Tìm tài liệu

Tac dong cua viec xay dung Khu bao ton Thien nhien Muong Nhe den sinh ke cua cong dong

Tác động của việc xây dựng Khu bảo tồn Thiên nhiên Mường Nhé đến sinh kế của cộng đồng

Upload bởi: zxcvbnm_319

Mã tài liệu: 226719

Số trang: 54

Định dạng: doc

Dung lượng file: 7,222 Kb

Chuyên mục: Nông Lâm nghiệp

Info

Đề tài :

Tác động của việc xây dựng Khu bảo tồn Thiên nhiên Mường Nhé đến sinh kế của cộng đồng[FONT="Times New Roman"]

ĐẶT VẤN ĐỀ

1.Sự cần thiết

Để hạn chế suy thoái tài nguyên nhiên, bảo tồn loài, quần thể và quần xã, hệ sinh thái cho thế hệ mai sau và duy trì sự tồn vong của Trái đất, con người đã có những nỗ lực trong công tác bảo tồn bằng những hành động hiệu quả như thực hiện “Mục tiêu thiên niên kỷ”, hành động cho các điểm nóng “hotspot” về đa dạng sinh học thuộc Global 200 ( WWF – Global 200, 1997).

Nỗ lực mạnh mẽ nhất và được đánh giá thành công nhất trong nhiều thập kỷ qua của Việt Nam là việc xây dựng hệ thống các KBTTN bao gồm hầu hết các hệ sinh thái trong phạm vi toàn quốc với 30 VQG; 62 KBTTN và 38 KBT di tích văn hoá và lịch sử (Phòng bảo tồn – Cục Kiểm lâm, tháng 12/2007). Đồng thời bên cạnh đó Nhà nước, các tổ chức quốc tế đã đầu tư vào các dự án, chương trình về bảo tồn loài, bảo tồn hệ sinh thái, chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng, tạo sinh kế, bảo vệ rừng.

Bên cạnh ảnh hưởng tích cực của xây dựng các KBTTN và các VQG đến hệ sinh thái tự nhiên của địa phương và khu vực cũng như quốc gia và toàn cầu còn có những ảnh hưởng tiêu cực lên cộng đồng địa phương ở trong các KBTTN. Những ảnh hưởng đó dẫn đến một số thực trạng sau:

- Hạn chế của người dân địa phương trong việc tiếp cận với các loài lâm sản phục vụ cho sinh kế nơi mà người dân đã chung sống với thiên nhiên qua nhiều thế hệ;

- Việc sử dụng tài nguyên đất phục vụ cho canh tác cây trồng, vật nuôi bị hạn chế do một phần đưa vào KBT;

- Văn hóa bản địa bị ảnh hưởng do chính sách phát triển các loại hình du lịch ở khu vực có những đặc trưng khác biệt có thể khai thác vì mục đích kinh tế.

KBTTN Mường Nhé, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên được thành lập theo Quyết định 194/CT ngày 9/8/1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng với diện tích là 182.000 ha. Đây là vùng sinh sống của đông đảo các dân tộc thiểu số, mà đời sống của họ còn phụ thuộc rất lớn vào nguồn tài nguyên thiên nhiên trong KBT.

Để nghiên cứu mối ảnh hưởng qua lại giữa bảo tồn và cộng đồng, đặc biệt là những tác động tích cực và tiêu cực của việc xây dựng KBTTN Mường Nhé đến cộng đồng vùng đệm, hơn nữa, qua khảo cứu các tài liệu chưa có những đề cập đến nghiên cứu trong lĩnh vực này, chúng tôi đề xuất đề tài: “Tác động của việc xây dựng KBTTN Mường Nhé đến sinh kế của cộng đồng vùng đệm: trường hợp nghiên cứu ở xã Chung Chải, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên”.

2. Ý nghĩa của đề tài

- Ý nghĩa khoa học: Sử dụng các công cụ và phương pháp tiếp cận mới trong nghiên cứu tác động của việc thành lập KBT đến sinh kế của người dân địa phương.

- Ý nghĩa thực tiễn: Là cơ sở quy hoạch KBT mà vai trò người dân được khẳng định, qua đó tăng cường mối quan hệ giữa bảo tồn và sinh kế của cộng đồng.

Chương 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Việc xây dựng các KBTTN là một việc làm quan trọng, nhằm giúp bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường sống và nhất là bảo vệ đa dạng sinh học để hướng tới phát triển bền vững.

Nguồn gốc của KBTTN “hiện đại” có từ thế kỷ thứ 19. VQG Yellowstone là VQG đầu tiên trên thế giới, được thành lập tại Mỹ năm 1872. Trong vài thập kỷ qua, các KBTTN trên thế giới đang có xu hướng tăng cả về số lượng và diện tích. Hiện nay trên thế giới có hơn 100.000 khu BTTN (Tạp chí KBTTN tập 14, số 3, 2004) chiếm 11,7% diện tích đất liền toàn thế giới. VQG chiếm số lượng và diện tích lớn nhất, tiếp đến là các KBT loài và sinh cảnh. Tuy nhiên, để đảm bảo thực hiện một hệ thống quản lý phù hợp trên thực tế nhằm hiện thực hóa các lợi ích tiềm năng mà KBTTN có thể đem lại vẫn còn là thách thức lớn tại rất nhiều nơi trên thế giới.

Một nghiên cứu của Moenieba Isaacs và Najma Mohamed, thực hiện năm 2000 (Isaacs, và nnk, 2000) ở VQG Richtersveld tại Nam Phi chỉ ra rằng việc xây dựng KBT đã đưa ra những cam kết giữa người dân và chính quyền nhằm cải thiện sinh kế cho cộng đồng, mặt khác nó làm cho việc bảo vệ đa dạng sinh học của KBT diễn ra có hiệu quả hơn. Tương tự tại VQG Kruger, để đạt được quyền sử dụng đất đai, người dân phải xây dựng quy ước bảo vệ môi trường trong khu vực VQG, đồng thời họ cũng được chia sẻ lợi ích thu được từ du lịch. (Reid, H., 2000).

Ở VQG Vutut tại Canada, vừa là một KBTTN vừa là khu di sản văn hóa của người thổ dân ở vùng Bắc Cực. Tại đây ban quản lý VQG giúp về kỹ thuật xây dựng các mô hình bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và phát triển kinh tế xã hội, còn dân bản địa có thể thực hiện các mô hình đó. Hợp tác quản lý ở đây đã giải quyết hài hòa mâu thuẫn giữa chính sách của chính quyền và bản sắc truyền thống của người dân. (Sherry, E. E., 1999).

Shuchenmann 1999 đã đưa ra một ví dụ ở VQG Andringitra, là VQG thứ 14 của nước cộng hòa Madagascar. VQG là một vùng núi có mối liên hệ giữa các hệ sinh thái, sinh cảnh, đa dạng sinh học và cảnh quan cũng như di tích văn hóa. Việc xây dựng VQG đã làm giảm diện tích chăn thả gia súc, khai thác tài nguyên từ rừng phục hồi, gây ảnh hưởng lớn đến sinh kế của cộng đồng.

Một nghiên cứu của Oli Krishna Prasad 1999, tại KBT Chitwan ở Nepal đã cho thấy việc xây dựng KBT này đã thu hút được lượng khách du lịch rất lớn, nhất là du lịch sinh thái ở các vùng đệm. Với việc thu hút được lượng khách du lịch đến với VQG Chitwan, đã giúp người dân ở đây phát triển các hoạt động dịch vụ làm cho đời sống của họ ngày càng được nâng cao. Đồng thời để bảo vệ được KBT, chính phủ đã xây dựng quy chế quản lý trong đó đưa ra nghị định đảm bảo các quyền của người dân như: quyền chăn thả gia súc, khai thác tài nguyên từ rừng phục hồi để sử dụng tại chỗ, cho phép giữ gìn những tập quán truyền thống khác như có thể giữ gìn các điểm thờ cúng thần rừng, đổi lại người dân phải tham gia bảo vệ sự ổn định của các hệ sinh thái trong khu vực. Lợi ích của cộng đồng khi tham gia quản lý tài nguyên là khoảng 30% - 50% thu được từ du lịch hàng năm sẽ đầu tư trở lại cho các hoạt động phát triển kinh tế xã hội của cộng đồng.

1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Ở Việt Nam tình trạng nghèo đói của người dân trong và xung quanh các KBT là một thực tế của các vùng núi xa xôi hẻo lánh, thường có diện tích đất canh tác hẹp và ít có cơ hội tiếp cận với thị trường. Nhiều KBT của Việt Nam là nơi sinh sống của các dân tộc ít người, đa số họ đều đang sống trong tình trạng nghèo đói. Vì vậy, các cộng đồng này thường phụ thuộc nhiều vào các nguồn tài nguyên còn lại trong các KBT. Các KBT tự nó không phải là công cụ mạnh để giảm nghèo nhưng có thể mang lại nhiều lợi ích quan trọng giúp làm giảm mức độ nghèo khổ của các cộng đồng nghèo. Ví dụ nhiều vùng xa xôi hẻo lánh, các KBT cung cấp các cây thuốc, thường dưới dạng dùng trực tiếp, giữ vai trò như là “kho dự trữ thức ăn” khi thiếu đói (Báo cáo quốc gia của Việt Nam về các KBT và phát triển, 2003). Các KBT cung cấp nước sạch cho cộng đồng xung quanh và giúp cho việc kiểm soát lũ lụt ở hạ lưu. Các KBT là nơi bảo tồn văn hóa dân tộc thiểu số nhờ việc bảo vệ các khu rừng thiêng có ý nghĩa tôn giáo quan trọng.

Ở VQG Ba Vì tỉnh Hà Tây, có khoảng 2.000 người Dao thu hái cây thuốc trong và xung quanh vườn. các cây thuốc này được dùng cho gia đình và là nguồn thu nhập bổ sung cho người Dao sống chủ yếu nhờ sản xuất nông nghiệp. kiến thức về tác dụng điều trị bệnh của cây thuốc của người Dao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Người dân tộc Dao ở Ba Vì dựa vào việc thu hái bền vững cây thuốc để duy trì các hoạt động chữa bệnh truyền thống của mình và tạo thu nhập cho gia đình (Trần Văn Ơn, 2000).

Người dân địa phương thường chịu thiệt thòi khi KBT được thành lập nhưng nhận được ít lợi ích từ các KBT. Khi KBT được thành lập, người dân địa phương thường bị hạn chế hoặc không còn được sử dụng tài nguyên thiên nhiên trong các KBT mới này. Vì sự nghiệp bảo tồn, đôi khi các hoạt động phát triển đem lại lợi ích cho các cộng đồng sinh sống trong và bên cạnh các KBT bị hạn chế. Ví dụ, dự án xây dựng cơ sở hạ tầng cho cộng đồng của Ngân hàng thế giới mới đây, với kinh phí 123 triệu USD cung cấp các khoản vốn nhỏ để xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp (đường, cầu, bệnh xá, trường học, v.v ) cho 540 xã nghèo nhất ở Việt Nam. Tuy nhiên, 86 xã được lựa chọn nhưng do nằm trọn trong hoặc một phần bên trong các KBT nên đã không được đưa vào chương trình này để tránh các tác động xấu lên các KBT do cơ sở hạ tầng mới gây ra. (Báo cáo quốc gia của Việt Nam về các KBT và phát triển, 2003).

Việc xây dựng các KBT, cũng có tác động tích cực đến đời sống của người dân sống trong và xung quanh. Quyền sử dụng đất đã được trao cho các hộ sống trong vùng đệm của một số KBT. trong nhiều trường hợp, các hộ gia đình trong các vùng đệm này nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sớm hơn so với các cộng đồng bên cạnh. Đó là một lợi ích rõ ràng khi sống cạnh KBT. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giúp cho việc ổn định công tác quản lý đất đai trong vùng đệm của các KBT. Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng của Chính phủ cấp tiền khoán bảo vệ rừng cho các hộ sống trong vùng đệm. Nhiều hộ gia đình đã được lợi về tài chính từ các hợp đồng bảo vệ này và diện tích che phủ của một số khu vực đã tăng lên. (Báo cáo quốc gia của Việt Nam về các KBT và phát triển, 2003).

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng việc xây dựn

Phần bên dưới chỉ hiển thị một số trang ngẫu nhiên trong tài liệu. Bạn tải về để xem được bản đầy đủ

  • Tác động của việc xây dựng Khu bảo tồn Thiên nhiên Mường Nhé đến sinh kế của cộng đồng
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Tác động của việc xây dựng Khu bảo tồn Thiên nhiên Mường Nhé đến sinh kế của cộng đồng
  • Tác động của việc xây dựng Khu bảo tồn Thiên nhiên Mường Nhé đến sinh kế của cộng đồng
  • Tác động của việc xây dựng Khu bảo tồn Thiên nhiên Mường Nhé đến sinh kế của cộng đồng
  • Tác động của việc xây dựng Khu bảo tồn Thiên nhiên Mường Nhé đến sinh kế của cộng đồng
  • Tác động của việc xây dựng Khu bảo tồn Thiên nhiên Mường Nhé đến sinh kế của cộng đồng
  • Tác động của việc xây dựng Khu bảo tồn Thiên nhiên Mường Nhé đến sinh kế của cộng đồng
  • Tác động của việc xây dựng Khu bảo tồn Thiên nhiên Mường Nhé đến sinh kế của cộng đồng
  • Tác động của việc xây dựng Khu bảo tồn Thiên nhiên Mường Nhé đến sinh kế của cộng đồng
  • Tác động của việc xây dựng Khu bảo tồn Thiên nhiên Mường Nhé đến sinh kế của cộng đồng
  • Tác động của việc xây dựng Khu bảo tồn Thiên nhiên Mường Nhé đến sinh kế của cộng đồng
  • Tác động của việc xây dựng Khu bảo tồn Thiên nhiên Mường Nhé đến sinh kế của cộng đồng
  • Tác động của việc xây dựng Khu bảo tồn Thiên nhiên Mường Nhé đến sinh kế của cộng đồng
  • Tác động của việc xây dựng Khu bảo tồn Thiên nhiên Mường Nhé đến sinh kế của cộng đồng
  • Tác động của việc xây dựng Khu bảo tồn Thiên nhiên Mường Nhé đến sinh kế của cộng đồng
  • Tác động của việc xây dựng Khu bảo tồn Thiên nhiên Mường Nhé đến sinh kế của cộng đồng
  • Tác động của việc xây dựng Khu bảo tồn Thiên nhiên Mường Nhé đến sinh kế của cộng đồng
  • Tác động của việc xây dựng Khu bảo tồn Thiên nhiên Mường Nhé đến sinh kế của cộng đồng
  • Tác động của việc xây dựng Khu bảo tồn Thiên nhiên Mường Nhé đến sinh kế của cộng đồng
  • Tác động của việc xây dựng Khu bảo tồn Thiên nhiên Mường Nhé đến sinh kế của cộng đồng
  • Tác động của việc xây dựng Khu bảo tồn Thiên nhiên Mường Nhé đến sinh kế của cộng đồng
  • Tác động của việc xây dựng Khu bảo tồn Thiên nhiên Mường Nhé đến sinh kế của cộng đồng
  • Tác động của việc xây dựng Khu bảo tồn Thiên nhiên Mường Nhé đến sinh kế của cộng đồng
  • Tác động của việc xây dựng Khu bảo tồn Thiên nhiên Mường Nhé đến sinh kế của cộng đồng
  • Tác động của việc xây dựng Khu bảo tồn Thiên nhiên Mường Nhé đến sinh kế của cộng đồng

GỢI Ý

Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem

Quản lý và sử dụng đất ngập nước ven biển ...

Upload: sirnhphuong1987

📎
👁 Lượt xem: 474
Lượt tải: 17

Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học và đề xuất ...

Upload: langquenthangngay2003

📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 621
Lượt tải: 16

Nghiên cứu các giải pháp quản lý côn trùng ...

Upload: batdongsandk

📎 Số trang: 101
👁 Lượt xem: 365
Lượt tải: 16

Nghiên cứu sinh kế của hộ nông dân sau thu ...

Upload: namhoang34@gmail.com

📎 Số trang: 111
👁 Lượt xem: 380
Lượt tải: 11

Đánh giá hiện trạng và tác động của hoạt ...

Upload: ngophanhung

📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 1330
Lượt tải: 17

Xây dựng quy trình công nghệ sản xuất một số ...

Upload: hathurigmr

📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 1976
Lượt tải: 21

Nghiên cứu các giải pháp quản lý côn trùng ...

Upload: goniforth

📎 Số trang: 101
👁 Lượt xem: 512
Lượt tải: 16

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA BAP NAA VÀ BA DỊCH ...

Upload: thanhtamdt

📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 813
Lượt tải: 17

Khảo sát đánh giá tác động của nguồn nước ...

Upload: tranliethung

📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 525
Lượt tải: 16

Khảo sát đánh giá tác động của nguồn nước ...

Upload: vietplusthuy

📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 581
Lượt tải: 16

Thu thập tài liệu về biến đổi khí hậu toàn ...

Upload: thuonggiathanhrome

📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 400
Lượt tải: 19

Tác động của chế phẩm sinh học lên môi ...

Upload: dhanhkhoace

📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 507
Lượt tải: 16

QUAN TÂM

Những tài liệu bạn đã xem

Tác động của việc xây dựng Khu bảo tồn Thiên ...

Upload: zxcvbnm_319

📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 583
Lượt tải: 17

CHUYÊN MỤC

Nông Lâm nghiệp
Tác động của việc xây dựng Khu bảo tồn Thiên nhiên Mường Nhé đến sinh kế của cộng đồng Đề tài : Tác động của việc xây dựng Khu bảo tồn Thiên nhiên Mường Nhé đến sinh kế của cộng đồng[FONT="Times New Roman"] ĐẶT VẤN ĐỀ 1.Sự cần thiết Để hạn chế suy thoái tài nguyên nhiên, bảo tồn loài, quần thể và quần xã, hệ sinh thái cho thế hệ mai doc Đăng bởi
5 stars - 226719 reviews
Thông tin tài liệu 54 trang Đăng bởi: zxcvbnm_319 - 19/03/2025 Ngôn ngữ: Việt nam, English
5 stars - "Tài liệu tốt" by , Written on 19/03/2025 Tôi thấy tài liệu này rất chất lượng, đã giúp ích cho tôi rất nhiều. Chia sẻ thông tin với tôi nếu bạn quan tâm đến tài liệu: Tác động của việc xây dựng Khu bảo tồn Thiên nhiên Mường Nhé đến sinh kế của cộng đồng