn sâu 100
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế giới đang bước vào thiên niên kỷ mới với sự bùng nổ thông tin, phát triển nhanh chóng của công nghệ cao, nền kinh tế tri thức và xu hướng toàn cầu hoá. Đảng và Nhà nước chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thực hiện chiến lược dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trong bối cảnh đó, giáo dục đại học, với vai trò chính trong đào tạo và phát triển nhân lực phục vụ đất nước cần có sự phát triển vượt bậc, đặc biệt là về mặt chất lượng. Trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX, yêu cầu về nâng cao chất lượng giáo dục đại học được xác định cụ thể: "Mở rộng hợp lý qui mô giáo dục đại học, làm chuyển biến rõ nét về chất lượng và hiệu quả đào tạo" (Đảng Cộng sản Việt nam, 2001: 110). Với định hướng rõ rệt như vậy, từ hàng thập kỷ qua, giáo dục đại học đã bắt đầu quá trình tự đổi mới, giáo dục đại học đã có nhiều biến chuyển mạnh mẽ với sự phát triển mạnh cả về qui mô, mô hình và loại hình đào tạo. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, vấn đề chất lượng của giáo dục đại học còn nhiều bất cập. Chất lượng đào tạo còn thấp so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội hiện nay và so với kết quả đào tạo đại học của nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.
Mục tiêu của giáo dục đại học là cung cấp nguồn nhân lực được đào tạo ở trình độ nhất định cho xã hội, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Với cách tiếp cận này, chất lượng đào tạo có thể được đánh giá qua năng lực đáp ứng nhu cầu nhân lực của người được đào tạo sau khi hoàn thành chương trình đào tạo. Việc xác định rõ được quan niệm về chất lượng, phương pháp đánh giá chất lượng có thể là một cách hiệu quả để đổi mới giáo dục đại học, là một bước đi quan trọng trong việc cung cấp nguồn nhân lực có đủ trình độ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trên tinhthần đó, luận văn được hình thành nhằm tìm hiểu các vấn đề liên quan đến việc đánh giá chất lượng đào tạo đại học thông qua ý kiến đánh giá người sử dụng lao động về những lao động có trình độ đại học hiện đang làm việc trong các doanh nghiệp, xí nghiệp như là một phương pháp tiếp cận hiệu trong nỗ lực nâng cao chất lượng đào tạo đại học.
Chất lượng đào tạo là vấn đề quan tâm không chỉ của các nhà quản lý giáo dục, giảng viên, sinh viên mà còn của cả xã hội. Thực tế cho thấy mặc dù giáo dục đại học đã rất nỗ lực nâng cao chất lượng đào tạo trong suốt thời gian qua nhưng thực tế xã hội cho thấy rất nhiều sinh viên ra trường không xin được việc làm và rất nhiều nhà tuyển dụng không tuyển được lao động phù hợp với yêu cầu. Trong nhiều năm trở lại đây, việc tuyển dụng nhân viên của các cơ quan, xí nghiệp, doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài,... đều trở nên công khai rộng rãi và phổ biến. Các ngày hội việc làm được tổ chức thường xuyên, đó là nơi gặp gỡ của lãnh đạo các cơ sở sử dụng lao động và những người có nhu cầu việc làm. Số người cần việc làm tham gia các ngày hội việc làm lên đến hàng chục nghìn người, hồ sơ nộp vào các cơ quan thông báo tuyển dụng thường xuyên là hàng trăm, hàng nghìn bộ. Tuy nhiên, theo số liệu của nhà tổ chức chỉ có 30% doanh nghiệp tuyển được người phù hợp trong các ngày hội việc làm và các doanh nghiệp chỉ tuyển được 60% chỉ tiêu đề ra. Các cơ quan, doanh nghiệp có uy tín có khi hàng năm không tìm được người phù hợp vào các vị trí quan trọng trong đơn vị. Trong khi đó, sinh viên tốt nghiệp đại học hàng năm lên đến hàng chục ngàn người. Dường như đã có một khoảng cách khá xa giữa chương trình đào tạo ở các trường đại học và nhu cầu đặt ra từ thực tế của các doanh nghiệp, cơ quan. Có vẻ như muốn nâng cao chất lượng đào tạo đại học thì một trong những mục tiêu cần phấn đấu là làm cho khoảng cách này trở nên ngắn hơn.
Với những cách tiếp cận vấn đề như trên, một nghiên cứu đánh giá mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học thông qua ý kiến người sử dụng lao động là rất cần thiết. Một mặt, nghiên cứu sẽ làm rõ về khái niệm chất lượng, chất lượng đào tạo đang được băn khoăn hiện nay, làm rõ phương pháp luận đánh giá chất lượng đào tạo. Mặt khác, nghiên cứu áp dụng lý thuyết liên quan đến đo lường chất lượng đào tạo vào việc đo lường mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên đại học sau khi ra trường thông qua cuộc khảo sát thực tế một số doanh nghiệp. Đánh giá được mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học ngành kinh tế hiện đang làm việc tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ là một kết quả lớn nhất mà luận văn mong muốn hướng tới.
Tuy nhiên, việc xây dựng các tiêu chí đo lường và tiến hành đánh giá mức độ độ đáp ứng với công việc thực tế của sinh viên đại học nói chung là quá sức đối với một luận văn thạc sĩ nên việc lựa chọn một nhóm ngành cụ thể để xây dựng một công cụ minh hoạ cho phương thức đánh giá chất lượng sinh viên tốt nghiệp thông qua ý kiến người sử dụng lao động là hết sức cần thiết. Sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế được coi là phù hợp hơn cả bởi lẽ kinh tế là một ngành quan trọng cho sự phát triển của xã hội, ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến sự phát triển của các lĩnh vực khác, đặc biệt là nhu cầu nhân lực. Trong mỗi thời kỳ khác nhau, nền kinh tế có sự phát triển khác nhau, đòi hỏi số lượng và chất lượng khác nhau của nguồn nhân lực lao động. Nền kinh tế hiện nay với chủ trương gia nhập, hoà nhập, liên kết với bên ngoài rõ ràng đòi hỏi về chất lượng những sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế khác hẳn so với những sinh viên tốt nghiệp 10 hay 15 năm trước đây. Đó là lý do sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế được lựa chọn để minh hoạ cho hướng tiếp cận nghiên cứu của luận văn.
2. Mục đích nghiên cứu
Luận văn được thực hiện nhằm mục đích: Đo lường mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học ngành kinh tế thông qua ý kiến người sử dụng lao động.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Liệu các sinh viên tốt nghiệp đại học ngành kinh tế trong 5 năm trở lại đây có đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của công việc trong thực tế không? Đáp ứng ở mức độ nào?
- Giải pháp nào nhằm tăng cường khả năng đáp ứng với công việc của người sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế?
3.2. Giả thuyết nghiên cứu
Các giả thuyết nghiên cứu ban đầu của luận văn bao gồm:
- Sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế đáp ứng được các yêu cầu cơ bản trong quá trình lao động ở mức độ vừa phải.
- Mối quan hệ chặt chẽ giữa doanh nghiệp và trường đại học là giải pháp hữu hiệu giúp tăng cường khả năng đáp ứng với công việc của sinh viên khi tốt nghiệp.
3.3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: sinh viên đã tốt nghiệp đại học từ 2000-2005 năm trở lại đây, hiện đang có việc làm đúng với ngành nghề đào tạo. Các ngành nghề được đào tạo bao gồm các chuyên ngành thuộc ngành kinh tế: Quản trị kinh doanh, Marketing, Thương mại, Kế toán, Ngân hàng và Tài chính
- Đối tượng nghiên cứu: khả năng đáp ứng công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học ngành kinh tế, đang có việc làm đúng với ngành nghề đào tạo.
3.4. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Các phương pháp cụ thể để triển khai các nội dung nghiên cứu bao gồm:
- Nghiên cứu tài liệu sẵn có: Phân tích các tài liệu bao gồm đề tài, dự án, bài báo, bài hội thảo liên quan đến đánh giá chất lượng đào tạo đại học, đánh giá sản phẩm đào tạo đại học được thực hiện trong thời gian gần đây. Phân tích tổng hợp các tài liệu nghiên cứu để xây dựng cơ sở lý luận của luận văn.
- Khảo sát bằng bảng hỏi soạn sẵn: Khảo sát bằng phiếu hỏi soạn sẵn đối với cán bộ quản lý doanh nghiệp (giám đốc, phó giám đốc/ cán bộ phụ trách nhân sự) về mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế giai đoạn 2000 - 2005 đang làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội. Ngoài ra, tại mỗi doanh nghiệp, một sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế giai đoạn 2000-2005 hiện đang làm việc tại doanh nghiệp (người lao động) cũng sẽ được khảo sát. Kết quả có 150 cán bộ quản lý và
150 người lao động đã được khảo sát. Những dữ liệu của cuộc khảo sát được sử dụng làm căn cứ chính để đánh giá thực trạng của vấn đề nghiên cứu. Đồng thời, làm căn cứ để hình thành lên bộ tiêu chí đánh giá mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học.
- Phỏng vấn sâu bán cấu trúc: Được sử dụng như là công cụ thu thập thông tin bổ trợ cho phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi soạn sẵn. Các cuộc phỏng vấn sẽ chủ yếu tập trung vào cách thức người sử dụng lao động đánh giá mức độ đáp ứng với công việc của người lao động và những năng lực mà sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế cần phải có. Tổng cộng có 10 cuộc phỏngvấn với quản lý doanh nghiệp và 5 phỏng vấn với sinh viên tốt nghiệp đại học ngành kinh tế giai đoạn 2000-2005.
4. Phạm vi và thời gian nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn khảo sát 150 doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội .
Các ngành nghề thuộc nhóm ngành kinh tế được khảo sát bao gồm: Quản trị kinh doanh, Marketing, Thương mại, Kế toán, Ngân hàng và Tài chính.
- Thời gian khảo sát: vào tháng 6-7/2008.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 484
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 536
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 1437
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 490
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 1
👁 Lượt xem: 594
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 1
👁 Lượt xem: 456
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 112
👁 Lượt xem: 534
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 112
👁 Lượt xem: 765
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 2930
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 418
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 430
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 445
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 101
👁 Lượt xem: 395
⬇ Lượt tải: 18