Mã tài liệu: 643329
Số trang: 111
Định dạng: doc
Dung lượng file: 2,586 Kb
Chuyên mục: Nông Lâm nghiệp
Luận văn dài 115 trang: Nghiên cứu sinh kế của hộ nông dân sau thu hồi đất sản xuất nông nghiệp để xây dựng khu công nghiệp tại xã Đông Mỹ - thành phố Thái Bình - tỉnh Thái Bình 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Nước ta là một nước nông nghiệp với hơn 70% dân số sống ở nông thôn và gần 70% lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Khu vực nông thôn có 13 triệu hộ trong đó có khoảng 11 triệu hộ chuyên sản xuất nông nghiệp. Vì thế đảm bảo sinh kế bền vững cho hộ nông dân là vấn đề được quan tâm nhiều trong nông thôn khi mà hiện nay quá trình CNH - HĐH ngày càng diễn ra với tốc độ nhanh chóng. Ngay từ Đại hội Đảng VI (1986) Đảng và nhà nước ta đã chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, trong đó chú trọng phát triển công nghiệp. Đến nay Việt Nam đã có khoảng trên 150 KCN tập trung với diện tích đất tự nhiên vào khoảng 30.000ha ở 45 tỉnh thành trong cả nước, thu hút hàng nghìn dự án với tổng số vốn đầu tư lên đến hàng trăm nghìn tỷ đồng. Quá trình phát triển KCN đã mang lại nhiều kết quả tốt, giúp nhiều địa phương có điều kiện phát triển công nghiệp, dịch vụ. Tuy nhiên cùng với đó là việc thu hồi đất sản xuất đã có tác động đến đời sống của hàng ngàn hộ gia đình. Các hộ bị thu hồi đất phần lớn là những hộ sản xuất nông nghiệp. Sau khi bị thu hồi đất, có nhiều hộ đã được tạo điều kiện chuyển đổi sang các ngành nghề khác, nhưng cũng có rất nhiều hộ phải đối mặt với mất việc làm. Hàng năm có khoảng 50 – 60 nghìn ha đất nông nghiệp được chuyển sang mục đích phi nông nghiệp, tương ứng với khoảng 1.5 lao động/hộ bị mất việc làm.Việc thu hồi đất không chỉ làm các hộ nông dân mất đi tài sản sinh kế đặc biệt quan trọng là đất đai mà còn làm mất đi địa vị, các cơ hội, nguồn thực phẩm, thu nhập của hộ gia đình và cộng đồng, gây ra sự xáo trộn xã hội. Không còn hoặc còn rất ít đất sản xuất nông nghiệp, nông dân phải tìm cách kiếm sống mới. Với trình độ dân trí có hạn, quen lao động chân tay, người nông dân đã xoay xở như thế nào với cuộc sống mới? Có nhiều người phải đổ ra thành thị để kiếm việc làm và đối mặt với rủi ro của cuộc sống nơi đô thị, một số ít lao động trẻ được tuyển dụng vào làm việc trong khu công nghiệp, một số lao động tìm kiếm việc làm tại các địa phương khác hoặc mở các dịch vụ (mở quán nước, xây dựng nhà ở cho thuê .). Bên cạnh đó những nông dân không bị thu hồi đất cũng bị tác động đến sản xuất của mình, một phần lao động trong gia đình chuyển sang làm việc trong nhà máy hoặc dịch vụ trong khu công nghiệp. Đảng và nhà nước ta cũng đã có nhiều biện pháp tác động nhằm ổn định đời sống cho người dân sau khi bị thu hồi đất như: Chính sách định cư, chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, chuyển đổi nghề Mặc dù thế vấn đề sinh kế của người dân mất đất sản xuất nông nghiệp còn gặp rất nhiều khó khăn. Như vậy, cùng với tốc độ hình thành các KCN thì số lao động nông nghiệp không còn đất sản xuất nông nghiệp hoặc còn quá ít đất sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng lên, trong số đó một số đã thích nghi được với điều kiện mới và đã tìm được việc làm đảm bảo cho cuộc sống, xây dựng mô hình sinh kế phù hợp với điều kiện của hộ, tăng thu nhập, song nhiều hộ lại vẫn đang thiếu việc làm, rất cần sự trợ giúp của các cấp, ngành và của địa phương để họ ổn định với cuộc sống mới. Xã Đông Mỹ là một xã nằm ven trung tâm thành phố Thái Bình - tỉnh Thái Bình, có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội. Theo quy hoạch của tỉnh Thái Bình năm 2007 đã thu hồi gần 14ha đất nông nghiệp của xã để xây dựng khu công nghiệp Gia Lễ. Gần 140 hộ nông dân bị thu hồi đất sản xuất. Có nhiều lao động được nhận vào làm việc trong nhà máy thuộc khu công nghiệp và cũng có nhiều lao động chỉ có việc làm tạm thời hoặc rơi vào cảnh thiếu việc làm. Họ phải đi làm thuê để kiếm sống hoặc mở quán nước. Nhìn chung đời sống của họ cũng còn nhiều khó khăn. Vấn đề đặt ra là sau khi mất đất sinh kế của các hộ dân thay đổi như thế nào? Có đảm bảo cho cuộc sống hiện tại của họ hay không? Mức sống của họ thay đổi ra sao? Làm sao để ổn định đời sống, đảm bảo an sinh xã hội cho họ? Để trả lời những câu hỏi này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu sinh kế của hộ nông dân sau thu hồi đất sản xuất nông nghiệp để xây dựng khu công nghiệp tại xã Đông Mỹ - thành phố Thái Bình - tỉnh Thái Bình” 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Nghiên cứu sinh kế của hộ nông dân sau thu hồi đất sản xuất nông nghiệp để xây dựng khu công nghiệp, đề xuất một số giải pháp nhằm đảm bảo sinh kế cho hộ nông dân xã Đông Mỹ - thành phố Thái Bình - tỉnh Thái Bình. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hoá lý luận và thực tiễn về sinh kế của hộ nông dân sau thu hồi đất để xây dựng KCN. - Đánh giá thực trạng sinh kế và kết quả sinh kế sau thu hồi đất của hộ nông dân xã Đông Mỹ - thành phố Thái Bình - tỉnh Thái Bình. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm đảm bảo sinh kế cho hộ nông dân sau thu hồi đất. 1.3 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hộ nông dân, nguồn lực sinh kế, các hoạt động tạo thu nhập, sự chuyển đổi nghề nghiệp sau khi mất ruộng, thu nhập và đời sống của các hộ dân xã Đông Mỹ sau thu hồi đất. 1.4 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình sinh kế của hộ nông dân sau thu hồi đất sản xuất cho xây dựng khu công nghiệp tại xã Đông Mỹ. Phân tích quá trình thay đổi sinh kế và các yếu tố ảnh hưởng tới sinh kế của người dân trong xã, từ đó đề xuất những giải pháp khắc phục và phát triển kinh tế hộ. - Phạm vi về không gian: Đề tài được nghiên cứu tại xã Đông Mỹ, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình. - Phạm vi về thời gian: + Số liệu được thu thập qua 3 năm (2006 - 2008). + Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 08/01/2009 đến ngày 22/5/2009. PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 2.1 Cơ sở lý luận 2.1.1 Khái niệm về khu công nghiệp Có nhiều khái niệm về khu công nghiệp, tuy nhiên có thể liệt kê một số khái niệm sau: KCN: là khu vực tập trung nhiều doanh nghiệp và cả xí nghiệp công nghiệp, doanh nghiệp phục vụ sản xuất và doanh nghiệp phục vụ khác. Có ranh giới địa lý xác định. Các doanh nghiệp trong KCN cùng xây dựng một hệ thống kỹ thuật hạ tầng và hạ tầng xã hội. KCN tập trung là một khu vực được xây dựng cho các xí nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ. Trong đó có sẵn các khu nhà máy cũng như các dịch vụ và tiện nghi cho những người làm việc trong KCN sinh sống. Chức năng chủ yếu của KCN là sản xuất và cung cấp dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất. Trong những trường hợp cụ thể KCN có thể có khu dịch vụ công cộng, khu nhà ở trong KCN có thể có khu chế xuất, khu kỹ thuật cao. Các KCN ở Việt Nam do Chính phủ quyết định thành lập và quản lý phát triển theo một quy chế riêng. Có nhiều khái niệm về KCN - KCN là khu vực lãnh thổ rộng có nền tảng là sản xuất công nghiệp, đan xen với nhiều hoạt động dịch vụ, kể cả dịch vụ sản xuất công nghiệp, dịch vụ sinh hoạt, vui chơi giải trí, khu thương mại, văn phòng, nhà ở Thực chất mô hình này là khu hành chính kinh tế đặc biệt như KCN Bata (Indonexia), các khu công viên công cộng ở khu vực lãnh thổ Đài Loan và một số nước Tây Âu. - KCN là khu tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có cư dân sinh sống, do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. Trong KCN có thể có doanh nghiệp chế xuất (theo quy chế KCN, ban hành theo quyết định 36/CP ngày 24/04/1997). Như vậy KCN là một khu vực lãnh thổ hữu hạn được phân cách trong đường bao hữu hình hoặc vô hình. Được phân bổ tập trung với hạt nhân là doanh nghiệp sản xuất công nghiệp (hay tiêu dùng, công nghệ chế biến, tư liệu sản xuất) và hệ thống doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ với doanh nghiệp dịch vụ cho sản xuất công nghiệp. Các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và dịch vụ cho sản xuất công nghiệp sử dụng hạ tầng kỹ thuật và xã hội theo cơ chế tổ chức quản lý thống nhất của Ban quản lý KCN. Trong KCN có doanh nghiệp xây dựng KCN, có trách nhiệm đảm bảo hạ tầng kỹ thuật và xã hội của cả khu trong thời gian tồn tại KCN. Nguồn nhân lực chủ yếu là lao động trong nước và tại chỗ. Được quản lý trực tiếp của Chính phủ (từ quyết định thành lập, quy hoạch tổng thể, khung điều lệ mẫu, kiểm tra, kiểm soát ). * Vai trò của xây dựng KCN + Thu hút vốn đầu tư trên quy mô lớn và phát triển kinh tế. + Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu. + Tạo nhiều việc làm cho lao động. Trong khi các nước đang phát triển dư thừa sức lao động thì tình trạng khan hiếm nguồn lao động và giá nhân công cao ở các nước tư bản phát triển đặt các nước này trước sự lựa chọn sử dụng lao động dồi dào ở các nước đang phát triển. Thực tiễn cho thấy, KCN là công cụ hữu hiệu thực hiện chiến lược lâu dài về tạo việc làm và chuyển đổi cơ cấu lao động cũng như sử dụng lao động một cách hiệu quả nhất ở các nước đang phát triển. + Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật. + Chuyển giao công nghệ mới. Nhờ đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất sẽ nâng cao trình độ cũng như tay nghề cho công nhân, cán bộ kỹ thuật, và như vậy sẽ có một lực lượng lao động có tay nghề cao trong sản xuất. + Phát triển hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ đảm bảo sự phát triển kinh tế xã hội trong vùng + Kiểm soát được vấn đề ô nhiễm môi trường. Do tập trung các cơ sở sản xuất nên có điều kiện thuận lợi trong việc kiểm soát xử lý chất thải và bảo vệ môi trường. KCN là địa điểm tốt nhất để di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm từ các đô thị, thành phố lớn, phục vụ mục tiêu phát triển công nghiệp bền vững. + Là hạt nhân thúc đẩy phát triển kinh tế vùng, lãnh thổ, đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá. Xây dựng KCN là nhân tố thúc đẩy tốc độ đô thị hoá và tác động lan toả tích cực trong việc CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn. + KCN còn có vai trò quan trọng trong chính sách đối ngoại của các quốc gia. KCN là nơi thử nghiệm chính sách kinh tế mới đặc biệt là chính sách kinh tế đối ngoại. KCN luôn đi đầu trong việc phát triển chính sách kinh tế đối ngoại và của toàn bộ nền kinh tế. + KCN đóng vai trò tiên phong trong sự phát triển kinh tế quốc dân. KCN sẽ là đầu tầu tăng trưởng kinh tế, kéo theo sự phát triển ở những vùng lân cận và những vùng khác của đất nước. * Một số mô hình công nghiệp khác: KCN địa phương, khu TTCN, KCN (nông – lâm – ngư nghiệp) là các khu sản xuất gắn với địa phương có các nghề TTCN, nghề truyền thống, sản xuất sản phẩm nông – lâm – ngư nghiệp kết hợp với dịch vụ kinh doanh du lịch Đặc điểm cơ cấu sản xuất của các KCN này chủ yếu dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ gắn với vùng dân cư có các nghề nghiệp truyền thống, TTCN và các lợi thế về nông – lâm – ngư nghiệp (cây trồng, chăn nuôi, chế biến). * Tác động của KCN Tác động tích cực: + KCN vừa khai thác lợi thế của vùng, vừa tránh được đầu tư phân tán, phát huy được hiệu quả của vốn đầu tư xây dựng CSHT. + Sự có mặt của KCN góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong vùng, giảm khoảng cách giữa các vùng nông thôn và thành thị, góp phần đẩy mạnh CNH – HĐH đất nước. + Thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài. KCN là nơi du nhập kỹ thuật, công nghệ tiên tiến và học tập kinh nghiệm quản lý của các công ty tư bản nước ngoài. Hình thành đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật có trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới cũng như trình độ quản lý phù hợp với cơ chế mới và phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. + Cung cấp hàng hóa cho thị trường nội địa và một phần xuất khẩu ra nước ngoài. + KCN tạo thêm nhiều ngành nghề, dịch vụ phát triển từ đó giải quyết việc làm cho một lực luợng lớn lao động tại chỗ cũng như trong vùng. Bên cạnh đó cũng kích thích các ngành nghề truyền thống ở địa phương phát triển do nguời dân không còn đất sản xuất. + KCN phát triển người dân trong vùng có cơ hội kinh doanh các loại hình dịch vụ để tăng thu nhập. + KCN góp phần nâng cao đời sống kinh tế - xã hội ở địa phương có KCN, CSHT của địa phương phát triển, cơ sở vật chất của hộ cũng được tăng thêm nhờ số tiền đền bù. Chuyển dịch nguồn lực lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Xem thêm: http://www.kilobooks.com/nghien-cuu-sinh-ke-cua-ho-nong-dan-sau-thu-hoi-dat-san-xuat-nong-nghiep-de-xay-dung-khu-cong-nghiep-tai-xa-dong-my-thanh-pho-thai-binh-tinh-thai-binh-18535#ixzz37RmtLExi Follow us: kilobooks.vn on Facebook
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 532
⬇ Lượt tải: 2
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 1443
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 434
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 552
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 475
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 521
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 474
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 451
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 145
👁 Lượt xem: 497
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 130
👁 Lượt xem: 549
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 524
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 675
⬇ Lượt tải: 21
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 111
👁 Lượt xem: 378
⬇ Lượt tải: 11