Mã tài liệu: 298752
Số trang: 109
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 921 Kb
Chuyên mục: Sư phạm
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..1
1. Lý do chọn đề tài.. 9
2. Mục đích nghiên cứu10
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ...10
4. Giả thuyết khoa học ...11
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ...11
6. Phạm vi nghiên cứu...4
7. Phương pháp nghiên cứu . 4
8. Cấu trúc của luận văn ..4
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG CHO GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ . 5
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5
1.2. Các khái niệm cơ bản ..15
1.2.1. Khái niệm "quản lý" .15
1.2.2. Quản lý giáo dục...16
1.2.3. Quản lý nhà trường19
1.2.4. Bồi dưỡng ....23
1.3. Một số vấn đề lí luận về bồi dưỡng giáo viên và quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên25
1.3.1. Vai trò công tác bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên THCS...25
1.3.2. Nội dung, phương pháp và hình thức bồi dưỡng cho giáo viên THCS.21
1.3.3. Nội dung quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên...31
1.4. Đổi mới giáo dục phổ thông và các yêu cầu đặt ra về công tác quản lý bồi dưỡng cho giáo viên THCS34
1.4.1. Đổi mới giáo dục phổ thông .34
1.4.2. Yêu cầu đổi mới công tác quản lý bồi dưỡng giáo viên ở trường
THPT hiện nay ....40
1.5. Tiểu kết chương 1....42
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÍ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THCS THÀNH PHỐ HẠ LONG - TỈNH QUẢNG NINH 43
2.1. Khái quát tình hình phát triển kinh tế - xã hội, giáo dục của thành phố
Hạ Long43
2.1.1. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội.43
2.1.2. Tình hình phát triển giáo dục ...44
2.2. Thực trạng đội ngũ giáo viên các trường THCS thành phố Hạ Long.. 47
2.2.1. Số lượng trình độ cơ cấu đội ngũ giáo viên THCS thành phố Hạ Long ....47
2.2.2. Chất lượng đội ngũ giáo viên THCS ....48
2.3. Thực trạng công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên các trường THCS
thành phố Hạ Long48
2.3.1. Nội dung bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên ...49
2.3.2. Phương pháp bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên 49
2.3.3. Hình thức bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên .42
2.4. Kết quả điều tra thực trạng về nhận thức đối với các nội dung bồi
dưỡng của hiệu trưởng cho giáo viên .43
2.5. Kết quả điều tra về sự đánh giá của cán bộ, giáo viên đối với các phương pháp bồi dưỡng của người hiệu trưởng... ..49
2.6. Kết quả điều tra về sự đánh giá của cán bộ, giáo viên đối với các hình thức bồi dưỡng của người hiệu trưởng ..54
2.7. Thực trạng các điều kiện phục vụ bồi dưỡng ..60
2.8. Đánh giá chung về thực trạng bồi dưỡng và công tác quản lý bồi dưỡng đội ngũ giáo viên THCS của các trường thuộc thành phố Hạ Long..62
2.9. Tiểu kết chương 2 .... ..66
Chương 3: ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN CỦA HIỆU TRƯỜNG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ HẠ LONG....76
3.1. Định hướng và nguyên tắc đề xuất biện pháp 76
3.1.1. Định hướng về quản lý công tác bồi dưỡng cho giáo viên của hiệu trưởng các trường THCS thành phố Hạ Long.76
3.1.2. Nguyên tắc đề xuất biện pháp.77
3.2. Đề xuất các biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên của hiệu trưởng trường THCS Thành phố Hạ Long71
3.2.1. Biện pháp 1: Gắn kết chặt chẽ công tác bồi dưỡng giáo viên với
quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên của trường THCS .72
3.2.2. Biện pháp 2: Động viên khích lệ việc học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ của đội ngũ giáo viên.74
3.2.3. Biện pháp 3: Sử dụng các phương pháp quản lý để quản lý công
tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên theo chương trình phù hợp ....75
3.2.4. Biện pháp 4: Xác định đúng nội dung cần bồi dưỡng...78
3.2.5. Biện pháp 5: Đổi mới hình thức bồi dưỡng gắn với đổi mới chương
trình THPT ....81
3.2.6. Biện pháp 6: Tăng cường công tác tự học, tự bồi dưỡng của giáo
viên. ....82
3.2.7. Biện pháp 7: Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng của giáo
viên .84
3.3. Khảo nghiệm tính khả thi và sự cần thiết của các biện pháp quản lý đã được đề xuất .86
3.3.1. Các bước trưng cầu ý kiến..86
3.3.2. Kết quả trưng cầu ý kiến ..88
3.4. Tiểu kết chương 3 .90
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..91
1. Kết luận ..91
2. Khuyến nghị...93
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....94
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Phát triển Giáo dục - Đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt có vai trò quan trọng.
Hoạt động trung tâm của nhà trường là dạy học và giáo dục. Thầy giáo, cô giáo là lực lượng trực tiếp thực hiện chương trình của cấp học nhằm phát triển toàn diện cho học sinh. Chất lượng giáo dục của nhà trường trực tiếp do đội ngũ giáo viên quyết định, do đó phát triển đội ngũ vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển nhà trường.
Chỉ thị 40/CT-TW của Ban bí thư Trung ương Đảng về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo. Thông qua việc quản lý phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Vì vậy việc bồi dưỡng giáo viên các trường THCS là nhiệm vụ cấp thiết trong huy động nguồn lực phát triển của nhà trường.
1.2. Trong những năm qua, thành phố Hạ Long đã chú ý đến việc bồi dưỡng về nội dung và phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của địa phương.
Tuy nhiên, việc đổi mới phương pháp cũng còn nhiều bất cập, chưa có sự đồng nhất và giải pháp cụ thể. Nhận thức của một số giáo viên còn hạn chế, số giáo viên cao tuổi ngại đổi mới. Đội ngũ giáo viên chưa hợp lý về cơ cấu: có bộ môn thừa quá nhiều, có bộ môn quá thiếu. Chất lượng dạy học và giáo dục của đội ngũ giáo viên nhìn chung chưa đáp ứng với nhu cầu phát triển ngày càng cao của xã hội. Có thể nói việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ở trường THCS nói riêng và trường phổ thông nói chung đã trở thành một nhiệm vụ cấp thiết trong huy động nguồn lực phát triển của nhà trường.
Hiện nay ở Hạ Long nói riêng và Quảng Ninh nói chung chưa có những công trình nghiên cứu về vấn đề bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. Vì vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: " Các biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của hiệu trưởng trường THCS ở thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh" với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng công tác quản lý bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của một số trường THCS ở thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh, tiến hành đề xuất các biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của các trường THCS.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động quản lý của người hiệu trưởng trường THCS.
3.2. Khách thể điều tra:
Các vấn đề nghiên cứu được thực hiện tại 4 trường: Trường THCS
Lê Văn Tám, Trường THCS Kim Đồng, Trường THCS Cao Xanh, Trường THCS Hồng Hải thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh với 166 giáo viên và cán 28 bộ quản lý.
3.3. Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên của người hiệu trưởng THCS.
4. Giả thuyết khoa học
Chất lượng giáo dục của trường THCS ở thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội hiện nay. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó là do việc quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của người hiệu trưởng chưa phù hợp. Nếu có được một hệ thống các biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên của người hiệu trưởng đáp ứng nhu cầu phát triển đội ngũ, phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi trường, có cơ sở khoa học, hợp lý và có tính khả thi thì chất lượng giáo dục sẽ được nâng cao.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài làm cơ sở cho việc nghiên cứu thực tiễn.
5.2. Khảo sát thực trạng đội ngũ giáo viên ở một số trường THCS và công tác quản lý bồi dưỡng giáo viên của người hiệu trưởng ở các trường đó.
5.3. Đề xuất hệ thống các biện pháp quản lý của người hiệu trưởng trường THCS về công tác bồi dưỡng giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
6. Phạm vi nghiên cứu
Hoạt động quản lí của người hiệu trưởng đối với công tác bồi dưỡnggiáo viên về nghiệp vụ chuyên môn một số trường THCS Thành phố Hạ Long và điều tra ý kiến: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và giáo viên trường trong giai đọan từ năm 2007 – 2010.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng các phương pháp phân tích, khái quát hoá các tài liệu khoa học có liên quan để xác định hệ thống khái niệm công cụ và khung lý thuyết phục vụ cho việc triển khai quá trình nghiên cứu.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Nhằm thu thập các thông tin cần thiết về đối tượng khảo sát (giáo viên, cán bộ quản lý).
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Nhằm thu thập kinh nghiệm của các trường THCS trên địa bàn thành phố Hạ Long về việc quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên.
- Phương pháp chuyên gia: Thu thập ý kiến của các chuyên gia về các vấn đề đánh giá thực trạng, tính hợp lý, khả thi của các biện pháp được đề xuất.
7.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng toán thống kê
Sử dụng các thuật toán thống kê nhằm xử lý các số liệu đã thu thập được trong quá trình nghiên cứu.
8. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm 3 phần: Phần mở đầu, phần nội dung với 3 chương, phần kết luận và khuyến nghị.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 120
👁 Lượt xem: 465
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 129
👁 Lượt xem: 447
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 667
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 119
👁 Lượt xem: 459
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 157
👁 Lượt xem: 997
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 541
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 554
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 780
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 788
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 463
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 437
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 474
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 109
👁 Lượt xem: 627
⬇ Lượt tải: 16