Mã tài liệu: 24891
Số trang: 52
Định dạng: docx
Dung lượng file: 309 Kb
Chuyên mục: Nông Lâm nghiệp
Trên thế giới, chăn nuôi lợn là ngành kinh doanh lớn, thịt lợn chiếm 40% tổng lượng các loại thịt (thịt bò 31%, thịt gia cầm23%, thịt cừu 6%). ở Việt Nam, chăn nuôi lợn là nghề truyền thống của hàng triệu hộ dân, thịt lợn chiếm 70% tổng lượng các loại thịt tiêu thụ hàng ngày trên thị trường. [1]
Trong những năm gần đây, với xu hướng đa dạng hoá vật nuôi trên các địa bàn sản xuất, trong phạm vi cả nước, ngành chăn nuôi lợn đã có những bước phát triển không ngừng.
Sản phẩm từ thịt lợn không những đã đáp ứng nguồn thực phẩm cho nhu cầu tiêu dùng trong cả nước mà còn xuất khẩu thu ngoại tệ cho kinh tế quốc dân.
Đến cuối năm 2000, đàn lợn của nước ta đã có khoảng 20,2 triệu con, tăng 1,65 lần so với năm 1990, trung bình 6,5%/năm. Hiện đang cung cấp cho thị trường tiêu thụ 1,4 triệu tấn thịt/năm.[14] [15]
Tuy nhiên giá thành thịt lợn của chúng ta sản xuất đang cao hơn so với thị trường quốc tế và trong khu vực. Nguyên do các chi phí tiêu tốn thức ăn quá lớn và những thiệt hại do dịch bệnh xảy ra.[3] Thiệt hại này phải kể đến bệnh tiêu chảy ở lợn con.
Bảo vệ lợn con khỏi tiêu chảy và giảm lượng thức ăn tiêu tốn là góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi lợn, đảm bảo cung cấp con giống có chất lượng tốt cho chăn nuôi ở giai đoạn sau. Vì vậy các nhà khoa học trên thế giới đã tập trung nhiều công sức nghiên cứu để tìm ra giải pháp khống chế hữu hiệu. Trong đó xu hướng sử dụng chế phẩm sinh học được đặc biệt khuyến khích áp dụng. Không chỉ giới hạn trong mục đích phòng trị bệnh, tăng trọng và giảm lượng thức ăn tiêu tốn, việc sử dụng chế phẩm sinh học còn có nhiều ý nghĩa quan trọng khác đối với môi trường và sức khoẻ cộng đồng: để hạn chế tồn dư kháng sinh trong thực phẩm, giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường chăn nuôi, hạn chế tính đa kháng thuốc của vi sinh vật, đảm bảo sự ổn định trạng thái cân bằng của môi trường sinh thái. Chế phẩm sinh học được sử dụng thường được sản xuất từ một số vi sinh vật có lợi như vi khuẩn probilactic. Những vi khuẩn này có tác dụng kích thích tiêu hóa, hấp thụ thức ăn có tác dụng kim hãm sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh.
Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn của ngành chăn nuôi lợn trên cơ sở ứng dụng các kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước ở trong và ngoài nước, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Xây dựng quy trình công nghệ sản xuất một số chế phẩm sinh học và đánh giá hiệu quả tác dụng của các chế phẩm này đối với việc chăn nuôi lợn”,
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 716
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 693
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 656
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 530
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 548
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 801
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 600
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 423
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 746
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 474
⬇ Lượt tải: 19
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 1972
⬇ Lượt tải: 21