Mã tài liệu: 127163
Số trang: 103
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Giáo dục tiểu học
Một trong những KN quyết định chất lượng học tập của học sinh TH là KN đọc tiếng Việt. Đọc tiếng Việt là phương tiện để học sinh lĩnh hội và tiếp thu được các môn học khác. Cho nên, học sinh tiểu học chỉ có thể học và học tốt các môn khác khi các em biết đọc thành thạo tiếng Việt.
Việt Nam là quốc gia đa dân tộc (54 dân tộc anh em), sự phát triển về các lĩnh vực kinh tế - xã hội, văn hoá, và nhất là lĩnh vực giáo dục, có sự chênh lệch lớn giữa miền đồng bằng và miền núi. Sơn La là tỉnh miền núi nghèo nàn, lạc hậu và chậm phát triển nhất về mọi mặt so với cả nước, nơi tập trung sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số (người Thái, người H’Mông, người Mường, người Khơ mú...) và mỗi dân tộc có một tiếng nói và chữ viết riêng của mình. Do đó, đối với người dân tộc thiểu số nói chung và học sinh dân tộc tiểu học nói riêng, tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai nên họ có ít nhiều hạn chế trong quá trình học và sử dụng tiếng Việt, nhất là KNĐTV.
Qua quan sát cho thấy, học sinh lớp 2 dân tộc vùng miền núi Sơn La khi đọc tiếng Việt gặp nhiều khó khăn nhất là trong cách phát âm và hiểu nghĩa. Những khó khăn này của các em có thể là do sự ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ, do sự hạn chế về điều kiện sử dụng tiếng Việt (chủ yếu sử dụng ở trường), đặc biệt là những HSDT sinh sống ở những vùng sâu, vùng xa, ít có sự giao lưu với người Kinh.
Muốn khắc phục những hạn chế này, đòi hỏi chúng ta phải hiểu một cách đầy đủ, sâu sắc và đánh giá được một cách chính xác KNĐTV của học sinh tiểu học là người dân tộc để từ đó có hướng khắc phục.
Đọc tiếng Việt không phải là vấn đề mới, đã có nhiều công trình nghiên cứu ở Việt Nam. Nhưng vẫn còn quá ít công trình nghiên cứu về vấn đề đọc tiếng Việt của học sinh dân tộc thiểu số, đặc biệt là vấn đề KNĐTV của học sinh tiểu học là người dân tộc cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập một cách có hệ thống và triệt để.
Từ những lí do trên, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: Kĩ năng đọc tiếng Việt của học sinh dân tộc lớp 2 huyện Thuận Châu - Sơn La.
Kết cấu đề tài:
Chương 1. Cơ sở lí luận của đề tài
Chương 2. Tổ chức nghiên cứu
Chương 3. Thực trạng kĩ năng Đọc Tiếng Việt của Học Sinh Dân Tộc lớp 2 huyện Thuận Châu – Sơn La
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 108
👁 Lượt xem: 1014
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 107
👁 Lượt xem: 930
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 1373
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 801
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 1138
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 119
👁 Lượt xem: 545
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 1052
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 680
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 208
👁 Lượt xem: 761
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 3950
⬇ Lượt tải: 24
📎 Số trang: 105
👁 Lượt xem: 853
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 103
👁 Lượt xem: 833
⬇ Lượt tải: 17